Chính phủ muốn sửa 48 luật tại một kỳ họp Quốc hội
Chính phủ đề nghị Quốc hội thông qua 48 luật và 12 pháp lệnh ngay tại kỳ họp cuối khóa để cải cách thủ tục hành chính
Đề nghị Quốc hội thông qua dự án sửa khoảng 48 luật và 12 pháp lệnh ngay tại kỳ họp cuối của Quốc hội khóa 12 để thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính...
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh kiến nghị nói trên của Chính phủ tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 28/9, trước khi Ủy ban cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước, giai đoạn 2001 - 2010.
Đây sẽ là nội dung được giám sát tối cao tại kỳ họp Quốc hội thứ tám, khai mạc ngày 20/10 tới.
Hiện thực hóa 30.000 tỷ đồng tiết kiệm
Theo đánh giá của Chính phủ, kết quả cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đất đai, nhà ở, xây dựng, thuế và hải quan (các lĩnh vực được xác định liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp) đã bảo đảm hai nguyên tắc: tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu quản lý Nhà nước.
Chính phủ dự kiến, trong số 66 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung 43 thủ tục, đạt tỷ lệ đơn giản hóa 65% và tiết kiệm được khoảng 10 tỷ đồng mỗi năm. Đơn giản hóa 16 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực nhà ở, xây dựng nhà ở dự kiến sẽ tiết kiệm được 1.481 tỷ đồng/năm.
38 thủ tục hoàn thuế và 23 thủ tục miễn, giảm thuế sau khi đơn giản hóa dự kiến sẽ tiết kiệm được 125 tỷ đồng/năm cho cá nhân, tổ chức. Đồng thời cũng tiết kiệm được khoảng 187 giờ thực hiện thủ tục hành chính.
Với lĩnh vực hải quan, 138/168 thủ tục hành chính được đơn giản hóa dự kiến sẽ tiết kiệm được 705 tỷ đồng/năm và 581 giờ thực hiện thủ tục hành chính.
Liên quan đến việc thực hiện đề án 30, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, dự kiến cuối tháng 9 này sẽ trình Thủ tướng ký ban hành 24 nghị quyết thông qua phương án đơn giản hóa đối với gần 5000 thủ tục hành chính.
Theo Bộ trưởng, việc Chính phủ kiến nghị Quốc hội khóa 12 đưa vào chương trình kỳ họp cuối cùng và thông qua ngay tại đây dự án luật sửa khoảng 48 luật cùng dự án pháp lệnh sửa khoảng 12 pháp lệnh là để bảo đảm việc thực thi các phương án đơn giản hóa những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đây cũng là cơ sở để Chính phủ tiến hành sửa đổi khoảng 66 nghị định, 3 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 28 quyết định của bộ trưởng, 49 thông tư và 4 văn bản khác có liên quan. Nhằm sớm đưa lợi ích của phương án đơn giản hóa 673 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trên 4.000 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ đi vào cuộc sống; hiện thực hóa khoản tiết kiệm chi phí thực hiện thủ tục hành chính gần 30.000 tỷ đồng/năm.
Không khả thi
Đánh giá cao cố gắng của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính, song nhiều ý kiến cho rằng đề xuất sửa cùng lúc 48 dự án luật là không khả thi.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai băn khoăn vì trong số 48 luật Chính phủ đề nghị sửa có luật thậm chí đến năm sau mới có hiệu lực thi hành. Theo bà Mai, chỉ nên sửa 6 luật theo đề xuất của đoàn giám sát là phù hợp.
Trực tiếp tham gia đoàn giám sát, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng phân tích, hiện chưa tách được đâu là thu tục̉ do luật, pháp lệnh quy định và đâu là do các cơ quan, tổ chức tự đặt ra làm phiền hà cho dân và doanh nghiệp.
Bởi thế, ông Vượng cho rằng “đề nghị này hơi ngược”, khi chưa phân tích được rạch ròi thì không thể vì văn bản dưới luật mà sửa luật được. Hơn nữa, tại một kỳ họp mà sửa 48 luật là không khả thi, bởi dùng một luật sửa dăm luật đã “rối” rồi.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị phải lắng nghe kiến nghị của cơ quan được giám sát và thử tính xem trong vòng 2, 3 năm có thể sửa được 48 luật và 12 pháp lệnh như đề xuất của Chính phủ hay không?
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đồng thời là Phó trưởng đoàn giám sát Nguyễn văn Thuận cho biết “đã nghiên cứu rất kỹ kiến nghị sửa 48 luật của Chính phủ song không thể đưa vào báo cáo được”.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng việc cùng lúc sửa 48 luật là không khả thi.
Thừa nhận có nguyên nhân từ chính sách, song nhiều ý kiến đồng tình với phân tích của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển, rằng quan trọng nhất là con người, nên vấn đề cán bộ phải được đặc biệt quan tâm.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền, có nguyên nhân từ trách nhiệm người đứng đầu không rõ ràng nên quy trình giải quyết thủ tục hành chính chưa hợp lý và phải tháo gỡ từ chỗ này. “Con người mà không sạch thì thủ tục có cải cách bằng mấy cũng không ăn thua”, Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên “chốt” lại.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh kiến nghị nói trên của Chính phủ tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 28/9, trước khi Ủy ban cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước, giai đoạn 2001 - 2010.
Đây sẽ là nội dung được giám sát tối cao tại kỳ họp Quốc hội thứ tám, khai mạc ngày 20/10 tới.
Hiện thực hóa 30.000 tỷ đồng tiết kiệm
Theo đánh giá của Chính phủ, kết quả cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đất đai, nhà ở, xây dựng, thuế và hải quan (các lĩnh vực được xác định liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp) đã bảo đảm hai nguyên tắc: tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu quản lý Nhà nước.
Chính phủ dự kiến, trong số 66 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung 43 thủ tục, đạt tỷ lệ đơn giản hóa 65% và tiết kiệm được khoảng 10 tỷ đồng mỗi năm. Đơn giản hóa 16 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực nhà ở, xây dựng nhà ở dự kiến sẽ tiết kiệm được 1.481 tỷ đồng/năm.
38 thủ tục hoàn thuế và 23 thủ tục miễn, giảm thuế sau khi đơn giản hóa dự kiến sẽ tiết kiệm được 125 tỷ đồng/năm cho cá nhân, tổ chức. Đồng thời cũng tiết kiệm được khoảng 187 giờ thực hiện thủ tục hành chính.
Với lĩnh vực hải quan, 138/168 thủ tục hành chính được đơn giản hóa dự kiến sẽ tiết kiệm được 705 tỷ đồng/năm và 581 giờ thực hiện thủ tục hành chính.
Liên quan đến việc thực hiện đề án 30, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, dự kiến cuối tháng 9 này sẽ trình Thủ tướng ký ban hành 24 nghị quyết thông qua phương án đơn giản hóa đối với gần 5000 thủ tục hành chính.
Theo Bộ trưởng, việc Chính phủ kiến nghị Quốc hội khóa 12 đưa vào chương trình kỳ họp cuối cùng và thông qua ngay tại đây dự án luật sửa khoảng 48 luật cùng dự án pháp lệnh sửa khoảng 12 pháp lệnh là để bảo đảm việc thực thi các phương án đơn giản hóa những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đây cũng là cơ sở để Chính phủ tiến hành sửa đổi khoảng 66 nghị định, 3 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 28 quyết định của bộ trưởng, 49 thông tư và 4 văn bản khác có liên quan. Nhằm sớm đưa lợi ích của phương án đơn giản hóa 673 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trên 4.000 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ đi vào cuộc sống; hiện thực hóa khoản tiết kiệm chi phí thực hiện thủ tục hành chính gần 30.000 tỷ đồng/năm.
Không khả thi
Đánh giá cao cố gắng của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính, song nhiều ý kiến cho rằng đề xuất sửa cùng lúc 48 dự án luật là không khả thi.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai băn khoăn vì trong số 48 luật Chính phủ đề nghị sửa có luật thậm chí đến năm sau mới có hiệu lực thi hành. Theo bà Mai, chỉ nên sửa 6 luật theo đề xuất của đoàn giám sát là phù hợp.
Trực tiếp tham gia đoàn giám sát, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng phân tích, hiện chưa tách được đâu là thu tục̉ do luật, pháp lệnh quy định và đâu là do các cơ quan, tổ chức tự đặt ra làm phiền hà cho dân và doanh nghiệp.
Bởi thế, ông Vượng cho rằng “đề nghị này hơi ngược”, khi chưa phân tích được rạch ròi thì không thể vì văn bản dưới luật mà sửa luật được. Hơn nữa, tại một kỳ họp mà sửa 48 luật là không khả thi, bởi dùng một luật sửa dăm luật đã “rối” rồi.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị phải lắng nghe kiến nghị của cơ quan được giám sát và thử tính xem trong vòng 2, 3 năm có thể sửa được 48 luật và 12 pháp lệnh như đề xuất của Chính phủ hay không?
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đồng thời là Phó trưởng đoàn giám sát Nguyễn văn Thuận cho biết “đã nghiên cứu rất kỹ kiến nghị sửa 48 luật của Chính phủ song không thể đưa vào báo cáo được”.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng việc cùng lúc sửa 48 luật là không khả thi.
Thừa nhận có nguyên nhân từ chính sách, song nhiều ý kiến đồng tình với phân tích của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển, rằng quan trọng nhất là con người, nên vấn đề cán bộ phải được đặc biệt quan tâm.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền, có nguyên nhân từ trách nhiệm người đứng đầu không rõ ràng nên quy trình giải quyết thủ tục hành chính chưa hợp lý và phải tháo gỡ từ chỗ này. “Con người mà không sạch thì thủ tục có cải cách bằng mấy cũng không ăn thua”, Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên “chốt” lại.