Chính phủ bảo lưu đề nghị miễn giảm thuế thu nhập cá nhân
Theo phương án của Chính phủ, số lượng đối tượng được hưởng miễn giảm thuế là rất lớn
Chính sách “khoan sức dân” đã được Chính phủ cụ thể hóa, qua tờ trình được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc trình bày tại phiên họp Quốc hội, chiều 20/5.
Miễn giảm thuế thu nhập cá nhân là một trong những đề nghị nằm trong chính sách này. Mặc dù không nhận được sự đồng tình cao của cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Chính phủ vẫn giữ nguyên phương án như đã đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trước đó.
Miễn thuế để góp phần chặn suy giảm
Mục đích của việc miễn giảm thuế thu nhập cá nhân theo Chính phủ, nhằm góp phần kích cầu tiêu dùng, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội.
Việc miễn giảm này cũng đảm bảo tính khả thi, ưu đãi với cá nhân có thu nhập thấp hơn, động viên hợp lý đối với những đối tượng có thu nhập cao hơn cho ngân sách Nhà nước.
Về phương án cụ thể, Chính phủ đề xuất miễn toàn bộ số thuế thu nhập cá nhân đã được giãn trong 6 tháng đầu năm 2009.
Từ ngày 1/7/2009 thực hiện miễn thuế thu nhập cá nhân đến hết năm 2010 đối với cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền, nhượng quyền thương mại).
Theo Chính phủ, việc miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn là giải pháp hỗ trợ của nhà nước, là sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ đối với sự phát triển của thị trường; qua đó sẽ tạo tâm lý phấn khởi và niềm tin cho các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư vốn và đầu tư chứng khoán, tạo điều kiện cho Nhà nước và các doanh nghiệp huy động vốn, góp phần thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Miễn thuế đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại sẽ góp phần thúc đẩy việc chuyển giao, ứng dụng các tiến độ khoa học, kỹ thuật và quyền thương mại vào sản xuất, kinh doanh, sẽ giảm được chi phí, qua đó góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh phát triển.
Đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương tiền công của cá nhân cư trú, Chính phủ đề nghị cho giảm thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1/7/2009 đến hết năm 2009 với mức thống nhất là 200.000 đồng/tháng; cá nhân có số thuế phải nộp cao hơn 200.000 đồng/tháng phải nộp phần thuế cao hơn vào ngân sách Nhà nước (đối với các đối tượng này 6 tháng đầu năm cũng đã được giảm với số thuế lớn, tương ứng với 50% số thuế phải nộp).
Chính phủ cho rằng, thực hiện giảm thuế như trên về cơ bản phần lớn cán bộ, công chức nhà nước, người lao động trong các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh có thu nhập ở mức trung bình đều thuộc đối tượng được miễn thuế. Qua đó thể hiện sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ đối với đông đảo người lao động, người sản xuất kinh doanh; do số lượng người lao động, người sản xuất kinh doanh được miễn thuế rất lớn (khoảng 2 triệu người) tác động về kích cầu sẽ lớn hơn, đồng thời vẫn động viên hợp lý vào thu nhập của những đối tượng nộp thuế có mức thu nhập cao, góp phần giải quyết những khó khăn chung,
Cũng theo phương án của Chính phủ, sẽ thực hiện thu thuế đối với các cá nhân cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, nhận thừa kế, quà tặng; và cá nhân không cư trú đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, nhận thừa kế, quà tặng.
Lý do đưa ra, đây là những khoản thu nhập không thường xuyên, việc thu thuế được thực hiện theo từng lần phát sinh thu nhập.
Nếu thực hiện theo phương án này, dự kiến số thu ngân sách Nhà nước năm 2009 sẽ giảm khoảng 6.500 - 6.800 tỷ đồng, bằng 45% so với dự toán (14.500 tỷ đồng). Theo Chính phủ, điều này tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh, đầu tư, góp phần ổn định xã hội do số lượng đối tượng được hưởng miễn giảm thuế là rất lớn.
“Không mang ý nghĩa giải quyết khó khăn”
Nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc miễn toàn bộ số thuế thu nhập cá nhân đã giãn nộp trong 6 tháng đầu năm, song Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng giữ nguyên quan điểm về phương án tiếp tục miễn, giảm thuế cho 6 tháng cuối năm 2009.
Đa số ý kiến trong ủy ban này đồng tình với việc miễn thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn và chuyển nhượng vốn đến hết năm 2009 và không nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc tiếp tục miễn, giảm thuế cho 6 tháng cuối năm 2009 cho các trường hợp khác.
Trường hợp thực sự cần thiết phải tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân do nền kinh tế chưa phục hồi, suy giảm kéo dài sang năm 2010 thì Chính phủ trình Quốc hội khóa 12, tại kỳ họp thứ 6 quyết định vấn đề miễn giảm thuế thu nhập cá nhân khi xem xét dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010.
Việc không đồng tình này được giải thích, Luật thuế Thu nhập cá nhân quy định ngưỡng thu nhập chịu thuế. Những cá nhân có thu nhập từ trên 4 triệu đồng/tháng trở lên sau khi đã được giảm trừ gia cảnh, mới phải nộp thuế. Cá nhân có thu nhập đến ngưỡng nộp thuế là nghĩa là người đó có đủ khả năng nộp thuế.
Đối với đa số cán bộ, công chức nhà nước, người làm công, ăn lương có thu nhập ở mức trung bình khá, sau khi được chiết trừ gia cảnh đều không phải nộp thuế. Trên thực tế, ở Việt Nam, những đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân là người có thu nhập cao.
Hơn nữa, số lượng người phải nộp thuế thu nhập cá nhân không nhiều (khoảng 300.000 người). Vì vậy, việc giảm thuế thu nhập cá nhân không mang ý nghĩa giải quyết khó khăn cho đối tượng phải nộp thuế, không mang ý nghĩa xã hội cao. Ngược lại, biện pháp này sẽ không thực hiện được mục tiêu phân phối lại thu nhập cho người nghèo.
Cũng theo ủy ban này, việc miễn số thuế đã giãn trong 6 tháng đầu năm có nghĩa là đã giảm 50% số thuế phải nộp cả năm cho các đối tượng được giãn nộp thuế; nếu tiếp tục giảm thuế cho 6 tháng cuối năm có nghĩa là tỷ lệ này cao hơn so với mức 50% và sẽ không tương thích với các loại thuế được miễn, giảm như thuế giá trị gia tăng giảm 50%, thuế thu nhập doanh nghiệp 30% .
Việc miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân trong một thời gian dài sẽ không bảo đảm tính hiệu lực và nghiêm minh trong việc thực thi luật đã được Quốc hội ban hành, tạo tiền lệ không tốt trong việc thực hiện trách nhiệm tổ chức thi hành luật của Chính phủ.
Tuy nhiên, có ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách đồng tình với phương án của Chính phủ và cho rằng trong điều kiện hiện nay, việc tiếp tục miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân vẫn cần thiết, góp phần cùng các biện pháp khác khuyến khích đầu tư, kích cầu; nhằm đồng bộ với việc miễn, giảm các loại thuế khác (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp).
Có ý kiến đề nghị Chính phủ lưu ý đến miễn giảm thuế thu nhập cá nhân cho gần 2 triệu hộ kinh doanh, vì các hộ kinh doanh này bảo đảm công ăn, việc làm cho một số lượng lớn lao động của xã hội. Số thu từ thuế thu nhập cá nhân không nhiều so với tổng chi kích cầu của Chính phủ. Vì vậy, đề nghị thực hiện miễn thuế thu nhập cá nhân cho mọi đối tượng (trừ đối tượng không cư trú) đến hến năm 2009 và thực thi đầy đủ các quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1/1/2010.
Miễn giảm thuế thu nhập cá nhân là một trong những đề nghị nằm trong chính sách này. Mặc dù không nhận được sự đồng tình cao của cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Chính phủ vẫn giữ nguyên phương án như đã đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trước đó.
Miễn thuế để góp phần chặn suy giảm
Mục đích của việc miễn giảm thuế thu nhập cá nhân theo Chính phủ, nhằm góp phần kích cầu tiêu dùng, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội.
Việc miễn giảm này cũng đảm bảo tính khả thi, ưu đãi với cá nhân có thu nhập thấp hơn, động viên hợp lý đối với những đối tượng có thu nhập cao hơn cho ngân sách Nhà nước.
Về phương án cụ thể, Chính phủ đề xuất miễn toàn bộ số thuế thu nhập cá nhân đã được giãn trong 6 tháng đầu năm 2009.
Từ ngày 1/7/2009 thực hiện miễn thuế thu nhập cá nhân đến hết năm 2010 đối với cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền, nhượng quyền thương mại).
Theo Chính phủ, việc miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn là giải pháp hỗ trợ của nhà nước, là sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ đối với sự phát triển của thị trường; qua đó sẽ tạo tâm lý phấn khởi và niềm tin cho các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư vốn và đầu tư chứng khoán, tạo điều kiện cho Nhà nước và các doanh nghiệp huy động vốn, góp phần thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Miễn thuế đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại sẽ góp phần thúc đẩy việc chuyển giao, ứng dụng các tiến độ khoa học, kỹ thuật và quyền thương mại vào sản xuất, kinh doanh, sẽ giảm được chi phí, qua đó góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh phát triển.
Đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương tiền công của cá nhân cư trú, Chính phủ đề nghị cho giảm thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1/7/2009 đến hết năm 2009 với mức thống nhất là 200.000 đồng/tháng; cá nhân có số thuế phải nộp cao hơn 200.000 đồng/tháng phải nộp phần thuế cao hơn vào ngân sách Nhà nước (đối với các đối tượng này 6 tháng đầu năm cũng đã được giảm với số thuế lớn, tương ứng với 50% số thuế phải nộp).
Chính phủ cho rằng, thực hiện giảm thuế như trên về cơ bản phần lớn cán bộ, công chức nhà nước, người lao động trong các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh có thu nhập ở mức trung bình đều thuộc đối tượng được miễn thuế. Qua đó thể hiện sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ đối với đông đảo người lao động, người sản xuất kinh doanh; do số lượng người lao động, người sản xuất kinh doanh được miễn thuế rất lớn (khoảng 2 triệu người) tác động về kích cầu sẽ lớn hơn, đồng thời vẫn động viên hợp lý vào thu nhập của những đối tượng nộp thuế có mức thu nhập cao, góp phần giải quyết những khó khăn chung,
Cũng theo phương án của Chính phủ, sẽ thực hiện thu thuế đối với các cá nhân cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, nhận thừa kế, quà tặng; và cá nhân không cư trú đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, nhận thừa kế, quà tặng.
Lý do đưa ra, đây là những khoản thu nhập không thường xuyên, việc thu thuế được thực hiện theo từng lần phát sinh thu nhập.
Nếu thực hiện theo phương án này, dự kiến số thu ngân sách Nhà nước năm 2009 sẽ giảm khoảng 6.500 - 6.800 tỷ đồng, bằng 45% so với dự toán (14.500 tỷ đồng). Theo Chính phủ, điều này tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh, đầu tư, góp phần ổn định xã hội do số lượng đối tượng được hưởng miễn giảm thuế là rất lớn.
“Không mang ý nghĩa giải quyết khó khăn”
Nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc miễn toàn bộ số thuế thu nhập cá nhân đã giãn nộp trong 6 tháng đầu năm, song Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng giữ nguyên quan điểm về phương án tiếp tục miễn, giảm thuế cho 6 tháng cuối năm 2009.
Đa số ý kiến trong ủy ban này đồng tình với việc miễn thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn và chuyển nhượng vốn đến hết năm 2009 và không nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc tiếp tục miễn, giảm thuế cho 6 tháng cuối năm 2009 cho các trường hợp khác.
Trường hợp thực sự cần thiết phải tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân do nền kinh tế chưa phục hồi, suy giảm kéo dài sang năm 2010 thì Chính phủ trình Quốc hội khóa 12, tại kỳ họp thứ 6 quyết định vấn đề miễn giảm thuế thu nhập cá nhân khi xem xét dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010.
Việc không đồng tình này được giải thích, Luật thuế Thu nhập cá nhân quy định ngưỡng thu nhập chịu thuế. Những cá nhân có thu nhập từ trên 4 triệu đồng/tháng trở lên sau khi đã được giảm trừ gia cảnh, mới phải nộp thuế. Cá nhân có thu nhập đến ngưỡng nộp thuế là nghĩa là người đó có đủ khả năng nộp thuế.
Đối với đa số cán bộ, công chức nhà nước, người làm công, ăn lương có thu nhập ở mức trung bình khá, sau khi được chiết trừ gia cảnh đều không phải nộp thuế. Trên thực tế, ở Việt Nam, những đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân là người có thu nhập cao.
Hơn nữa, số lượng người phải nộp thuế thu nhập cá nhân không nhiều (khoảng 300.000 người). Vì vậy, việc giảm thuế thu nhập cá nhân không mang ý nghĩa giải quyết khó khăn cho đối tượng phải nộp thuế, không mang ý nghĩa xã hội cao. Ngược lại, biện pháp này sẽ không thực hiện được mục tiêu phân phối lại thu nhập cho người nghèo.
Cũng theo ủy ban này, việc miễn số thuế đã giãn trong 6 tháng đầu năm có nghĩa là đã giảm 50% số thuế phải nộp cả năm cho các đối tượng được giãn nộp thuế; nếu tiếp tục giảm thuế cho 6 tháng cuối năm có nghĩa là tỷ lệ này cao hơn so với mức 50% và sẽ không tương thích với các loại thuế được miễn, giảm như thuế giá trị gia tăng giảm 50%, thuế thu nhập doanh nghiệp 30% .
Việc miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân trong một thời gian dài sẽ không bảo đảm tính hiệu lực và nghiêm minh trong việc thực thi luật đã được Quốc hội ban hành, tạo tiền lệ không tốt trong việc thực hiện trách nhiệm tổ chức thi hành luật của Chính phủ.
Tuy nhiên, có ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách đồng tình với phương án của Chính phủ và cho rằng trong điều kiện hiện nay, việc tiếp tục miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân vẫn cần thiết, góp phần cùng các biện pháp khác khuyến khích đầu tư, kích cầu; nhằm đồng bộ với việc miễn, giảm các loại thuế khác (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp).
Có ý kiến đề nghị Chính phủ lưu ý đến miễn giảm thuế thu nhập cá nhân cho gần 2 triệu hộ kinh doanh, vì các hộ kinh doanh này bảo đảm công ăn, việc làm cho một số lượng lớn lao động của xã hội. Số thu từ thuế thu nhập cá nhân không nhiều so với tổng chi kích cầu của Chính phủ. Vì vậy, đề nghị thực hiện miễn thuế thu nhập cá nhân cho mọi đối tượng (trừ đối tượng không cư trú) đến hến năm 2009 và thực thi đầy đủ các quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1/1/2010.