Chủ tịch ECB bi quan về kinh tế châu Âu
Theo Chủ tịch Trichet, “triển vọng của nền kinh tế đang rất bấp bênh trong khi nguy cơ sụt giảm lại đang ngày càng mạnh lên”
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm 8/9 tuyên bố giữ nguyên dự báo lạm phát tại 17 nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), song hạ dự báo tăng trưởng kinh tế nhóm này trong năm nay và năm tới.
Cụ thể, Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet cho biết, ngân hàng đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Eurozone xuống còn 1,6% trong năm 2011 và 1,3% trong năm 2012, thay vì mức 1,7% và 1,9% trong dự báo đưa ra trước đây.
Tỷ lệ lạm phát tại khu vực này vẫn được giữ nguyên là 2,6% trong năm 2011 và 1,7% trong năm 2012.
Theo Chủ tịch Trichet, “triển vọng của nền kinh tế đang rất bấp bênh trong khi nguy cơ sụt giảm lại đang ngày càng mạnh lên”. Người đứng đầu ECB cho rằng, hiện tồn tại nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế châu Âu.
Những yếu tố này bao gồm sự điều tiết nhịp độ tăng trưởng toàn cầu, liên quan đến sự sụt giảm của giá cả cũng như lòng tin của doanh nghiệp, và những ảnh hưởng bất lợi từ căng thẳng gia tăng tại một số nước nợ công.
Nhận định của ông Trichet được đưa ra ngay sau khi ECB công bố quyết định giữ nguyên tỷ lệ lãi suất ở mức 1,5%, nhằm hỗ trợ sức tăng trưởng kinh tế khu vực, ngăn chặn lạm phát và trấn an giới đầu tư.
Trước đó, giới đầu tư, kinh doanh đã rất mong chờ ECB sẽ cắt giảm lãi suất, do khủng hoảng nợ công lan rộng đã hủy hoại lòng tin vào các ngân hàng châu Âu và đẩy chi phí vay trên thị trường tăng cao.
Cụ thể, Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet cho biết, ngân hàng đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Eurozone xuống còn 1,6% trong năm 2011 và 1,3% trong năm 2012, thay vì mức 1,7% và 1,9% trong dự báo đưa ra trước đây.
Tỷ lệ lạm phát tại khu vực này vẫn được giữ nguyên là 2,6% trong năm 2011 và 1,7% trong năm 2012.
Theo Chủ tịch Trichet, “triển vọng của nền kinh tế đang rất bấp bênh trong khi nguy cơ sụt giảm lại đang ngày càng mạnh lên”. Người đứng đầu ECB cho rằng, hiện tồn tại nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế châu Âu.
Những yếu tố này bao gồm sự điều tiết nhịp độ tăng trưởng toàn cầu, liên quan đến sự sụt giảm của giá cả cũng như lòng tin của doanh nghiệp, và những ảnh hưởng bất lợi từ căng thẳng gia tăng tại một số nước nợ công.
Nhận định của ông Trichet được đưa ra ngay sau khi ECB công bố quyết định giữ nguyên tỷ lệ lãi suất ở mức 1,5%, nhằm hỗ trợ sức tăng trưởng kinh tế khu vực, ngăn chặn lạm phát và trấn an giới đầu tư.
Trước đó, giới đầu tư, kinh doanh đã rất mong chờ ECB sẽ cắt giảm lãi suất, do khủng hoảng nợ công lan rộng đã hủy hoại lòng tin vào các ngân hàng châu Âu và đẩy chi phí vay trên thị trường tăng cao.