Cho nông dân vay tín chấp: Tín dụng nhỏ, hiệu quả lớn
Các tổ cho nông dân vay tín chấp với món vay dưới 10 triệu đồng để phát triển sản xuất đã đem lại lợi ích không nhỏ
Việc thành lập các tổ vay vốn để cho nông dân vay không bảo đảm (vay tín chấp) với món vay dưới 10 triệu đồng để phát triển sản xuất lâu nay đã đem lại lợi ích không nhỏ trong phong trào phát triển kinh tế gia đình ở các vùng nông thôn.
Tuy nhiên cho tới nay, chính sách tài chính này đã bộc lộ những hạn chế.
Ngày 30/7/2009, Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện nghị quyết liên tịch 2308 và ký kết chương trình phối hợp liên ngành với các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013. Nhiều đại biểu cho rằng: các món vay cần lớn hơn và thời gian được vay dài hơn sẽ thúc đẩy sản xuất được mạnh hơn.
Chúng ta cùng... làm giàu
Phải thừa nhận rằng không có những món vay nhỏ này thì nhiều nông dân phải loay hoay vẫn không thoát ra được cảnh túng thiếu trong cơ chế thị trường khó khăn hiện nay.
Thị trấn Quốc Oai là một trong 5 đơn vị của huyện có nhiều diện tích đất canh tác chuyển đổi sang cụm công nghiệp. Đời sống của nông dân sau khi bị thu hồi đất đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Có được chút vốn đền bù những cũng chả thấm vào đâu.
Bà Phùng Thị Thảo, cán bộ Hội Nông dân thị trấn Quốc Oai cho biết: “Chúng tôi được Hội Nông dân thị trấn chỉ đạo 13 tổ vay vốn phối hợp với Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội Quốc Oai tạo điều kiện cho nông dân vay vốn. Từ đó, chúng tôi có thêm nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh được thuận lợi hơn”.
Chỉ tính từ đầu năm 2009 đến nay, tổng dư nợ vốn vay của hai ngân hàng đã xấp xỉ 5 tỷ đồng, giúp cho 513 hộ nông dân có vốn sản xuất. Hầu hết các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và trả nợ ngân hàng đúng hạn. Nhờ đầu tư vốn hiệu quả mà 13 hộ nông dân đã có mô hình trang trại thầu thả cá, chăn nuôi gà vịt, cây ăn quả, trung bình một năm thu nhập từ 50 - 120 triệu đồng.
Không chỉ làm giàu cho mình, một số hộ nông dân còn đầu tư mở nhà xưởng, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Chỉ tính riêng năm 2008, thị trấn Quốc Oai đã có 197 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Tại thôn Chi Lai, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, các chương trình hợp tác cho vay, hình thành lên các tổ vay vốn đã có từ chục năm nay. Với hơn 6 tỷ đồng cho trên 800 lượt hộ, trong vòng 10 năm không phải là nhiều nhưng đã đem lại niềm vui cho nhiều nông dân chân lấm tay bùn nơi đây.
Nếu không có số vốn đó, 90% số hộ sống bằng sản xuất nông nghiệp ở đây không thể đối phó được với đầy dẫy những gì mà thời tiết diễn biến phức tạp; mưa bão, úng ngập kéo dài ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp. Việc quản lý vốn vay cũng trở nên chuyên nghiệp hơn.
Hiện nay các tổ đang quản lý tổng dư nợ với số tiền hơn 1,5 tỷ đồng, cho 146 hộ vay. Nhờ có vốn vay mà tổng đàn trâu bò của thôn Chi Lai hiện đã lên tới 1.400 con, đàn lợn trên 12.000 con. Đến nay số hộ nghèo của toàn thôn chỉ còn 109/836 hộ nông nghiệp; nhiều hộ gia đình từ trung bình đã trở thành hộ khá, hàng năm cho thu nhập vài chục triệu đồng...
Theo báo cáo của Hội Nông dân thành phố Hà Nội, từ năm 2008 đến nay, Hội đã phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tín chấp, giúp nông dân vay vốn phát triển sản xuất với số dư nợ đạt 487,3 tỷ đồng cho 17.286.298 lượt hộ vay vốn.
Các đơn vị có số vốn vay lớn như Hội Nông dân huyện Đông Anh đạt hơn 54 tỷ đồng với 2.540 hộ vay, Hội Nông dân huyện Phúc Thọ dư nợ là gần 22 tỷ đồng cho 2.141 hộ vay, Hội Nông dân huyện Ba Vì dư nợ đạt 32 tỷ đồng cho 80 tổ và 2.962 hộ vay...
Thông qua phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, toàn thành phố đã có hơn 286.000 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp; nghề và các làng nghề đựơc phát huy; các hoạt động dịch vụ của nông dân vùng đô thị bước đầu có hiệu quả và thu nhập ổn định.
Sẽ được vay nhiều và thời gian vay dài hơn
Tại hội nghị này, nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù lợi ích và hiệu quả đã rõ nhưng vì ra đời đã lâu (từ năm 1999) nên nghị quyết liên tịch 2308 đến nay đã bộc lộ những hạn chế; có lúc có nơi không còn phù hợp.
Bà Vũ Thuý Lan, Phó chủ tịch Hội Nông dân Hà Nội cho biết, tại một vài quận, huyện, việc triển khai cho hộ nông dân vay vốn qua tổ, nhóm đạt thấp do gặp khó khăn trong việc thành lập tổ vay vốn.
Sự phối kết hợp giữa hai ngành có lúc, có nơi chưa được chặt chẽ. Tỷ trọng tín dụng dài hạn cho hội nông dân vay trong tổng số đầu tư tín dụng của ngân hàng còn thấp...
Bà Lan cũng đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam báo cáo với Ngân hàng Nhà nước đề nghị Chính phủ cho nâng mức vay không có đảm bảo bằng tài sản và cần có cơ chế riêng về việc trích dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay không đảm bảo theo quyết định của Chính phủ.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó ban tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho rằng: nghị quyết liên tịch 2308 cho vay những món nhỏ tuy chưa phát huy hiệu quả ở địa bàn ngoại thành Hà Nội cũ nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực Hà Tây (cũ).
Đến nay, trên toàn quốc đã có 37.295 tổ vay vốn theo chương trình của nghị quyết liên tịch 2308 với số dư nợ 12.213 tỷ đồng. Ưu điểm nữa của chương trình này là tổng số nợ xấu (2,26%) thấp hơn nợ xấu bình quân (3, 3%), do đó Nhà nước mất vốn ít hơn.
Tuy nhiên, nghị quyết này tới nay đã có nơi không phù hợp. Bằng chứng là hai năm trở lại đây, xu hướng cho vay qua tổ nhóm đã giảm về số tổ và số thành viên. Lý do là mức vay nhỏ; do thiếu sự quan tâm của các cấp hội nông dân và cả phía ngân hàng.
Tuy nhiên cho tới nay, chính sách tài chính này đã bộc lộ những hạn chế.
Ngày 30/7/2009, Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện nghị quyết liên tịch 2308 và ký kết chương trình phối hợp liên ngành với các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013. Nhiều đại biểu cho rằng: các món vay cần lớn hơn và thời gian được vay dài hơn sẽ thúc đẩy sản xuất được mạnh hơn.
Chúng ta cùng... làm giàu
Phải thừa nhận rằng không có những món vay nhỏ này thì nhiều nông dân phải loay hoay vẫn không thoát ra được cảnh túng thiếu trong cơ chế thị trường khó khăn hiện nay.
Thị trấn Quốc Oai là một trong 5 đơn vị của huyện có nhiều diện tích đất canh tác chuyển đổi sang cụm công nghiệp. Đời sống của nông dân sau khi bị thu hồi đất đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Có được chút vốn đền bù những cũng chả thấm vào đâu.
Bà Phùng Thị Thảo, cán bộ Hội Nông dân thị trấn Quốc Oai cho biết: “Chúng tôi được Hội Nông dân thị trấn chỉ đạo 13 tổ vay vốn phối hợp với Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội Quốc Oai tạo điều kiện cho nông dân vay vốn. Từ đó, chúng tôi có thêm nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh được thuận lợi hơn”.
Chỉ tính từ đầu năm 2009 đến nay, tổng dư nợ vốn vay của hai ngân hàng đã xấp xỉ 5 tỷ đồng, giúp cho 513 hộ nông dân có vốn sản xuất. Hầu hết các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và trả nợ ngân hàng đúng hạn. Nhờ đầu tư vốn hiệu quả mà 13 hộ nông dân đã có mô hình trang trại thầu thả cá, chăn nuôi gà vịt, cây ăn quả, trung bình một năm thu nhập từ 50 - 120 triệu đồng.
Không chỉ làm giàu cho mình, một số hộ nông dân còn đầu tư mở nhà xưởng, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Chỉ tính riêng năm 2008, thị trấn Quốc Oai đã có 197 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Tại thôn Chi Lai, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, các chương trình hợp tác cho vay, hình thành lên các tổ vay vốn đã có từ chục năm nay. Với hơn 6 tỷ đồng cho trên 800 lượt hộ, trong vòng 10 năm không phải là nhiều nhưng đã đem lại niềm vui cho nhiều nông dân chân lấm tay bùn nơi đây.
Nếu không có số vốn đó, 90% số hộ sống bằng sản xuất nông nghiệp ở đây không thể đối phó được với đầy dẫy những gì mà thời tiết diễn biến phức tạp; mưa bão, úng ngập kéo dài ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp. Việc quản lý vốn vay cũng trở nên chuyên nghiệp hơn.
Hiện nay các tổ đang quản lý tổng dư nợ với số tiền hơn 1,5 tỷ đồng, cho 146 hộ vay. Nhờ có vốn vay mà tổng đàn trâu bò của thôn Chi Lai hiện đã lên tới 1.400 con, đàn lợn trên 12.000 con. Đến nay số hộ nghèo của toàn thôn chỉ còn 109/836 hộ nông nghiệp; nhiều hộ gia đình từ trung bình đã trở thành hộ khá, hàng năm cho thu nhập vài chục triệu đồng...
Theo báo cáo của Hội Nông dân thành phố Hà Nội, từ năm 2008 đến nay, Hội đã phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tín chấp, giúp nông dân vay vốn phát triển sản xuất với số dư nợ đạt 487,3 tỷ đồng cho 17.286.298 lượt hộ vay vốn.
Các đơn vị có số vốn vay lớn như Hội Nông dân huyện Đông Anh đạt hơn 54 tỷ đồng với 2.540 hộ vay, Hội Nông dân huyện Phúc Thọ dư nợ là gần 22 tỷ đồng cho 2.141 hộ vay, Hội Nông dân huyện Ba Vì dư nợ đạt 32 tỷ đồng cho 80 tổ và 2.962 hộ vay...
Thông qua phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, toàn thành phố đã có hơn 286.000 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp; nghề và các làng nghề đựơc phát huy; các hoạt động dịch vụ của nông dân vùng đô thị bước đầu có hiệu quả và thu nhập ổn định.
Sẽ được vay nhiều và thời gian vay dài hơn
Tại hội nghị này, nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù lợi ích và hiệu quả đã rõ nhưng vì ra đời đã lâu (từ năm 1999) nên nghị quyết liên tịch 2308 đến nay đã bộc lộ những hạn chế; có lúc có nơi không còn phù hợp.
Bà Vũ Thuý Lan, Phó chủ tịch Hội Nông dân Hà Nội cho biết, tại một vài quận, huyện, việc triển khai cho hộ nông dân vay vốn qua tổ, nhóm đạt thấp do gặp khó khăn trong việc thành lập tổ vay vốn.
Sự phối kết hợp giữa hai ngành có lúc, có nơi chưa được chặt chẽ. Tỷ trọng tín dụng dài hạn cho hội nông dân vay trong tổng số đầu tư tín dụng của ngân hàng còn thấp...
Bà Lan cũng đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam báo cáo với Ngân hàng Nhà nước đề nghị Chính phủ cho nâng mức vay không có đảm bảo bằng tài sản và cần có cơ chế riêng về việc trích dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay không đảm bảo theo quyết định của Chính phủ.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó ban tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho rằng: nghị quyết liên tịch 2308 cho vay những món nhỏ tuy chưa phát huy hiệu quả ở địa bàn ngoại thành Hà Nội cũ nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực Hà Tây (cũ).
Đến nay, trên toàn quốc đã có 37.295 tổ vay vốn theo chương trình của nghị quyết liên tịch 2308 với số dư nợ 12.213 tỷ đồng. Ưu điểm nữa của chương trình này là tổng số nợ xấu (2,26%) thấp hơn nợ xấu bình quân (3, 3%), do đó Nhà nước mất vốn ít hơn.
Tuy nhiên, nghị quyết này tới nay đã có nơi không phù hợp. Bằng chứng là hai năm trở lại đây, xu hướng cho vay qua tổ nhóm đã giảm về số tổ và số thành viên. Lý do là mức vay nhỏ; do thiếu sự quan tâm của các cấp hội nông dân và cả phía ngân hàng.