“Điều lo lắng nhất là hạ mặt bằng lãi suất”
Bên lề cuộc họp Chính phủ mở rộng ngày 22/12, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhìn nhận: “Nguy cơ lạm phát cao vẫn hiện hữu”
Ngân hàng Nhà nước chủ trì thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm chủ động, linh hoạt trong điều hành, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong việc kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012 ngày 22/12 có nêu rõ
Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp Chính phủ mở rộng ngày 22/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhìn nhận: “Nguy cơ lạm phát cao vẫn là hiện hữu”.
Xin ông cho biết điều mà ông lo lắng nhất trong điều hành của Ngân hàng Nhà nước năm 2012?
Chúng tôi cho rằng điều lo lắng nhất là làm thế nào để hạ mặt bằng lãi suất. Đây là điều thực sự còn rất nhiều trăn trở vì lạm phát có giảm thì lãi suất mới giảm theo được, mà lạm phát chúng ta có xuống nhưng lúc nào cũng ở trạng thái rình rập leo cao.
Như Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã nói, lạm phát trong năm tới tiếp tục là chiều hướng chung của tất cả các nước trên thế giới, trong cả khu vực, không loại trừ Việt Nam.
Nguy cơ lạm phát vẫn rất hiện hữu trong khi chúng ta phải cố gắng làm sao để hạ lãi suất xuống. Cân đối được cái đó là bài toán rất khó đối với Ngân hàng Nhà nước. Lúc nào là lúc có thể hạ, hạ ở mức độ bao nhiêu?
Chúng tôi lấy mục tiêu khống chế lạm phát dưới 10% làm căn cứ cho việc điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ, nhưng mức độ linh hoạt, chủ động được nâng cao lên để có thể đáp ứng mọi diễn biến diễn ra trong năm 2012.
Dư luận cho rằng với việc siết lại trật tự kỷ cương cho hệ thống ngân hàng, Thống đốc đã bước đầu thành công. Cảm nhận của ông?
Tôi nghĩ đó cũng chỉ là mới đi được một bước trong việc củng cố và chấn chỉnh kỷ cương của hệ thống ngân hàng thôi.
Với kết quả ban đầu này, vẫn còn cần phải thêm rất nhiều nỗ lực thì mới có thể thực hiện kỷ cương này trong năm tới tốt hơn.
Từ vấn đề này, tôi chưa nghĩ đến thành công, mà rút ra được kinh nghiệm rằng nếu làm cho tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng không nóng nữa thì cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng bớt căng thẳng đi, từ đó sẽ bớt những hoạt động không lành mạnh, cũng sẽ góp phần điều tiết thị trường trong thời gian tới.
Còn điều mà ông mong muốn nhất sẽ thực hiện được trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước năm 2012?
Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là rất nặng nề, nếu nói về điều mong muốn có thể thực hiện được thì nhiều lắm.
Chúng tôi mong muốn 2012, riêng thị trường vàng sẽ có bước tiến hết sức cơ bản để làm sao ổn định được thị trường vàng và cũng bước đầu trong lộ trình 5 năm về việc chống Đô la hóa và hạn chế chi tiêu tiền mặt. Có làm được như vậy thì mới có thể bảo đảm được giá trị đồng tiền của chúng ta ổn định và bền vững hơn.
Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012 ngày 22/12 có nêu rõ
Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp Chính phủ mở rộng ngày 22/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhìn nhận: “Nguy cơ lạm phát cao vẫn là hiện hữu”.
Xin ông cho biết điều mà ông lo lắng nhất trong điều hành của Ngân hàng Nhà nước năm 2012?
Chúng tôi cho rằng điều lo lắng nhất là làm thế nào để hạ mặt bằng lãi suất. Đây là điều thực sự còn rất nhiều trăn trở vì lạm phát có giảm thì lãi suất mới giảm theo được, mà lạm phát chúng ta có xuống nhưng lúc nào cũng ở trạng thái rình rập leo cao.
Như Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã nói, lạm phát trong năm tới tiếp tục là chiều hướng chung của tất cả các nước trên thế giới, trong cả khu vực, không loại trừ Việt Nam.
Nguy cơ lạm phát vẫn rất hiện hữu trong khi chúng ta phải cố gắng làm sao để hạ lãi suất xuống. Cân đối được cái đó là bài toán rất khó đối với Ngân hàng Nhà nước. Lúc nào là lúc có thể hạ, hạ ở mức độ bao nhiêu?
Chúng tôi lấy mục tiêu khống chế lạm phát dưới 10% làm căn cứ cho việc điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ, nhưng mức độ linh hoạt, chủ động được nâng cao lên để có thể đáp ứng mọi diễn biến diễn ra trong năm 2012.
Dư luận cho rằng với việc siết lại trật tự kỷ cương cho hệ thống ngân hàng, Thống đốc đã bước đầu thành công. Cảm nhận của ông?
Tôi nghĩ đó cũng chỉ là mới đi được một bước trong việc củng cố và chấn chỉnh kỷ cương của hệ thống ngân hàng thôi.
Với kết quả ban đầu này, vẫn còn cần phải thêm rất nhiều nỗ lực thì mới có thể thực hiện kỷ cương này trong năm tới tốt hơn.
Từ vấn đề này, tôi chưa nghĩ đến thành công, mà rút ra được kinh nghiệm rằng nếu làm cho tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng không nóng nữa thì cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng bớt căng thẳng đi, từ đó sẽ bớt những hoạt động không lành mạnh, cũng sẽ góp phần điều tiết thị trường trong thời gian tới.
Còn điều mà ông mong muốn nhất sẽ thực hiện được trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước năm 2012?
Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là rất nặng nề, nếu nói về điều mong muốn có thể thực hiện được thì nhiều lắm.
Chúng tôi mong muốn 2012, riêng thị trường vàng sẽ có bước tiến hết sức cơ bản để làm sao ổn định được thị trường vàng và cũng bước đầu trong lộ trình 5 năm về việc chống Đô la hóa và hạn chế chi tiêu tiền mặt. Có làm được như vậy thì mới có thể bảo đảm được giá trị đồng tiền của chúng ta ổn định và bền vững hơn.