Chính thức luật hóa lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thực tế việc lấy phiếu tín nhiệm đã được Quốc hội thực hiện và có kết quả tốt
Với 432 vị (86,92%) tán thành, 2 đại biểu không tán thành và 3 vị không biểu quyết, sáng 20/11 Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi).
Với quyết định này, việc lấy phiếu tín nhiệm đã chính thức được luật hóa. Tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phản ánh ý kiến đề nghị luật không nên quy định về lấy phiếu tín nhiệm vì Hiến pháp không quy định về vấn đề này.
Ý kiến khác tán thành quy định trong dự thảo luật nhưng cần cụ thể và chặt chẽ hơn. Quan điểm khác cho rằng quy định lấy phiếu và bỏ phiếu chung trong một điều để thể hiện lấy phiếu tín nhiệm là một bước thăm dò, tạo cơ sở cho việc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, việc ghi nhận thẩm quyền của Quốc hội trong việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong Luật Tổ chức Quốc hội là cần thiết.
Lấy phiếu tín nhiệm về thực chất là một trong những phương thức để tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội đối với người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đồng thời, đây cũng là một bước chuẩn bị cho việc thực hiện quyền bỏ phiếu tín nhiệm đã được quy định trong Hiến pháp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý giải trình.
Mặt khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thực tế việc lấy phiếu tín nhiệm đã được Quốc hội thực hiện và có kết quả tốt, được dư luận xã hội và cử tri quan tâm, đánh giá cao.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã quy định việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm cho rõ ràng, dễ hiểu hơn, bảo đảm tính thống nhất và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, Chủ nhiệm Phan Trung Lý cho biết.
Một nội dung khác được rất nhiều đại biểu góp ý cũng đã được chỉnh sửa tại dự thảo luật cụ thể, rõ ràng và chính xác hơn, đó là tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội.
Theo đó, đại biểu Quốc hội không chỉ cần có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật mà còn phải có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Luật cũng quy định tổng số đại biểu Quốc hội không quá năm trăm người và số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội.
Mặc dù có ý kiến đại biểu đề nghị quy định tỷ lệ này ít nhất là 40% hoặc 45%, đồng thời quy định tỷ lệ đại biểu Quốc hội của khối hành pháp, hành chính không quá 15% tổng số đại biểu Quốc hội.
Cũng có vị đề nghị bổ sung quy định về tỷ lệ đại biểu Quốc hội mỗi giới không quá 65% để bảo đảm bình đẳng giới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng tỷ lệ cụ thể đại biểu Quốc hội thuộc khối hành pháp, hành chính hay tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội sẽ tùy thuộc vào yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình thực tế mỗi khóa và sẽ được cân nhắc cụ thể trong quá trình xác định cơ cấu, thành phần, lựa chọn người để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội mỗi nhiệm kỳ.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội cũng đã được quy định rõ ràng hơn.
Theo đó, trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập ủy ban lâm thời của Quốc hội, quyết định họp bất thường, họp kín hoặc có từ hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với một người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo để Quốc hội xem xét, quyết định.
Liên quan đến việc biểu quyết tại phiên họp toàn thể, báo cáo giải trình cho biết có ý kiến đề nghị quy định Quốc hội chỉ có hai hình thức biểu quyết tại phiên họp toàn thể là biểu quyết bằng bỏ phiếu kín và biểu quyết công khai, còn việc thực hiện bằng giơ tay hay bằng hệ thống điện tử chỉ là cách thức thực hiện.
Tiếp thu ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý quy định biểu quyết theo hướng Quốc hội quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết là biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.
Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.
Điều 12: Lấy phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định.
Điều 13: Bỏ phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị;
b) Có ý kiến bằng văn bản của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội;
c) Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
d) Người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định tại Điều 12 của Luật này mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
2. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 và Điều 9 của Luật này có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm.
(Nguồn: Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi, được Quốc hội thông qua sáng 20/11)
Với quyết định này, việc lấy phiếu tín nhiệm đã chính thức được luật hóa. Tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phản ánh ý kiến đề nghị luật không nên quy định về lấy phiếu tín nhiệm vì Hiến pháp không quy định về vấn đề này.
Ý kiến khác tán thành quy định trong dự thảo luật nhưng cần cụ thể và chặt chẽ hơn. Quan điểm khác cho rằng quy định lấy phiếu và bỏ phiếu chung trong một điều để thể hiện lấy phiếu tín nhiệm là một bước thăm dò, tạo cơ sở cho việc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, việc ghi nhận thẩm quyền của Quốc hội trong việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong Luật Tổ chức Quốc hội là cần thiết.
Lấy phiếu tín nhiệm về thực chất là một trong những phương thức để tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội đối với người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đồng thời, đây cũng là một bước chuẩn bị cho việc thực hiện quyền bỏ phiếu tín nhiệm đã được quy định trong Hiến pháp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý giải trình.
Mặt khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thực tế việc lấy phiếu tín nhiệm đã được Quốc hội thực hiện và có kết quả tốt, được dư luận xã hội và cử tri quan tâm, đánh giá cao.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã quy định việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm cho rõ ràng, dễ hiểu hơn, bảo đảm tính thống nhất và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, Chủ nhiệm Phan Trung Lý cho biết.
Một nội dung khác được rất nhiều đại biểu góp ý cũng đã được chỉnh sửa tại dự thảo luật cụ thể, rõ ràng và chính xác hơn, đó là tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội.
Theo đó, đại biểu Quốc hội không chỉ cần có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật mà còn phải có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Luật cũng quy định tổng số đại biểu Quốc hội không quá năm trăm người và số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội.
Mặc dù có ý kiến đại biểu đề nghị quy định tỷ lệ này ít nhất là 40% hoặc 45%, đồng thời quy định tỷ lệ đại biểu Quốc hội của khối hành pháp, hành chính không quá 15% tổng số đại biểu Quốc hội.
Cũng có vị đề nghị bổ sung quy định về tỷ lệ đại biểu Quốc hội mỗi giới không quá 65% để bảo đảm bình đẳng giới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng tỷ lệ cụ thể đại biểu Quốc hội thuộc khối hành pháp, hành chính hay tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội sẽ tùy thuộc vào yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình thực tế mỗi khóa và sẽ được cân nhắc cụ thể trong quá trình xác định cơ cấu, thành phần, lựa chọn người để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội mỗi nhiệm kỳ.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội cũng đã được quy định rõ ràng hơn.
Theo đó, trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập ủy ban lâm thời của Quốc hội, quyết định họp bất thường, họp kín hoặc có từ hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với một người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo để Quốc hội xem xét, quyết định.
Liên quan đến việc biểu quyết tại phiên họp toàn thể, báo cáo giải trình cho biết có ý kiến đề nghị quy định Quốc hội chỉ có hai hình thức biểu quyết tại phiên họp toàn thể là biểu quyết bằng bỏ phiếu kín và biểu quyết công khai, còn việc thực hiện bằng giơ tay hay bằng hệ thống điện tử chỉ là cách thức thực hiện.
Tiếp thu ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý quy định biểu quyết theo hướng Quốc hội quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết là biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.
Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.
Điều 12: Lấy phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định.
Điều 13: Bỏ phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị;
b) Có ý kiến bằng văn bản của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội;
c) Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
d) Người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định tại Điều 12 của Luật này mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
2. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 và Điều 9 của Luật này có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm.
(Nguồn: Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi, được Quốc hội thông qua sáng 20/11)