Chống Đô la hóa không chỉ có... “bắt”!
Cơ quan chức năng vừa bắt giữ vụ mua bán trái phép 390.500 USD. Tại sao bây giờ mới xử lý mạnh, trong khi cơ chế đã có từ 2007?
Ngày 9/3, Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) công bố trước báo chí vụ bắt giữ vụ mua bán trái phép 390.500 USD. Một câu hỏi đặt ra, tại sao bây giờ mới xử lý mạnh tay trong khi cơ chế đã được ban hành từ 2007?
Từ “vụ 400 nghìn USD”
Chiều 8/3, tại một chi nhánh ngân hàng ở Hà Nội, lực lượng cảnh sát kinh tế (C46) bắt quả tang bà Dương Thị Thùy Trang và Nguyễn Thị Thu Huyền đang đưa cho ông Nguyễn Ngọc Tuấn và Đào Mạnh Quân 390.500 USD và nhận lại từ hai ông này số tiền 8.427 triệu đồng nhưng không có giấy phép mua bán ngoại tệ.
Cơ quan chức năng cho biết, toàn bộ số ngoại tệ trên là tiền gửi của bà Lê Thanh Hương (Giám đốc Công ty TNHH Khương và Lê) gửi tại chi nhánh ngân hàng này. Bà Hương ủy quyền cho hai nhân viên là Trang và Huyền đến rút và bán lại cho nhân viên tiệm vàng Thành Trung (số 110 Nguyễn Du (Hà Nội). Hai người của tiệm vàng là Tuấn và Quân trực tiếp nhận số ngoại tệ này và đưa lại số tiền đồng nói trên cho bà Trang và bà Huyền.
Theo ông Nguyễn Tiến Lực, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), đây là vụ “mẫu” do C46 thực hiện nhằm triển khai tốt Nghị quyết 11 của Chính phủ. Trong thời gian tới, Tổng cục sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với Ngân hàng Nhà nước cùng các cơ quan hữu quan xử lý mạnh hoạt động buôn bán ngoại tệ trái phép trên cả nước. Tất cả lực lượng công an tỉnh sẽ lập danh sách những điểm thu đổi ngoại tệ để kiểm tra giám sát, yêu cầu họ thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Nhìn nhận về vụ việc này, ông Nguyễn Đình Khánh, Trưởng đoàn du lịch lữ hành quốc tế Công ty Du Lịch Kim Liên (Vinh, Nghệ An) nói: “Tôi thấy thật lạ, khi đưa khách Việt sang du lịch Thái Lan, khách không bao giờ được phép sử dụng USD trong mua bán hàng ngày, còn ở Việt Nam thì vô tư”.
Ai từng sang Thái Lan đều biết rằng, mọi giao dịch chỉ bằng đồng Bath. Khách muốn đổi USD ra Bath thì phải đến quầy giao dịch thu đổi ngoại tệ hoặc trực tiếp ở khách sạn, tất nhiên với tỷ giá rất đắt. Ở Hàn Quốc cũng tương tự, muốn mua hàng hóa tiêu dùng hay một dịch vụ nào đó, kể cả dưới hệ thống xe điện ngầm cũng phải dùng đồng Won. Hay như ở sân bay Narita (Nhật Bản), một trong những điểm kết nối hàng không lớn giữa châu Á và châu Mỹ, trong thời gian quá cảnh, khách muốn mua một món ăn nhanh trị giá 10 USD, nếu đưa tờ 100 USD thì quầy thu đổi sẽ đổi tất cả số tiền này ra đồng Yên, không bao giờ trả lại cho khách 90 USD và số Yên tương đương 10 USD.
Chúng tôi hỏi tổng giám đốc một ngân hàng thường xuyên nay đây mai đó ở các nước rằng, “người dân các nước chỉ tiêu nội tệ là do họ yêu đồng tiền của mình hay vì pháp luật nghiêm khắc?”, ông nói: “Chẳng ở đâu tự giác cả, cùng với nhiều biện pháp khác thì pháp luật cũng phải nghiêm”.
Lỗi hệ thống?
Theo một chuyên gia tài chính từng chắp bút đề án chống “Đô la hóa” được Chính phủ ban hành thông qua quyết định có cái tên khá dài “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 98/2007/QĐ-TTg ngày 4/7/2007 về việc phê duyệt đề án nâng cao tính chuyển đổi của Đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng Đô la hóa trong nền kinh tế” thì Thủ tướng đã phân công nhiệm vụ rất rõ ràng cho từng bộ ngành.
Tuy nhiên, khi đọc lại đề án này và đối chiếu với thực tế nền kinh tế ngập trong “Đô la hóa” lâu nay thì mới thấy, quyết định không được thực thi rốt ráo.
Thứ nhất, có một giai đoạn ngắn sau khi Quyết định 98 có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện khá nghiêm như “không được niêm yết giá ngoại tệ đối với hàng hóa dịch vụ trên phương tiện thông tin đại chúng”, “không công bố giá USD chợ đen”…, nhưng vài năm gần đây, việc sử dụng, lưu hành, niêm yết giá hàng hóa dịch vụ bằng ngoại tệ gần như công khai, kể cả giao dịch chính thức lẫn phi chính thức.
Thứ hai, tại điều 5 của Quyết định 98 có ghi: “Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý thị trường, ủy ban nhân dân các cấp để: tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về chính sách quản lý ngoại hối như niêm yết giá, định giá, thanh toán, kinh doanh trái phép bằng ngoại tệ”.
Tuy nhiên, tại Hà Nội và gần như cả nước, rất nhiều chợ USD tự do như ở phố Hà Trung vẫn không bị xử lý suốt từ 1/6/2006 đến nay, mặc dù nhiệm vụ này Chính phủ giao cho Bộ Công an phải hoàn thành trong năm 2007.
Thậm chí, ngay cả là chế tài xử lý cụ thể và có tính răn đe mạnh những hành vi vi phạm (theo quyết định 98) để các cơ quan chức năng như công an, kiểm soát, tòa án dựa vào đó để thực thi đến nay vẫn chưa có.
Thứ ba, theo đề án, trong vòng 3 năm từ 2007 - 2010, Ngân hàng Nhà nước phải “tiếp tục thu hút ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng. Áp dụng các giải pháp kinh tế để chuyển dần quan hệ huy động - cho vay trong nước bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng sang quan hệ mua - bán ngoại tệ. Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để hạ thấp dần tỷ lệ FCD/M2” (FCD/M2 được hiểu là tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán), mới thấy nhiệm vụ này thật nan giải.
Và sự “nan giải” này có lẽ do một phần từ sự bất cập giữa quy định và thực tế.
Cụ thể, hiểu nôm na thì tại Pháp lệnh ngoại hối (hiệu lực từ 1/6/2006) quy định người dân có 4 quyền liên quan đến sử dụng và sở hữu ngoại tệ: cất giữ ở nhà, vận chuyển trên đường, gửi tiết kiệm hoặc bán cho ngân hàng.
Như vậy, đã cho phép “gửi tiết kiệm ngoại tệ” thì làm sao chỉ trong hơn 3 năm mà Ngân hàng Nhà nước có thể chuyển từ quan hệ vay mượn sang mua bán ngoại tệ đối với cả nền kinh tế khi mà Ngân hàng Trung ương Việt Nam hiện đang mặc nhiên thừa nhận lãi suất huy động USD trên 6%/năm ở các ngân hàng thương mại?
Cùng đó, FCD đang chiếm 20% của M2 và dù muốn hay không, chúng ta đang chấp nhận đồng USD tham gia vào tổng phương tiện thanh toán cũng như sự ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng đến các quy luật cung cầu về vốn.
Một vấn đề tiếp theo là trong khi Quyết định 98 đã ban hành nhưng chưa thực hiện nghiêm túc thì gần đây, đang có thông tin một “đề án chống Đô la hóa” khác sẽ được trình lên Chính phủ và cùng đó là Ngân hàng Nhà nước đang “chắp bút” chuẩn bị sửa đổi một số điểm bất cập trong Quyết định 98.
Với chừng đó bất cập giữa hệ thống văn bản đến thực thi cùng những yếu tố không mong muốn nhưng buộc phải chấp nhận như nói trên, thấy rằng, công cuộc chống “Đô la hóa” chưa có một kịch bản tổng thể, dài hơi để có thể huy động toàn bộ sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc và tiến xa hơn một bước là tìm thấy sự đồng thuận nơi người dân. Và một khi chưa làm được điều này thì con đường “chuyển quan hệ vay mượn sang mua bán ngoại tệ” hay xa hơn là chống “Đô la hóa” triệt để trong nền kinh tế có vẻ còn xa lắc.
Từ “vụ 400 nghìn USD”
Chiều 8/3, tại một chi nhánh ngân hàng ở Hà Nội, lực lượng cảnh sát kinh tế (C46) bắt quả tang bà Dương Thị Thùy Trang và Nguyễn Thị Thu Huyền đang đưa cho ông Nguyễn Ngọc Tuấn và Đào Mạnh Quân 390.500 USD và nhận lại từ hai ông này số tiền 8.427 triệu đồng nhưng không có giấy phép mua bán ngoại tệ.
Cơ quan chức năng cho biết, toàn bộ số ngoại tệ trên là tiền gửi của bà Lê Thanh Hương (Giám đốc Công ty TNHH Khương và Lê) gửi tại chi nhánh ngân hàng này. Bà Hương ủy quyền cho hai nhân viên là Trang và Huyền đến rút và bán lại cho nhân viên tiệm vàng Thành Trung (số 110 Nguyễn Du (Hà Nội). Hai người của tiệm vàng là Tuấn và Quân trực tiếp nhận số ngoại tệ này và đưa lại số tiền đồng nói trên cho bà Trang và bà Huyền.
Theo ông Nguyễn Tiến Lực, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), đây là vụ “mẫu” do C46 thực hiện nhằm triển khai tốt Nghị quyết 11 của Chính phủ. Trong thời gian tới, Tổng cục sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với Ngân hàng Nhà nước cùng các cơ quan hữu quan xử lý mạnh hoạt động buôn bán ngoại tệ trái phép trên cả nước. Tất cả lực lượng công an tỉnh sẽ lập danh sách những điểm thu đổi ngoại tệ để kiểm tra giám sát, yêu cầu họ thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Nhìn nhận về vụ việc này, ông Nguyễn Đình Khánh, Trưởng đoàn du lịch lữ hành quốc tế Công ty Du Lịch Kim Liên (Vinh, Nghệ An) nói: “Tôi thấy thật lạ, khi đưa khách Việt sang du lịch Thái Lan, khách không bao giờ được phép sử dụng USD trong mua bán hàng ngày, còn ở Việt Nam thì vô tư”.
Ai từng sang Thái Lan đều biết rằng, mọi giao dịch chỉ bằng đồng Bath. Khách muốn đổi USD ra Bath thì phải đến quầy giao dịch thu đổi ngoại tệ hoặc trực tiếp ở khách sạn, tất nhiên với tỷ giá rất đắt. Ở Hàn Quốc cũng tương tự, muốn mua hàng hóa tiêu dùng hay một dịch vụ nào đó, kể cả dưới hệ thống xe điện ngầm cũng phải dùng đồng Won. Hay như ở sân bay Narita (Nhật Bản), một trong những điểm kết nối hàng không lớn giữa châu Á và châu Mỹ, trong thời gian quá cảnh, khách muốn mua một món ăn nhanh trị giá 10 USD, nếu đưa tờ 100 USD thì quầy thu đổi sẽ đổi tất cả số tiền này ra đồng Yên, không bao giờ trả lại cho khách 90 USD và số Yên tương đương 10 USD.
Chúng tôi hỏi tổng giám đốc một ngân hàng thường xuyên nay đây mai đó ở các nước rằng, “người dân các nước chỉ tiêu nội tệ là do họ yêu đồng tiền của mình hay vì pháp luật nghiêm khắc?”, ông nói: “Chẳng ở đâu tự giác cả, cùng với nhiều biện pháp khác thì pháp luật cũng phải nghiêm”.
Lỗi hệ thống?
Theo một chuyên gia tài chính từng chắp bút đề án chống “Đô la hóa” được Chính phủ ban hành thông qua quyết định có cái tên khá dài “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 98/2007/QĐ-TTg ngày 4/7/2007 về việc phê duyệt đề án nâng cao tính chuyển đổi của Đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng Đô la hóa trong nền kinh tế” thì Thủ tướng đã phân công nhiệm vụ rất rõ ràng cho từng bộ ngành.
Tuy nhiên, khi đọc lại đề án này và đối chiếu với thực tế nền kinh tế ngập trong “Đô la hóa” lâu nay thì mới thấy, quyết định không được thực thi rốt ráo.
Thứ nhất, có một giai đoạn ngắn sau khi Quyết định 98 có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện khá nghiêm như “không được niêm yết giá ngoại tệ đối với hàng hóa dịch vụ trên phương tiện thông tin đại chúng”, “không công bố giá USD chợ đen”…, nhưng vài năm gần đây, việc sử dụng, lưu hành, niêm yết giá hàng hóa dịch vụ bằng ngoại tệ gần như công khai, kể cả giao dịch chính thức lẫn phi chính thức.
Thứ hai, tại điều 5 của Quyết định 98 có ghi: “Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý thị trường, ủy ban nhân dân các cấp để: tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về chính sách quản lý ngoại hối như niêm yết giá, định giá, thanh toán, kinh doanh trái phép bằng ngoại tệ”.
Tuy nhiên, tại Hà Nội và gần như cả nước, rất nhiều chợ USD tự do như ở phố Hà Trung vẫn không bị xử lý suốt từ 1/6/2006 đến nay, mặc dù nhiệm vụ này Chính phủ giao cho Bộ Công an phải hoàn thành trong năm 2007.
Thậm chí, ngay cả là chế tài xử lý cụ thể và có tính răn đe mạnh những hành vi vi phạm (theo quyết định 98) để các cơ quan chức năng như công an, kiểm soát, tòa án dựa vào đó để thực thi đến nay vẫn chưa có.
Thứ ba, theo đề án, trong vòng 3 năm từ 2007 - 2010, Ngân hàng Nhà nước phải “tiếp tục thu hút ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng. Áp dụng các giải pháp kinh tế để chuyển dần quan hệ huy động - cho vay trong nước bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng sang quan hệ mua - bán ngoại tệ. Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để hạ thấp dần tỷ lệ FCD/M2” (FCD/M2 được hiểu là tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán), mới thấy nhiệm vụ này thật nan giải.
Và sự “nan giải” này có lẽ do một phần từ sự bất cập giữa quy định và thực tế.
Cụ thể, hiểu nôm na thì tại Pháp lệnh ngoại hối (hiệu lực từ 1/6/2006) quy định người dân có 4 quyền liên quan đến sử dụng và sở hữu ngoại tệ: cất giữ ở nhà, vận chuyển trên đường, gửi tiết kiệm hoặc bán cho ngân hàng.
Như vậy, đã cho phép “gửi tiết kiệm ngoại tệ” thì làm sao chỉ trong hơn 3 năm mà Ngân hàng Nhà nước có thể chuyển từ quan hệ vay mượn sang mua bán ngoại tệ đối với cả nền kinh tế khi mà Ngân hàng Trung ương Việt Nam hiện đang mặc nhiên thừa nhận lãi suất huy động USD trên 6%/năm ở các ngân hàng thương mại?
Cùng đó, FCD đang chiếm 20% của M2 và dù muốn hay không, chúng ta đang chấp nhận đồng USD tham gia vào tổng phương tiện thanh toán cũng như sự ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng đến các quy luật cung cầu về vốn.
Một vấn đề tiếp theo là trong khi Quyết định 98 đã ban hành nhưng chưa thực hiện nghiêm túc thì gần đây, đang có thông tin một “đề án chống Đô la hóa” khác sẽ được trình lên Chính phủ và cùng đó là Ngân hàng Nhà nước đang “chắp bút” chuẩn bị sửa đổi một số điểm bất cập trong Quyết định 98.
Với chừng đó bất cập giữa hệ thống văn bản đến thực thi cùng những yếu tố không mong muốn nhưng buộc phải chấp nhận như nói trên, thấy rằng, công cuộc chống “Đô la hóa” chưa có một kịch bản tổng thể, dài hơi để có thể huy động toàn bộ sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc và tiến xa hơn một bước là tìm thấy sự đồng thuận nơi người dân. Và một khi chưa làm được điều này thì con đường “chuyển quan hệ vay mượn sang mua bán ngoại tệ” hay xa hơn là chống “Đô la hóa” triệt để trong nền kinh tế có vẻ còn xa lắc.