Chờ giá tham chiếu các “ông lớn” chào sàn
Thị trường đang chờ đợi các “ông lớn” chính thức niêm yết và mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên
Thị trường đang chờ đợi các “ông lớn” chính thức niêm yết và mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên.
Hiện Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tập đoàn Bảo Việt đã lần lượt nộp hồ sơ và đã được chấp thuận nguyên tắc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM. Tương tự, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng đang xúc tiến chuẩn bị cho việc niêm yết.
Đó là những doanh nghiệp quy mô lớn; trong đó, Vietcombank và Bảo Việt đã từng tạo những đợt IPO lịch sử, thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều nhà đầu tư. Nhiều khả năng, cổ phiếu của những “ông lớn” này sẽ niêm yết trong một vài tháng tới, và sẽ là một điểm nổi bật của thị trường chứng khoán năm 2009.
Đánh giá về ảnh hưởng của sự kiện trên đối với thị trường nói chung, TS. Hoàng Xuân Quyến, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI), nói:
- Trong tổng số 358 cổ phiếu niêm yết trên hai sàn giao dịch, hiện mới có 44 cổ phiếu có giá trị vốn hóa trên 1.000 tỷ đồng (tính đến cuối tuần 5/6) và tổng giá trị vốn hóa của cả hai sàn giao dịch mới đạt 260 ngàn tỷ, tương đương khoảng 14 -15 tỷ USD.
Vietcombank, Vietinbank, Bảo Việt là những doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu rất lớn, lại thuộc ngành nghề nóng (ngân hàng và bảo hiểm), nếu được đưa lên niêm yết sẽ làm tăng đáng kể giá trị vốn hóa và giá trị giao dịch của thị trường.
Ví dụ Vietcombank, nếu 112 triệu cổ phiếu được niêm yết với mức giá khoảng 50.000 đồng/cổ phiếu thì giá trị vốn hóa của thị trường sẽ tăng thêm 5.000 tỷ!
Chắc chắn là không chỉ các nhà đầu tư hiện hữu của Vietcombank, Viettinbank, Bảo Việt đều mong muốn cổ phiếu của họ sớm được niêm yết, mà cả các nhà đầu tư khác trên thị trường cũng đón chờ các cổ phiếu này để có thêm nhiều nhà đầu tư mới cũng như nhiều sự lựa chọn đầu tư hơn, thị trường theo đó sẽ hấp dẫn hơn...
Có những trường hợp kế hoạch niêm yết bị trì hoãn trong thời gian qua, ngoài các vấn đề kỹ thuật, theo ông yếu tố bối cảnh thị trường có phải là một rào cản không? Và đà phục hồi mạnh của thị trường thời gian gần đây và hiện nay có phải là cơ hội để các doanh nghiệp tiến hành niêm yết?
Về mặt kỹ thuật, khi các doanh nghiệp khi đã hội đủ những điều kiện cần thiết theo luật chứng khoán đều có thể đưa lên niêm yết mà không bị phục thuộc vào bối cảnh thị trường. Trong năm 2008 và 2 tháng đầu năm 2009, thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khắn và vì thế nhiều doanh nghiệp đã trì hoãn kế hoạch niêm yết.
Tuy nhiên, trong 2 tháng gần đây, nền kinh tế thế giới và trong nước đã có dấu hiệu phục hồi, thị trường chứng khoán đã và đang hồi phục nên tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành niêm yết.
Điểm mà nhà đầu tư và các cổ đông quan tâm là việc xác định giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên. Quan điểm của ông như thế nào về việc xác định mức giá này? Ông nói gì khi có nhận định cho rằng mức giá bình quân IPO trước đó của một số trường hợp như Vietcombank, Bảo Việt khó tái hiện ở mức giá tham chiếu đó?
Cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết về lâu dài sẽ do thị trường quyết định. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên chỉ nên được xem là giá khởi điểm để các nhà đầu tư tham khảo trong việc xác định giá cổ phiếu trong phiên giao dịch đầu tiên.
Có nhiều cách xác định giá tham chiếu: có thể chọn giá tham chiếu là giá trị sổ sách tại thời điểm niêm yết của doanh nghiệp; hoặc giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường OTC trước khi niêm yết nếu có đủ thông tin tin cậy.
Hầu hết giá tham chiếu của các cổ phiếu khi niêm yết được các tổ chức tư vấn niêm yết định giá theo các phương pháp khác nhau và lựa chọn mức giá trung bình của các phương pháp này.
Có lẽ cách tốt nhất là nên để các nhà đầu tư trên thị trường định giá cổ phiếu dựa trên kỳ vọng của họ. Muốn vậy, các tổ chức niêm yết cần cung cấp thông tin minh bạch và đầy đủ. Về mặt kỹ thuật, có thể nên xem xét để bỏ hẳn biên độ hoặc nếu có thì cho phép biên độ giao dịch khá lớn.
Vietcombank, Bảo Việt là các cổ phiếu tiến hành IPO trong bối cảnh thị trường tăng trưởng cực nóng, kỳ vọng của nhà đầu tư quá cao trong điều kiện thông tin vừa không đầy đủ vừa bất cân xứng. Do vậy giá đấu thầu bình quân rất cao và cao hơn nhiều so với giá trị nội tại của cổ phiếu.
Với những thông tin hiện có về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này và triển vọng trong những năm tới, giá tham chiếu trong ngày giao dịch lần đầu có thể sẽ thấp hơn nhiều so với giá trúng thầu bình quân khi IPO.
Trên thị trường OTC, giá cổ phiếu của những doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết nói trên đang “nóng” dần. Ngoài xu hướng phục hồi chung của thị trường và những giá trị nội tại, theo ông đó có phải là một phản ứng tích cực trước kế hoạch niêm yết?
Nhìn chung giao dịch trên thị trường OTC có khối lượng giao dịch thấp, hơn nữa rất khó biết chính xác mức giá giao dịch thành công. Tuy nhiên, giá của các cổ phiếu OTC trong thời điểm hiện tại đã nóng dần lên theo thị trường niêm yết, và cổ phiếu của Vietcombank và Bảo Việt cũng không là ngoại lệ.
Hiện Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tập đoàn Bảo Việt đã lần lượt nộp hồ sơ và đã được chấp thuận nguyên tắc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM. Tương tự, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng đang xúc tiến chuẩn bị cho việc niêm yết.
Đó là những doanh nghiệp quy mô lớn; trong đó, Vietcombank và Bảo Việt đã từng tạo những đợt IPO lịch sử, thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều nhà đầu tư. Nhiều khả năng, cổ phiếu của những “ông lớn” này sẽ niêm yết trong một vài tháng tới, và sẽ là một điểm nổi bật của thị trường chứng khoán năm 2009.
Đánh giá về ảnh hưởng của sự kiện trên đối với thị trường nói chung, TS. Hoàng Xuân Quyến, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI), nói:
- Trong tổng số 358 cổ phiếu niêm yết trên hai sàn giao dịch, hiện mới có 44 cổ phiếu có giá trị vốn hóa trên 1.000 tỷ đồng (tính đến cuối tuần 5/6) và tổng giá trị vốn hóa của cả hai sàn giao dịch mới đạt 260 ngàn tỷ, tương đương khoảng 14 -15 tỷ USD.
Vietcombank, Vietinbank, Bảo Việt là những doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu rất lớn, lại thuộc ngành nghề nóng (ngân hàng và bảo hiểm), nếu được đưa lên niêm yết sẽ làm tăng đáng kể giá trị vốn hóa và giá trị giao dịch của thị trường.
Ví dụ Vietcombank, nếu 112 triệu cổ phiếu được niêm yết với mức giá khoảng 50.000 đồng/cổ phiếu thì giá trị vốn hóa của thị trường sẽ tăng thêm 5.000 tỷ!
Chắc chắn là không chỉ các nhà đầu tư hiện hữu của Vietcombank, Viettinbank, Bảo Việt đều mong muốn cổ phiếu của họ sớm được niêm yết, mà cả các nhà đầu tư khác trên thị trường cũng đón chờ các cổ phiếu này để có thêm nhiều nhà đầu tư mới cũng như nhiều sự lựa chọn đầu tư hơn, thị trường theo đó sẽ hấp dẫn hơn...
Có những trường hợp kế hoạch niêm yết bị trì hoãn trong thời gian qua, ngoài các vấn đề kỹ thuật, theo ông yếu tố bối cảnh thị trường có phải là một rào cản không? Và đà phục hồi mạnh của thị trường thời gian gần đây và hiện nay có phải là cơ hội để các doanh nghiệp tiến hành niêm yết?
Về mặt kỹ thuật, khi các doanh nghiệp khi đã hội đủ những điều kiện cần thiết theo luật chứng khoán đều có thể đưa lên niêm yết mà không bị phục thuộc vào bối cảnh thị trường. Trong năm 2008 và 2 tháng đầu năm 2009, thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khắn và vì thế nhiều doanh nghiệp đã trì hoãn kế hoạch niêm yết.
Tuy nhiên, trong 2 tháng gần đây, nền kinh tế thế giới và trong nước đã có dấu hiệu phục hồi, thị trường chứng khoán đã và đang hồi phục nên tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành niêm yết.
Điểm mà nhà đầu tư và các cổ đông quan tâm là việc xác định giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên. Quan điểm của ông như thế nào về việc xác định mức giá này? Ông nói gì khi có nhận định cho rằng mức giá bình quân IPO trước đó của một số trường hợp như Vietcombank, Bảo Việt khó tái hiện ở mức giá tham chiếu đó?
Cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết về lâu dài sẽ do thị trường quyết định. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên chỉ nên được xem là giá khởi điểm để các nhà đầu tư tham khảo trong việc xác định giá cổ phiếu trong phiên giao dịch đầu tiên.
Có nhiều cách xác định giá tham chiếu: có thể chọn giá tham chiếu là giá trị sổ sách tại thời điểm niêm yết của doanh nghiệp; hoặc giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường OTC trước khi niêm yết nếu có đủ thông tin tin cậy.
Hầu hết giá tham chiếu của các cổ phiếu khi niêm yết được các tổ chức tư vấn niêm yết định giá theo các phương pháp khác nhau và lựa chọn mức giá trung bình của các phương pháp này.
Có lẽ cách tốt nhất là nên để các nhà đầu tư trên thị trường định giá cổ phiếu dựa trên kỳ vọng của họ. Muốn vậy, các tổ chức niêm yết cần cung cấp thông tin minh bạch và đầy đủ. Về mặt kỹ thuật, có thể nên xem xét để bỏ hẳn biên độ hoặc nếu có thì cho phép biên độ giao dịch khá lớn.
Vietcombank, Bảo Việt là các cổ phiếu tiến hành IPO trong bối cảnh thị trường tăng trưởng cực nóng, kỳ vọng của nhà đầu tư quá cao trong điều kiện thông tin vừa không đầy đủ vừa bất cân xứng. Do vậy giá đấu thầu bình quân rất cao và cao hơn nhiều so với giá trị nội tại của cổ phiếu.
Với những thông tin hiện có về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này và triển vọng trong những năm tới, giá tham chiếu trong ngày giao dịch lần đầu có thể sẽ thấp hơn nhiều so với giá trúng thầu bình quân khi IPO.
Trên thị trường OTC, giá cổ phiếu của những doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết nói trên đang “nóng” dần. Ngoài xu hướng phục hồi chung của thị trường và những giá trị nội tại, theo ông đó có phải là một phản ứng tích cực trước kế hoạch niêm yết?
Nhìn chung giao dịch trên thị trường OTC có khối lượng giao dịch thấp, hơn nữa rất khó biết chính xác mức giá giao dịch thành công. Tuy nhiên, giá của các cổ phiếu OTC trong thời điểm hiện tại đã nóng dần lên theo thị trường niêm yết, và cổ phiếu của Vietcombank và Bảo Việt cũng không là ngoại lệ.