Chính phủ: “Lãi suất nhất định sẽ giảm”
Mức lạm phát giữ được như hiện nay là tiền đề tốt để ngân hàng có thể hạ lãi suất trong thời gian tới
Mức lạm phát giữ được như hiện nay là tiền đề tốt để ngân hàng có thể hạ lãi suất trong thời gian tới.
Đó là quan điểm của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Thị Hồng xung quanh kế hoạch hạ lãi suất huy động, cho vay của của các ngân hàng đang được cộng đồng doanh nghiệp đón chờ.
Trao đổi với báo giới tại phiên họp báo Chính phủ chiều 4/2, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho hay, với mức tăng 1% của CPI trong tháng một vừa qua đã tạo tiền đề tốt để thực hiện chủ trương giảm lãi suất của Chính phủ. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn phải cân nhắc về mặt thời điểm để tiến hành điều chỉnh, tránh gây ra tác động tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong khi đó, theo Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, với mức lạm phát được duy trì ở mức thấp như thời gian vừa qua thì lãi suất nhất định sẽ giảm. Tuy vậy, Việt Nam đang kiên định mục tiêu ổn định nên bất kỳ thay đổi nào cũng cần được tính toán kỹ lưỡng.
“Chúng ta đang tin tưởng vào khả năng hiện thực hóa mục tiêu lạm phát một con số trong năm nay. Do vậy, ổn định giá trị đồng tiền là cách tốt nhất để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay”, Bộ trưởng Đam nói.
Bên cạnh đó, theo ông Đam, Chính phủ cũng hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào khả năng tăng trưởng 2012 ở mức hợp lý, ít nhất là tương đương với 2011. Do vậy, Chính phủ sẽ tích cực chỉ đạo, theo hướng tăng cường sử dụng các biện pháp kinh tế, hạn chế giải pháp hành chính để hiện thực hóa mục tiêu này.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đam, vừa qua theo đánh giá của tổ chức quốc tế và chuyên gia, kinh tế 2012 còn nhiều khó khăn hơn năm 2011. Sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu thụ giảm, lãi suất ngân hàng vẫn còn cao.
Trả lời báo giới trước lo ngại áp lực lên lạm phát tăng cao trong thời gian tới sau khi Ngân hàng Nhà nước bơm ra một lượng tiền tương đối lớn, khoảng 71 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở (OMO) để hỗ trợ các ngân hàng trước Tết Nguyên đán, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Nguyễn Thị Hồng cho hay, do nhu cầu tiền mặt tăng cao của doanh nghiệp và người dân, nguồn vốn của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn trước Tết âm lịch vừa qua khá căng thẳng.
Để giải quyết tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra một lượng tiền tương đối lớn để hỗ trợ các ngân hàng. Nhờ đó, thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện, đảm bảo nhu cầu vốn cho nền kinh tế trong dịp Tết.
Tuy nhiên, theo bà Hồng, dù Ngân hàng Nhà nước bơm ra lượng tiền khá lớn như vậy, nhưng ngay sau Tết, nguồn tiền mặt của các ngân hàng khá dồi dào và cơ quan này đã tiến hành hút trở lại lượng vốn với khoảng 57 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, theo bà Nguyễn Thị Hồng, phần lớn tiền được Ngân hàng Nhà nước bơm ra trên thị trường mở đều có kỳ hạn ngắn, phần lớn là 7 hoặc 14 ngày. Trong giai đoạn trước Tết âm lịch, có một số phiên được áp dụng kỳ hạn 21 ngày nhưng rất ít và chủ yếu để hỗ trợ các ngân hàng không bị đáo hạn số tiền quá lớn trong cùng một thời điểm.
Với các kỳ hạn này, ngân hàng khó có thể chuyển hóa lượng tiền nói trên thành tín dụng. Do vậy, dù bơm ra số tiền lớn nhưng số tiền hỗ trợ thanh khoản nói trên hầu như không tác động đến lạm phát những tháng đầu năm 2012.
Đó là quan điểm của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Thị Hồng xung quanh kế hoạch hạ lãi suất huy động, cho vay của của các ngân hàng đang được cộng đồng doanh nghiệp đón chờ.
Trao đổi với báo giới tại phiên họp báo Chính phủ chiều 4/2, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho hay, với mức tăng 1% của CPI trong tháng một vừa qua đã tạo tiền đề tốt để thực hiện chủ trương giảm lãi suất của Chính phủ. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn phải cân nhắc về mặt thời điểm để tiến hành điều chỉnh, tránh gây ra tác động tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong khi đó, theo Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, với mức lạm phát được duy trì ở mức thấp như thời gian vừa qua thì lãi suất nhất định sẽ giảm. Tuy vậy, Việt Nam đang kiên định mục tiêu ổn định nên bất kỳ thay đổi nào cũng cần được tính toán kỹ lưỡng.
“Chúng ta đang tin tưởng vào khả năng hiện thực hóa mục tiêu lạm phát một con số trong năm nay. Do vậy, ổn định giá trị đồng tiền là cách tốt nhất để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay”, Bộ trưởng Đam nói.
Bên cạnh đó, theo ông Đam, Chính phủ cũng hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào khả năng tăng trưởng 2012 ở mức hợp lý, ít nhất là tương đương với 2011. Do vậy, Chính phủ sẽ tích cực chỉ đạo, theo hướng tăng cường sử dụng các biện pháp kinh tế, hạn chế giải pháp hành chính để hiện thực hóa mục tiêu này.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đam, vừa qua theo đánh giá của tổ chức quốc tế và chuyên gia, kinh tế 2012 còn nhiều khó khăn hơn năm 2011. Sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu thụ giảm, lãi suất ngân hàng vẫn còn cao.
Trả lời báo giới trước lo ngại áp lực lên lạm phát tăng cao trong thời gian tới sau khi Ngân hàng Nhà nước bơm ra một lượng tiền tương đối lớn, khoảng 71 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở (OMO) để hỗ trợ các ngân hàng trước Tết Nguyên đán, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Nguyễn Thị Hồng cho hay, do nhu cầu tiền mặt tăng cao của doanh nghiệp và người dân, nguồn vốn của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn trước Tết âm lịch vừa qua khá căng thẳng.
Để giải quyết tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra một lượng tiền tương đối lớn để hỗ trợ các ngân hàng. Nhờ đó, thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện, đảm bảo nhu cầu vốn cho nền kinh tế trong dịp Tết.
Tuy nhiên, theo bà Hồng, dù Ngân hàng Nhà nước bơm ra lượng tiền khá lớn như vậy, nhưng ngay sau Tết, nguồn tiền mặt của các ngân hàng khá dồi dào và cơ quan này đã tiến hành hút trở lại lượng vốn với khoảng 57 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, theo bà Nguyễn Thị Hồng, phần lớn tiền được Ngân hàng Nhà nước bơm ra trên thị trường mở đều có kỳ hạn ngắn, phần lớn là 7 hoặc 14 ngày. Trong giai đoạn trước Tết âm lịch, có một số phiên được áp dụng kỳ hạn 21 ngày nhưng rất ít và chủ yếu để hỗ trợ các ngân hàng không bị đáo hạn số tiền quá lớn trong cùng một thời điểm.
Với các kỳ hạn này, ngân hàng khó có thể chuyển hóa lượng tiền nói trên thành tín dụng. Do vậy, dù bơm ra số tiền lớn nhưng số tiền hỗ trợ thanh khoản nói trên hầu như không tác động đến lạm phát những tháng đầu năm 2012.