Cổ phần hoá bệnh viện
Với việc cổ phần hóa bệnh viện, các thành viên và cổ đông trong bệnh viện sẽ có trách nhiệm hơn đối với "khách hàng" của mình
Sau một thời gian kéo dài với nhiều ý kiến khác biệt, cổ phần hóa bệnh viện đã trở thành một chủ trương chính thức, nằm trong quỹ đạo xã hội hóa hoạt động y tế và chắc chắn sẽ tạo nên một môi trường chăm sóc sức khỏe đa dạng, ít nhất về hình thức hoạt động.
Tuy nhiên, cổ phần hóa bệnh viện như thế nào để dẫn đến những kết quả như mong muốn thì vẫn còn ẩn chứa không ít câu hỏi cần có lời giải đáp thỏa đáng.
Những năm gần đây, có thể tính từ mốc năm 2000, 2001, hàng loạt bệnh viện tư nhân đã ra đời, và cho đến nay vẫn còn tiếp nhiều dự án thành lập bệnh viện đang được hình thành và chuẩn bị đi vào vận hành. Rõ ràng, chăm sóc sức khỏe toàn dân không chỉ là một yêu cầu xã hội của Nhà nước và Bộ Y tế, mà còn là một khu vực nảy sinh các giá trị kinh tế thặng dư với tỷ suất đáng kể, có thể đạt từ 50-200% hàng năm, và chỉ sau 3-5 năm là có nhà đầu tư có thể thu hồi được vốn bỏ ra.
Với việc cổ phần hóa bệnh viện, các thành viên và cổ đông trong bệnh viện sẽ có trách nhiệm hơn đối với "khách hàng" của mình.
Hoàn toàn công, người nghèo không chịu thấu!
Trước hết, cùng nhìn lại chuyện viện phí của các bệnh viện công. Một khảo sát gần đây của Ban Khoa giáo Trung ương tại một số bệnh viện cho thấy các bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Chợ Rẫy và Bình Dân ở Tp.HCM là những nơi tăng viện phí nhanh nhất so với các nguồn tài chính khác (ngân sách nhà nước, đầu tư nước ngoài, viện trợ, bảo hiểm y tế).
Trong thực tế những năm qua, mức viện phí của nhiều bệnh viện đã tăng đến 200- 300% so với mức viện phí quy định. Mức tăng này có thể xem tương đương với hiện tượng sốt giá đất. Nhưng cũng có những trường hợp "xé rào" khủng khiếp, chẳng hạn theo quy định thì giá cắt amidan từ 20.000 - 40.000 đồng, song giá thực tế có nơi thu đến 500.000 - 1.000.000 đồng, tức gấp đến vài chục lần.
Từ đó có thể thấy nếu Nhà nước cho phép tăng viện phí đồng loạt theo một vài dự thảo ban đầu của Bộ Y tế thì có lẽ mức tăng trong thực tế tại các bệnh viện phải tương xứng với đà tăng giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Một minh chứng khác ở tầm vĩ mô hơn: nhiều bệnh viện có nguồn thu viện phí gấp nhiều lần so với kinh phí cấp. Năm 2004, Bệnh viện Hùng Vương thu viện phí đến khoảng 60 tỷ so với 6,2 tỷ kinh phí cấp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thu 36 tỷ viện phí so với 14 tỷ ngân sách cấp; còn với ngành y tế Tp.HCM, ngân sách năm 2002 cấp là 331 tỷ, nhưng viện phí thu đến 721 tỷ. Cũng đã bắt đầu manh nha xuất hiện hiện tượng lạm dụng công nghệ cao và sử dụng biệt dược đắt tiền cho bệnh nhân để tăng thu viện phí...
Đó là những lý do từ phía bệnh viện công, còn thái độ của bệnh nhân thì thế nào? Bản khảo sát chính thức của Ban Khoa giáo Trung ương đã nêu rõ: 71% trong tổng chi tiêu y tế được các bệnh viện lấy từ túi người bệnh.
Nhiều gia đình bệnh nhân than vãn: với những người khá giả thì việc tăng viện phí không ảnh hưởng nhiều, nhưng nông dân lấy đâu ra tiền để khám chữa bệnh. Nếu phải điều trị ngoại trú thì tiền trả cho các dịch vụ sinh hoạt còn cao hơn cả tiền thuốc. Ngay cả những người có bảo hiểm y tế cũng phải chịu 20% chi phí khám chữa bệnh, và nếu cứ phải chịu khoản thanh toán 20% này trong một thời gian dài trong khi viện phí lại tiếp tục tăng thì thu nhập gia đình người bệnh khó mà gánh chịu được.
Như thế, đã rõ là tình trạng tăng viện phí tất yếu dẫn đến gia tăng khoảng cách phân hóa xã hội, biến sứ mệnh của bệnh viện là phục vụ lớp người giàu và trung lưu hơn là người nghèo. Một bộ phận lớn người nghèo, đặc biệt là nông dân, sẽ không được bảo đảm điều kiện khám chữa bệnh.
Cổ phần hóa càng khó khăn hơn
Về nguyên tắc, cổ phần hóa mang lại trách nhiệm cao hơn của các cổ đông, trong đó có trách nhiệm chính về nguồn tài chính hoạt động. Những bệnh viện được đưa vào danh sách cổ phần hóa cũng được xem xét đến phương diện họ có thể tự đảm bảo về thu-chi, tức nằm trong xu thế được trao quyền tự chủ.
Và vì để bảo đảm được sự tồn vong của mình trong khi nguồn ngân sách cấp từ Nhà nước cho bệnh viện sẽ giảm đáng kể hoặc bệnh viện sẽ hoàn toàn không còn được bao cấp, những bệnh viện được cổ phần hóa sẽ phải tự đầu tư các máy móc và phương tiện khám điều trị y tế hiện đại, cũng nhằm cạnh tranh với khối bệnh viện tư nhân và bệnh viện có yếu tố nước ngoài.
Với mức đầu tư lớn và phải tự trang trải chi phí, bệnh viện cổ phần sẽ đương nhiên phải nâng mức thu viện phí, không những vượt khung quy định mà còn gấp nhiều lần. Đó là chưa kể đến các bệnh viện cấp quận, huyện cũng không kém "sốt ruột" trong bối cảnh "dịch vụ chất lượng cao", sẽ theo đà các bệnh viện cấp tỉnh, thành phố mà đầu tư, mà nâng cấp và kéo theo tăng trưởng các chi phí khám bệnh, thuốc men, dịch vụ "lưu trú".
Đương nhiên, sự gia tăng vượt bậc đó càng làm cho những bệnh nhân ít tiền khó có điều kiện bước chân qua cửa bệnh viện hơn, càng làm hiện rõ cái hố sâu phân hóa xã hội giữa người giàu và lớp người nghèo và nghèo nhất.
Câu hỏi lớn nhất nổi lên từ việc cổ phần hóa bệnh viện là mặc dù đây là một xu hướng tất yếu của hoạt động y tế và là một chủ trương đúng, nhưng với tất cả những tồn tại không nhỏ trong ngành y tế hiện thời, tình trạng thương mại hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tính hỗn mang và thực dụng của thị trường đang thâm nhập vào từng tế bào của xã hội, liệu cái mà chúng ta vẫn ao ước là sự công bằng cho người bệnh, đặc biệt là người bệnh nghèo, cùng với tính hài hòa giữa khu vực y tế công và y tế tư, liệu có được thực hiện với đầy đủ trách nhiệm.
Câu hỏi cần đặt ra là: với bảo hiểm y tế, Nhà nước và các bệnh viện, nhất là loại bệnh viện được cổ phần hóa, sẽ giải quyết thế nào trước tình trạng quỹ bảo hiểm hàng năm luôn thiếu từ 800- 1.000 tỷ đồng, và hiện nay chi đang gấp 3 lần thu, khiến cho quỹ bảo hiểm y tế chỉ có thể hoạt động trong 4 tháng, còn 8 tháng còn lại của năm luôn có nguy cơ sập quỹ?
Vậy với những khó khăn trên, về mặt cơ cấu chuyên môn, Nhà nước có nên cho cổ phần hóa tất cả các bệnh viện công với tất cả các chuyên khoa hay không?
Một số ý kiến đã đề nghị rằng với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân của mình, Nhà nước không nên cổ phần hóa tràn lan hoặc cho liên doanh mà cần tập trung đầu tư cho một số chuyên khoa sâu, mang tính mũi nhọn và hội tụ nhu cầu của người dân như mắt, tai mũi họng, phụ sản, chấn thương, răng hàm mặt.
Tuy nhiên, cổ phần hóa bệnh viện như thế nào để dẫn đến những kết quả như mong muốn thì vẫn còn ẩn chứa không ít câu hỏi cần có lời giải đáp thỏa đáng.
Những năm gần đây, có thể tính từ mốc năm 2000, 2001, hàng loạt bệnh viện tư nhân đã ra đời, và cho đến nay vẫn còn tiếp nhiều dự án thành lập bệnh viện đang được hình thành và chuẩn bị đi vào vận hành. Rõ ràng, chăm sóc sức khỏe toàn dân không chỉ là một yêu cầu xã hội của Nhà nước và Bộ Y tế, mà còn là một khu vực nảy sinh các giá trị kinh tế thặng dư với tỷ suất đáng kể, có thể đạt từ 50-200% hàng năm, và chỉ sau 3-5 năm là có nhà đầu tư có thể thu hồi được vốn bỏ ra.
Với việc cổ phần hóa bệnh viện, các thành viên và cổ đông trong bệnh viện sẽ có trách nhiệm hơn đối với "khách hàng" của mình.
Hoàn toàn công, người nghèo không chịu thấu!
Trước hết, cùng nhìn lại chuyện viện phí của các bệnh viện công. Một khảo sát gần đây của Ban Khoa giáo Trung ương tại một số bệnh viện cho thấy các bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Chợ Rẫy và Bình Dân ở Tp.HCM là những nơi tăng viện phí nhanh nhất so với các nguồn tài chính khác (ngân sách nhà nước, đầu tư nước ngoài, viện trợ, bảo hiểm y tế).
Trong thực tế những năm qua, mức viện phí của nhiều bệnh viện đã tăng đến 200- 300% so với mức viện phí quy định. Mức tăng này có thể xem tương đương với hiện tượng sốt giá đất. Nhưng cũng có những trường hợp "xé rào" khủng khiếp, chẳng hạn theo quy định thì giá cắt amidan từ 20.000 - 40.000 đồng, song giá thực tế có nơi thu đến 500.000 - 1.000.000 đồng, tức gấp đến vài chục lần.
Từ đó có thể thấy nếu Nhà nước cho phép tăng viện phí đồng loạt theo một vài dự thảo ban đầu của Bộ Y tế thì có lẽ mức tăng trong thực tế tại các bệnh viện phải tương xứng với đà tăng giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Một minh chứng khác ở tầm vĩ mô hơn: nhiều bệnh viện có nguồn thu viện phí gấp nhiều lần so với kinh phí cấp. Năm 2004, Bệnh viện Hùng Vương thu viện phí đến khoảng 60 tỷ so với 6,2 tỷ kinh phí cấp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thu 36 tỷ viện phí so với 14 tỷ ngân sách cấp; còn với ngành y tế Tp.HCM, ngân sách năm 2002 cấp là 331 tỷ, nhưng viện phí thu đến 721 tỷ. Cũng đã bắt đầu manh nha xuất hiện hiện tượng lạm dụng công nghệ cao và sử dụng biệt dược đắt tiền cho bệnh nhân để tăng thu viện phí...
Đó là những lý do từ phía bệnh viện công, còn thái độ của bệnh nhân thì thế nào? Bản khảo sát chính thức của Ban Khoa giáo Trung ương đã nêu rõ: 71% trong tổng chi tiêu y tế được các bệnh viện lấy từ túi người bệnh.
Nhiều gia đình bệnh nhân than vãn: với những người khá giả thì việc tăng viện phí không ảnh hưởng nhiều, nhưng nông dân lấy đâu ra tiền để khám chữa bệnh. Nếu phải điều trị ngoại trú thì tiền trả cho các dịch vụ sinh hoạt còn cao hơn cả tiền thuốc. Ngay cả những người có bảo hiểm y tế cũng phải chịu 20% chi phí khám chữa bệnh, và nếu cứ phải chịu khoản thanh toán 20% này trong một thời gian dài trong khi viện phí lại tiếp tục tăng thì thu nhập gia đình người bệnh khó mà gánh chịu được.
Như thế, đã rõ là tình trạng tăng viện phí tất yếu dẫn đến gia tăng khoảng cách phân hóa xã hội, biến sứ mệnh của bệnh viện là phục vụ lớp người giàu và trung lưu hơn là người nghèo. Một bộ phận lớn người nghèo, đặc biệt là nông dân, sẽ không được bảo đảm điều kiện khám chữa bệnh.
Cổ phần hóa càng khó khăn hơn
Về nguyên tắc, cổ phần hóa mang lại trách nhiệm cao hơn của các cổ đông, trong đó có trách nhiệm chính về nguồn tài chính hoạt động. Những bệnh viện được đưa vào danh sách cổ phần hóa cũng được xem xét đến phương diện họ có thể tự đảm bảo về thu-chi, tức nằm trong xu thế được trao quyền tự chủ.
Và vì để bảo đảm được sự tồn vong của mình trong khi nguồn ngân sách cấp từ Nhà nước cho bệnh viện sẽ giảm đáng kể hoặc bệnh viện sẽ hoàn toàn không còn được bao cấp, những bệnh viện được cổ phần hóa sẽ phải tự đầu tư các máy móc và phương tiện khám điều trị y tế hiện đại, cũng nhằm cạnh tranh với khối bệnh viện tư nhân và bệnh viện có yếu tố nước ngoài.
Với mức đầu tư lớn và phải tự trang trải chi phí, bệnh viện cổ phần sẽ đương nhiên phải nâng mức thu viện phí, không những vượt khung quy định mà còn gấp nhiều lần. Đó là chưa kể đến các bệnh viện cấp quận, huyện cũng không kém "sốt ruột" trong bối cảnh "dịch vụ chất lượng cao", sẽ theo đà các bệnh viện cấp tỉnh, thành phố mà đầu tư, mà nâng cấp và kéo theo tăng trưởng các chi phí khám bệnh, thuốc men, dịch vụ "lưu trú".
Đương nhiên, sự gia tăng vượt bậc đó càng làm cho những bệnh nhân ít tiền khó có điều kiện bước chân qua cửa bệnh viện hơn, càng làm hiện rõ cái hố sâu phân hóa xã hội giữa người giàu và lớp người nghèo và nghèo nhất.
Câu hỏi lớn nhất nổi lên từ việc cổ phần hóa bệnh viện là mặc dù đây là một xu hướng tất yếu của hoạt động y tế và là một chủ trương đúng, nhưng với tất cả những tồn tại không nhỏ trong ngành y tế hiện thời, tình trạng thương mại hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tính hỗn mang và thực dụng của thị trường đang thâm nhập vào từng tế bào của xã hội, liệu cái mà chúng ta vẫn ao ước là sự công bằng cho người bệnh, đặc biệt là người bệnh nghèo, cùng với tính hài hòa giữa khu vực y tế công và y tế tư, liệu có được thực hiện với đầy đủ trách nhiệm.
Câu hỏi cần đặt ra là: với bảo hiểm y tế, Nhà nước và các bệnh viện, nhất là loại bệnh viện được cổ phần hóa, sẽ giải quyết thế nào trước tình trạng quỹ bảo hiểm hàng năm luôn thiếu từ 800- 1.000 tỷ đồng, và hiện nay chi đang gấp 3 lần thu, khiến cho quỹ bảo hiểm y tế chỉ có thể hoạt động trong 4 tháng, còn 8 tháng còn lại của năm luôn có nguy cơ sập quỹ?
Vậy với những khó khăn trên, về mặt cơ cấu chuyên môn, Nhà nước có nên cho cổ phần hóa tất cả các bệnh viện công với tất cả các chuyên khoa hay không?
Một số ý kiến đã đề nghị rằng với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân của mình, Nhà nước không nên cổ phần hóa tràn lan hoặc cho liên doanh mà cần tập trung đầu tư cho một số chuyên khoa sâu, mang tính mũi nhọn và hội tụ nhu cầu của người dân như mắt, tai mũi họng, phụ sản, chấn thương, răng hàm mặt.