Chính phủ điện tử chưa "điện tử" mấy!
Việc xuất hiện các website, hoặc cổng thông tin điện tử tại một số địa phương, bộ ngành chủ yếu là “diễn” về mặt hình thức
Chẳng ai muốn chờ chực nơi “cửa quan” để giải quyết hồ sơ. Nếu có dịch vụ của chính phủ điện tử, chỉ cần đăng ký trực tuyến, mọi thứ sẽ được giải quyết.
Tiện lợi, nhưng đa số người dân chưa được thụ hưởng những tiện ích này, dù mô hình chính phủ điện tử đã được nói đến cách đây ba, bốn năm trước
Cấp độ: hiện diện
Theo mô hình “tiến hoá” của chính phủ điện tử sẽ có bốn cấp độ: hiện diện, tương tác, giao dịch, tích hợp. Đối chiếu với mô hình trên, chính phủ điện tử Việt Nam đang chủ yếu ở cấp độ một (hiện diện).
Mức độ này được minh chứng bằng con số: 20/22 bộ và 59/63 tỉnh, thành phố đã có trang thông tin điện tử, hoặc cổng thông tin điện tử để cung cấp thông tin và dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Nhưng việc xuất hiện các website, hoặc cổng thông tin điện tử tại một số địa phương, bộ ngành chủ yếu là “diễn” về mặt hình thức, trong khi nội dung thông tin và những dịch vụ công vẫn đang chờ thử nghiệm, hoặc chưa có hiệu lực.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đã có nhiều địa phương như Tp.HCM, Hà Nội, Lào Cai… đang chuyển mô hình chính phủ điện tử sang cấp độ hai, cấp độ ba bằng việc cung cấp những dịch vụ công cần thiết như đăng ký kinh doanh mới, hoặc ngưng kinh doanh, đăng ký lao động, đăng ký văn hoá, cấp bản sao hộ tịch và chứng minh nhân dân…
Dù chưa đồng bộ, nhưng Tp.HCM là một trong rất ít địa phương đã triển khai mô hình chính phủ điện tử đạt đến cấp độ ba ở một số sở, quận thông qua các dịch vụ công trực tuyến.
Qua nguồn tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM, từ năm 2005 đến năm 2008, UBND Tp.HCM đã chi 255,69 tỉ đồng cho hạ tầng kỹ thuật phục vụ mô hình chính phủ điện tử.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Công nghệ thông tin (Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM) cho biết, nguồn kinh phí trên được chi cho bốn nhóm: phần cứng, giải pháp, dữ liệu và đào tạo. Kế hoạch đầu tư kinh phí cho mô hình chính phủ điện tử của Tp.HCM trong hai năm 2009 và 2010 là 137,38 tỉ đồng.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng nói: “Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước để hướng tới mô hình chính phủ điện tử là một quá trình lâu dài, gian nan, có lúc thăng, lúc trầm”.
Đến lúc này, việc xây dựng và phát triển công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước mới ở giai đoạn chuẩn bị, hai năm tiếp theo (2009 – 2010) là giai đoạn khởi động và hoàn thiện vào năm… 2015.
Ai thích thì làm
Việc triển khai chính phủ điện tử nhằm góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng giải quyết nhanh gọn mối quan hệ công dân và Nhà nước. Để thực hiện yêu cầu này, đòi hỏi cơ quan công quyền chuyển thói quen làm việc dựa trên giấy tờ, và gặp mặt trực tiếp sang phương thức làm việc dựa vào văn bản, và giao dịch điện tử trên mạng.
Mục tiêu là vậy, nhưng hơn ai hết, khi cán bộ các cơ quan công quyền vẫn duy trì theo phương thức cũ, dù có đầu tư hạ tầng kỹ thuật và quy trình làm việc hiện đại tới mức nào, cũng phản tác dụng.
Giám đốc một doanh nghiệp chia sẻ: “Có nơi làm rất tốt quy trình làm việc mới, nhưng nhiều nơi vẫn duy trì hình thức cũ. Có lúc họ làm đúng theo trách nhiệm, nhưng cứ phải nhìn mặt mới dễ làm việc”.
Tp.HCM, xét về mặt lý thuyết, là địa phương có đội ngũ vững “tay nghề” về trình độ sử dụng máy tính, và các công cụ trực tuyến, còn trên thực tế, cần phải vài năm nữa mới có thể thực hiện được.
Lướt qua mục “doanh nghiệp hỏi” trên website của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM, có những câu hỏi của doanh nghiệp hỏi từ ngày 24/11/2008, nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Có thể là câu hỏi quá khó, nên chưa thể phản hồi cho doanh nghiệp.
Còn tại website của huyện Củ Chi, trong mục dịch vụ công chỉ có dịch vụ duy nhất: tìm kiếm tình trạng hồ sơ.
Một phó chủ tịch phường của quận Phú Nhuận thừa nhận: làm việc trên môi trường internet nhanh hơn, nhưng để cán bộ quán triệt, phải làm rất nhiều vấn đề, trong đó không chỉ là góc độ kỹ thuật, mà còn chuyển đổi về trách nhiệm và ý thức với cộng đồng.
Trả lời về việc cán bộ địa phương vẫn chưa muốn áp dụng quy trình làm việc chính phủ điện tử vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có cả ý nhũng nhiễu, thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng xác nhận: thay đổi thói quen trong bất cứ lĩnh vực nào đều cần có thời gian, không thể trong “ngày một, ngày hai” được!
Thứ trưởng Hồng cũng chia sẻ trong bức tranh về chính phủ điện tử của Việt Nam, đâu đó vài điểm sáng, còn lại vẫn là bức tranh ảm đạm.
Ông Nguyễn Văn Hiền, một chuyên gia về công nghệ thông tin nói: “Công nghệ không phải là vấn đề quan trọng, mà chính là ý thức trách nhiệm của xã hội. Dân muốn, mà cơ quan công quyền không muốn, cũng không thành công. Còn cơ quan công quyền muốn, mà người dân không tin, thì có hệ thống nào cũng sẽ lãng phí”.
* Theo đánh giá, xếp hạng chính phủ điện tử năm 2008 của Liên hiệp quốc, Việt Nam xếp hạng 91/182 nước được đánh giá với chỉ số là 0,4558 (thang điểm cao nhất là 1).
Mục tiêu của mô hình chính phủ điện tử đến cuối năm 2010:
- 60% (năm 2009 là 30%) các thông tin chỉ đạo, điều hành của các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố được đưa lên cổng thông tin điện tử, hoặc trang thông tin điện tử của các cấp.
- 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố có cổng thông tin điện tử (hoặc trang thông tin điện tử) với đầy đủ thông tin theo quy định.
- 80% (năm 2009 là 60%) số cổng thông tin điện tử (hoặc trang thông tin điện tử) của các bộ, uỷ ban nhân dân tỉnh và 100% số cổng thông tin điện tử của các thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ hai.
Gia Vinh (SGTT)
Tiện lợi, nhưng đa số người dân chưa được thụ hưởng những tiện ích này, dù mô hình chính phủ điện tử đã được nói đến cách đây ba, bốn năm trước
Cấp độ: hiện diện
Theo mô hình “tiến hoá” của chính phủ điện tử sẽ có bốn cấp độ: hiện diện, tương tác, giao dịch, tích hợp. Đối chiếu với mô hình trên, chính phủ điện tử Việt Nam đang chủ yếu ở cấp độ một (hiện diện).
Mức độ này được minh chứng bằng con số: 20/22 bộ và 59/63 tỉnh, thành phố đã có trang thông tin điện tử, hoặc cổng thông tin điện tử để cung cấp thông tin và dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Nhưng việc xuất hiện các website, hoặc cổng thông tin điện tử tại một số địa phương, bộ ngành chủ yếu là “diễn” về mặt hình thức, trong khi nội dung thông tin và những dịch vụ công vẫn đang chờ thử nghiệm, hoặc chưa có hiệu lực.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đã có nhiều địa phương như Tp.HCM, Hà Nội, Lào Cai… đang chuyển mô hình chính phủ điện tử sang cấp độ hai, cấp độ ba bằng việc cung cấp những dịch vụ công cần thiết như đăng ký kinh doanh mới, hoặc ngưng kinh doanh, đăng ký lao động, đăng ký văn hoá, cấp bản sao hộ tịch và chứng minh nhân dân…
Dù chưa đồng bộ, nhưng Tp.HCM là một trong rất ít địa phương đã triển khai mô hình chính phủ điện tử đạt đến cấp độ ba ở một số sở, quận thông qua các dịch vụ công trực tuyến.
Qua nguồn tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM, từ năm 2005 đến năm 2008, UBND Tp.HCM đã chi 255,69 tỉ đồng cho hạ tầng kỹ thuật phục vụ mô hình chính phủ điện tử.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Công nghệ thông tin (Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM) cho biết, nguồn kinh phí trên được chi cho bốn nhóm: phần cứng, giải pháp, dữ liệu và đào tạo. Kế hoạch đầu tư kinh phí cho mô hình chính phủ điện tử của Tp.HCM trong hai năm 2009 và 2010 là 137,38 tỉ đồng.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng nói: “Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước để hướng tới mô hình chính phủ điện tử là một quá trình lâu dài, gian nan, có lúc thăng, lúc trầm”.
Đến lúc này, việc xây dựng và phát triển công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước mới ở giai đoạn chuẩn bị, hai năm tiếp theo (2009 – 2010) là giai đoạn khởi động và hoàn thiện vào năm… 2015.
Ai thích thì làm
Việc triển khai chính phủ điện tử nhằm góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng giải quyết nhanh gọn mối quan hệ công dân và Nhà nước. Để thực hiện yêu cầu này, đòi hỏi cơ quan công quyền chuyển thói quen làm việc dựa trên giấy tờ, và gặp mặt trực tiếp sang phương thức làm việc dựa vào văn bản, và giao dịch điện tử trên mạng.
Mục tiêu là vậy, nhưng hơn ai hết, khi cán bộ các cơ quan công quyền vẫn duy trì theo phương thức cũ, dù có đầu tư hạ tầng kỹ thuật và quy trình làm việc hiện đại tới mức nào, cũng phản tác dụng.
Giám đốc một doanh nghiệp chia sẻ: “Có nơi làm rất tốt quy trình làm việc mới, nhưng nhiều nơi vẫn duy trì hình thức cũ. Có lúc họ làm đúng theo trách nhiệm, nhưng cứ phải nhìn mặt mới dễ làm việc”.
Tp.HCM, xét về mặt lý thuyết, là địa phương có đội ngũ vững “tay nghề” về trình độ sử dụng máy tính, và các công cụ trực tuyến, còn trên thực tế, cần phải vài năm nữa mới có thể thực hiện được.
Lướt qua mục “doanh nghiệp hỏi” trên website của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM, có những câu hỏi của doanh nghiệp hỏi từ ngày 24/11/2008, nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Có thể là câu hỏi quá khó, nên chưa thể phản hồi cho doanh nghiệp.
Còn tại website của huyện Củ Chi, trong mục dịch vụ công chỉ có dịch vụ duy nhất: tìm kiếm tình trạng hồ sơ.
Một phó chủ tịch phường của quận Phú Nhuận thừa nhận: làm việc trên môi trường internet nhanh hơn, nhưng để cán bộ quán triệt, phải làm rất nhiều vấn đề, trong đó không chỉ là góc độ kỹ thuật, mà còn chuyển đổi về trách nhiệm và ý thức với cộng đồng.
Trả lời về việc cán bộ địa phương vẫn chưa muốn áp dụng quy trình làm việc chính phủ điện tử vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có cả ý nhũng nhiễu, thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng xác nhận: thay đổi thói quen trong bất cứ lĩnh vực nào đều cần có thời gian, không thể trong “ngày một, ngày hai” được!
Thứ trưởng Hồng cũng chia sẻ trong bức tranh về chính phủ điện tử của Việt Nam, đâu đó vài điểm sáng, còn lại vẫn là bức tranh ảm đạm.
Ông Nguyễn Văn Hiền, một chuyên gia về công nghệ thông tin nói: “Công nghệ không phải là vấn đề quan trọng, mà chính là ý thức trách nhiệm của xã hội. Dân muốn, mà cơ quan công quyền không muốn, cũng không thành công. Còn cơ quan công quyền muốn, mà người dân không tin, thì có hệ thống nào cũng sẽ lãng phí”.
* Theo đánh giá, xếp hạng chính phủ điện tử năm 2008 của Liên hiệp quốc, Việt Nam xếp hạng 91/182 nước được đánh giá với chỉ số là 0,4558 (thang điểm cao nhất là 1).
Mục tiêu của mô hình chính phủ điện tử đến cuối năm 2010:
- 60% (năm 2009 là 30%) các thông tin chỉ đạo, điều hành của các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố được đưa lên cổng thông tin điện tử, hoặc trang thông tin điện tử của các cấp.
- 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố có cổng thông tin điện tử (hoặc trang thông tin điện tử) với đầy đủ thông tin theo quy định.
- 80% (năm 2009 là 60%) số cổng thông tin điện tử (hoặc trang thông tin điện tử) của các bộ, uỷ ban nhân dân tỉnh và 100% số cổng thông tin điện tử của các thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ hai.
Gia Vinh (SGTT)