Cho vay chứng khoán: “Cơ chế mới sẽ tốt cho trung và dài hạn”
Trong ngắn hạn, cơ chế cho vay đầu tư chứng khoán mới sẽ tác động tiêu cực, nhưng sẽ tích cực trong trung và dài hạn
Trong ngắn hạn, cơ chế cho vay đầu tư chứng khoán mới sẽ tác động tiêu cực, nhưng sẽ tích cực trong trung và dài hạn.
Đây là nhận định của Công ty Cổ phần Chứng khoán Vina (VinaSecurities) về những thay đổi trong cơ chế cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán của Ngân hàng Nhà nước.
Trong bản phân tích mới đây, VinaSecurities đưa ra một số nhận định đáng chú ý:
Việc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi nội dung Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN, đổi hạn mức cho vay kinh doanh chứng khoán từ 3% tổng dư nợ cho vay thành 15-20% vốn điều lệ (mức ấn định là 20%) của ngân hàng đã làm giảm nguồn cung tiền dành cho việc cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán.
Thực chất đây không phải là sự nới lỏng quy định về hạn mức cho vay, và trong thực tế, theo quy định mới thì số tiền dành cho vay kinh doanh chứng khoán sẽ ít hơn.
Sự khác biệt giữa nội dung cũ và nội dung mới của Chỉ thị 03 là khoảng 7.500 tỷ đồng, theo ước tính của VinaSecurities dựa trên số liệu của các ngân hàng thu thập được, nhưng nếu tính cả các ngân hàng mới thành lập thì mức chênh lệch này chỉ khoảng 4.400 tỷ đồng.
Tuy nhiên, về lâu dài thì nội dung mới sẽ tốt hơn cho thị trường bởi trong thời gian tới các ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ nhanh hơn mức tăng dư nợ cho vay. Điều này cho phép nguồn cung tiền dành cho cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán theo nội dung quy định mới tăng nhanh hơn so với quy định cũ.
Giả định rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ thắt chặt mức tăng trưởng tín dụng trong năm nay, theo Chỉ thị 03, khối lượng tiền cho vay kinh doanh chứng khoán chỉ có thể tăng tối đa là 30%/năm. Tuy nhiên, VinaSecurities cho rằng các ngân hàng sẽ tăng vốn với tốc độ 30-50%/năm nguồn tăng vốn đến từ huy động mới và chuyển đổi từ trái phiếu chuyển đổi. Theo đó, với cơ chế mới, khối lượng tiền dành cho vay kinh doanh chứng khoán có thể tăng nhanh hơn, tới 50%/năm, thay vì 30%/năm theo quy định cũ.
“Như vậy, về ngắn hạn thì quy định về hạn mức cho vay kinh doanh chứng khoán mới sẽ có tác động tiêu cực nhưng trong trung và dài hạn sẽ có tác động tích cực đối với thị trường. Tuy nhiên, phản ứng tức thời của thị trường vừa qua là hơi quá mức. Chính phủ không hề nới lỏng chính sách thắt chặt tín dụng hiện nay mà chỉ đơn giản là thay đổi cách thức”, VinaSecurities khẳng định.
Theo bản phân tích trên, cơ chế cho vay mới là một phần trong nỗ lực kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước. Mức tăng giá tiêu dùng lên tới 12,6% trong năm 2007 là thách thức mà Chính phủ đang đối mặt và đây không phải là thời gian để nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán.
“Và theo quan điểm của chúng tôi thì Ngân hàng Nhà nước đã không làm vậy. Nhưng thực tế là họ đã làm. Đây thực sự là một bước đi thông minh”, VinaSecurities bình luận.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đang tách sự tăng trưởng của khoản cho vay kinh doanh chứng khoán ra khỏi sự tăng trưởng tín dụng nói chung và gắn nó chặt hơn với khả năng huy động vốn trong tương lai của các ngân hàng. Và khả năng các ngân hàng tăng mức cho vay loại này gắn liền với khả năng tăng vốn; khả năng này thực ra lại là một hàm số của (1) các quy định của Chính phủ buộc các ngân hàng tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định và (2) tình hình chung của thị trường chứng khoán.
Trong khả năng cho vay của các ngân hàng thời gian tới, VinaSecurities nhấn mạnh đến sự tham gia của 9 thành viên mới, trong đó đáng chú ý là Ngân hàng Liên Việt (vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng) và Ngân hàng PetroVietnam (vốn lên tới 5.000 tỷ đồng). Ngoài ra là hy vọng trong vòng 2 năm tới sẽ có thêm khoảng 5 – 10 ngân hàng mới được cấp phép.
Vợi sự có mặt của những thành viên mới, cộng với tốc độ tăng vốn của các ngân hàng cũ, VinaSecurities lạc quan khi cho rằng mức cho vay kinh doanh chứng khoán có thể tăng với tốc độ 50%/năm trong vòng vài năm tới. Điều này có nghĩa là với quy định mới cho phép các ngân hàng có nhiều khả năng tăng mức cho vay kinh doanh chứng khoán hơn là với quy định cũ.
Đây là nhận định của Công ty Cổ phần Chứng khoán Vina (VinaSecurities) về những thay đổi trong cơ chế cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán của Ngân hàng Nhà nước.
Trong bản phân tích mới đây, VinaSecurities đưa ra một số nhận định đáng chú ý:
Việc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi nội dung Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN, đổi hạn mức cho vay kinh doanh chứng khoán từ 3% tổng dư nợ cho vay thành 15-20% vốn điều lệ (mức ấn định là 20%) của ngân hàng đã làm giảm nguồn cung tiền dành cho việc cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán.
Thực chất đây không phải là sự nới lỏng quy định về hạn mức cho vay, và trong thực tế, theo quy định mới thì số tiền dành cho vay kinh doanh chứng khoán sẽ ít hơn.
Sự khác biệt giữa nội dung cũ và nội dung mới của Chỉ thị 03 là khoảng 7.500 tỷ đồng, theo ước tính của VinaSecurities dựa trên số liệu của các ngân hàng thu thập được, nhưng nếu tính cả các ngân hàng mới thành lập thì mức chênh lệch này chỉ khoảng 4.400 tỷ đồng.
Tuy nhiên, về lâu dài thì nội dung mới sẽ tốt hơn cho thị trường bởi trong thời gian tới các ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ nhanh hơn mức tăng dư nợ cho vay. Điều này cho phép nguồn cung tiền dành cho cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán theo nội dung quy định mới tăng nhanh hơn so với quy định cũ.
Giả định rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ thắt chặt mức tăng trưởng tín dụng trong năm nay, theo Chỉ thị 03, khối lượng tiền cho vay kinh doanh chứng khoán chỉ có thể tăng tối đa là 30%/năm. Tuy nhiên, VinaSecurities cho rằng các ngân hàng sẽ tăng vốn với tốc độ 30-50%/năm nguồn tăng vốn đến từ huy động mới và chuyển đổi từ trái phiếu chuyển đổi. Theo đó, với cơ chế mới, khối lượng tiền dành cho vay kinh doanh chứng khoán có thể tăng nhanh hơn, tới 50%/năm, thay vì 30%/năm theo quy định cũ.
“Như vậy, về ngắn hạn thì quy định về hạn mức cho vay kinh doanh chứng khoán mới sẽ có tác động tiêu cực nhưng trong trung và dài hạn sẽ có tác động tích cực đối với thị trường. Tuy nhiên, phản ứng tức thời của thị trường vừa qua là hơi quá mức. Chính phủ không hề nới lỏng chính sách thắt chặt tín dụng hiện nay mà chỉ đơn giản là thay đổi cách thức”, VinaSecurities khẳng định.
Theo bản phân tích trên, cơ chế cho vay mới là một phần trong nỗ lực kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước. Mức tăng giá tiêu dùng lên tới 12,6% trong năm 2007 là thách thức mà Chính phủ đang đối mặt và đây không phải là thời gian để nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán.
“Và theo quan điểm của chúng tôi thì Ngân hàng Nhà nước đã không làm vậy. Nhưng thực tế là họ đã làm. Đây thực sự là một bước đi thông minh”, VinaSecurities bình luận.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đang tách sự tăng trưởng của khoản cho vay kinh doanh chứng khoán ra khỏi sự tăng trưởng tín dụng nói chung và gắn nó chặt hơn với khả năng huy động vốn trong tương lai của các ngân hàng. Và khả năng các ngân hàng tăng mức cho vay loại này gắn liền với khả năng tăng vốn; khả năng này thực ra lại là một hàm số của (1) các quy định của Chính phủ buộc các ngân hàng tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định và (2) tình hình chung của thị trường chứng khoán.
Trong khả năng cho vay của các ngân hàng thời gian tới, VinaSecurities nhấn mạnh đến sự tham gia của 9 thành viên mới, trong đó đáng chú ý là Ngân hàng Liên Việt (vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng) và Ngân hàng PetroVietnam (vốn lên tới 5.000 tỷ đồng). Ngoài ra là hy vọng trong vòng 2 năm tới sẽ có thêm khoảng 5 – 10 ngân hàng mới được cấp phép.
Vợi sự có mặt của những thành viên mới, cộng với tốc độ tăng vốn của các ngân hàng cũ, VinaSecurities lạc quan khi cho rằng mức cho vay kinh doanh chứng khoán có thể tăng với tốc độ 50%/năm trong vòng vài năm tới. Điều này có nghĩa là với quy định mới cho phép các ngân hàng có nhiều khả năng tăng mức cho vay kinh doanh chứng khoán hơn là với quy định cũ.