Cho phép bệnh viện hoạt động theo mô hình doanh nghiệp
Việc cho phép các bệnh viện được hoạt động theo mô hình doanh nghiệp là bước mở đầu cho quá trình cổ phần hoá các bệnh viện công
Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế và thúc đẩy hợp tác, phát triển các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đại học y dược công được phép hợp tác, đầu tư để thực hiện dự án theo những phương thức như vay vốn để đầu tư xây dựng, thành lập mới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong khuôn viên đất hiện có và được quyết định tổ chức bộ máy, phương thức quản lý phù hợp.
Hoặc có thể liên doanh, liên kết (góp vốn bằng: tiền; cơ sở vật chất; năng lực, chất lượng, uy tín của đơn vị) với các nhà đầu tư để đầu tư xây dựng, thành lập mới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Thời gian liên doanh, liên kết do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công được cử công chức, viên chức làm việc tại bệnh viện tư, theo nguyên tắc công khai, dân chủ, tự nguyện của người lao động.
Chính phủ cũng quyết định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công được vay vốn tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo các phương thức quy định trên.
Trường hợp vay vốn của tổ chức tín dụng sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng và lãi suất cho vay đầu tư phát triển của nhà nước.
Ngoài ra, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công được sử dụng vốn góp, vốn vay của các tổ chức, cá nhân (kể cả công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị); quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Vốn góp bằng giá trị năng lực, chất lượng và uy tín của đơn vị phải được đánh giá tương xứng với giá trị, do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và nhà đầu tư thỏa thuận trong đề án liên doanh, liên kết và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tỷ lệ này được ổn định trong suốt quá trình hoạt động của liên doanh, liên kết, kể cả trong trường hợp mở rộng quy mô hoặc tăng vốn hoạt động của cơ sở liên doanh, liên kết.
Theo nghị quyết, giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu, giá dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định trên được thực hiện theo nguyên tắc tính đủ chi phí và có tích lũy. Thủ trưởng đơn vị y tế công quyết định mức giá cụ thể trong phạm vi khung giá do liên bộ Y tế - Tài chính quy định.
Cơ sở khám, chữa bệnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp được quyền quyết định mức giá. Các đơn vị phải thực hiện kê khai và niêm yết giá dịch vụ theo quy định.
Cở sở khám bệnh, chữa bệnh công chưa được cấp có thẩm quyền xác định toàn bộ giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý sử dụng như đối với doanh nghiệp nhà nước thì phải xác định giá trị của các tài sản sử dụng làm vốn góp theo quy định trước khi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định tại nghị quyết này.
Theo đó, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đại học y dược công được phép hợp tác, đầu tư để thực hiện dự án theo những phương thức như vay vốn để đầu tư xây dựng, thành lập mới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong khuôn viên đất hiện có và được quyết định tổ chức bộ máy, phương thức quản lý phù hợp.
Hoặc có thể liên doanh, liên kết (góp vốn bằng: tiền; cơ sở vật chất; năng lực, chất lượng, uy tín của đơn vị) với các nhà đầu tư để đầu tư xây dựng, thành lập mới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Thời gian liên doanh, liên kết do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công được cử công chức, viên chức làm việc tại bệnh viện tư, theo nguyên tắc công khai, dân chủ, tự nguyện của người lao động.
Chính phủ cũng quyết định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công được vay vốn tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo các phương thức quy định trên.
Trường hợp vay vốn của tổ chức tín dụng sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng và lãi suất cho vay đầu tư phát triển của nhà nước.
Ngoài ra, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công được sử dụng vốn góp, vốn vay của các tổ chức, cá nhân (kể cả công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị); quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Vốn góp bằng giá trị năng lực, chất lượng và uy tín của đơn vị phải được đánh giá tương xứng với giá trị, do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và nhà đầu tư thỏa thuận trong đề án liên doanh, liên kết và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tỷ lệ này được ổn định trong suốt quá trình hoạt động của liên doanh, liên kết, kể cả trong trường hợp mở rộng quy mô hoặc tăng vốn hoạt động của cơ sở liên doanh, liên kết.
Theo nghị quyết, giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu, giá dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định trên được thực hiện theo nguyên tắc tính đủ chi phí và có tích lũy. Thủ trưởng đơn vị y tế công quyết định mức giá cụ thể trong phạm vi khung giá do liên bộ Y tế - Tài chính quy định.
Cơ sở khám, chữa bệnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp được quyền quyết định mức giá. Các đơn vị phải thực hiện kê khai và niêm yết giá dịch vụ theo quy định.
Cở sở khám bệnh, chữa bệnh công chưa được cấp có thẩm quyền xác định toàn bộ giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý sử dụng như đối với doanh nghiệp nhà nước thì phải xác định giá trị của các tài sản sử dụng làm vốn góp theo quy định trước khi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định tại nghị quyết này.