“Chốt” danh sách trả lời chất vấn trước Quốc hội
4 thành viên Chính phủ và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân <br/>Tối cao sẽ trả lời chất vấn từ chiều 12/6
Theo kết quả từ cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 8/6, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son sẽ không trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.
Như vậy, cùng với Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 4 vị sẽ đăng đàn gồm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Trao đổi với báo chí sáng cùng ngày, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong danh sách dự kiến gửi xin ý kiến đại biểu thì Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cùng với Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình nhận được ít đề nghị chất vấn của các vị đại biểu. Và chọn ai để chất vấn là quyền của đại biểu.
Tuy nhiên, một số vị đại biểu cũng cho biết, danh sách dự kiến chỉ đưa ra 5 vị để chọn 4, và vì phiếu xin ý kiến không có mục để đề xuất thêm nên sợ ghi tên người ngoài dự kiến sẽ “không hợp lệ”.
Song, theo điều hành hiện nay, mỗi phiên chất vấn, bên cạnh “nhân vật chính” đều có các vị bộ trưởng, trưởng ngành khác sẵn sàng tham gia giải trình thêm để làm rõ những vấn đề có liên quan. Nên tất cả các vị bộ trưởng ít nhiều đều có sự chuẩn bị cho nội dung rất quan trọng này.
Theo dự kiến, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son sẽ là một trong ba vị ở hàng ghế “dự bị” trong phiên chất vấn Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh.
Vào tuần sau, bắt đầu từ chiều 12/6, sau khi kết thúc phần lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội sẽ tiến hành các phiên chất vấn và trả lời chất vấn cho đến hết ngày 14/6.
Nằm trong nhóm vấn đề được dự kiến sẽ chất vấn có biện pháp khắc phục, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tăng xuất khẩu nông sản, chương trình xây dựng nông thôn mới, giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2011-2015…
Bên cạnh đó là các vấn đề xung quanh việc tăng cường quản lý nhà nước để tạo sự chuyển biến về văn hóa, tạo động lực phát triển đất nước, khắc phục những tồn tại về sự “xuống cấp” đạo đức, văn hóa trong xã hội, tình hình thực hiện Nghị quyết số 37 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm gắn liền với trách nhiệm của ngành….
Như vậy, cùng với Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 4 vị sẽ đăng đàn gồm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Trao đổi với báo chí sáng cùng ngày, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong danh sách dự kiến gửi xin ý kiến đại biểu thì Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cùng với Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình nhận được ít đề nghị chất vấn của các vị đại biểu. Và chọn ai để chất vấn là quyền của đại biểu.
Tuy nhiên, một số vị đại biểu cũng cho biết, danh sách dự kiến chỉ đưa ra 5 vị để chọn 4, và vì phiếu xin ý kiến không có mục để đề xuất thêm nên sợ ghi tên người ngoài dự kiến sẽ “không hợp lệ”.
Song, theo điều hành hiện nay, mỗi phiên chất vấn, bên cạnh “nhân vật chính” đều có các vị bộ trưởng, trưởng ngành khác sẵn sàng tham gia giải trình thêm để làm rõ những vấn đề có liên quan. Nên tất cả các vị bộ trưởng ít nhiều đều có sự chuẩn bị cho nội dung rất quan trọng này.
Theo dự kiến, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son sẽ là một trong ba vị ở hàng ghế “dự bị” trong phiên chất vấn Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh.
Vào tuần sau, bắt đầu từ chiều 12/6, sau khi kết thúc phần lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội sẽ tiến hành các phiên chất vấn và trả lời chất vấn cho đến hết ngày 14/6.
Nằm trong nhóm vấn đề được dự kiến sẽ chất vấn có biện pháp khắc phục, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tăng xuất khẩu nông sản, chương trình xây dựng nông thôn mới, giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2011-2015…
Bên cạnh đó là các vấn đề xung quanh việc tăng cường quản lý nhà nước để tạo sự chuyển biến về văn hóa, tạo động lực phát triển đất nước, khắc phục những tồn tại về sự “xuống cấp” đạo đức, văn hóa trong xã hội, tình hình thực hiện Nghị quyết số 37 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm gắn liền với trách nhiệm của ngành….