Chủ tịch Quốc hội: Báo chí cần thông tin trung thực, có định hướng
Thông tin trên báo chí cần trung thực, có định hướng, chứ không phải cứ tung ra ai muốn hiểu thế nào thì hiểu
Thông tin trên báo chí cần trung thực, có định hướng, chứ không phải cứ tung ra ai muốn hiểu thế nào thì hiểu.
Đó là phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tại lễ kỷ niệm 85 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2010), diễn ra tại Cung Văn hóa hữu nghị (Hà Nội), tối 21/6.
Khẳng định thông tin là chức năng cơ bản của báo chí, trách nhiệm của nhà báo là đáp ứng quyền thông tin của các tầng lớp nhân dân, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đồng thời nhấn mạnh: "Trong điều kiện hiện nay, thông tin càng nhanh nhạy, phong phú càng tốt. Nhưng thông tin phải trung thực, chính xác. Thông tin toàn diện, chứ không phiến diện, không thổi phồng tô hồng hoặc bôi đen; thông tin có phân tích, có bình luận, có định hướng chứ không phải cứ tung ra ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Nói cách khác, thông tin phải nói đúng sự thật, tức là nói đúng bản chất sự việc, hiện tượng, thông tin có cân nhắc hiệu quả xã hội, vì lợi ích chung, sự nghiệp chung; không giật gân, câu khách, không để lộ bí mật quốc gia; càng không mơ hồ mất cảnh giác".
"Ở đây, đòi hỏi người làm báo phải có đủ bản lĩnh, trình độ và đạo đức nghề nghiệp, thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo", ông lưu ý.
Cũng trong bài phát biểu, ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị các nhà báo trong thời gian tới cần "lưu ý một số vấn đề".
Đó là: tiếp tục làm tốt việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới, phục vụ tích cực nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng...; phản ánh sinh động những vấn đề thực tiễn cuộc sống, phát hiện, biểu dương, nhân rộng những nhân tố mới, gương “người tốt, việc tốt”, những điển hình tiên tiến; đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội...; đấu tranh chống những quan điểm sai trái, làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình, âm mưu bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch...; góp phần tích cực xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
"Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá, sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại, nhằm lật đổ chế độ ta từ bên trong", Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng nói. Bởi vậy, ông đề nghị: "Các nhà báo cần phát huy tinh thần chủ động tiến công, luôn tỉnh táo, cảnh giác, có nhiều bài viết sắc sảo, thường xuyên hơn, có sức thuyết phục cao hơn đấu tranh chống những quan niệm sai trái, làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch".
Sau lễ kỷ niệm và đón nhận Huân chương Sao Vàng cho Hội Nhà báo Việt Nam là lễ trao giải báo chí quốc gia năm 2009, với 130 tác phẩm thuộc các loại hình báo chí đoạt giải.
Đó là phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tại lễ kỷ niệm 85 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2010), diễn ra tại Cung Văn hóa hữu nghị (Hà Nội), tối 21/6.
Khẳng định thông tin là chức năng cơ bản của báo chí, trách nhiệm của nhà báo là đáp ứng quyền thông tin của các tầng lớp nhân dân, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đồng thời nhấn mạnh: "Trong điều kiện hiện nay, thông tin càng nhanh nhạy, phong phú càng tốt. Nhưng thông tin phải trung thực, chính xác. Thông tin toàn diện, chứ không phiến diện, không thổi phồng tô hồng hoặc bôi đen; thông tin có phân tích, có bình luận, có định hướng chứ không phải cứ tung ra ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Nói cách khác, thông tin phải nói đúng sự thật, tức là nói đúng bản chất sự việc, hiện tượng, thông tin có cân nhắc hiệu quả xã hội, vì lợi ích chung, sự nghiệp chung; không giật gân, câu khách, không để lộ bí mật quốc gia; càng không mơ hồ mất cảnh giác".
"Ở đây, đòi hỏi người làm báo phải có đủ bản lĩnh, trình độ và đạo đức nghề nghiệp, thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo", ông lưu ý.
Cũng trong bài phát biểu, ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị các nhà báo trong thời gian tới cần "lưu ý một số vấn đề".
Đó là: tiếp tục làm tốt việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới, phục vụ tích cực nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng...; phản ánh sinh động những vấn đề thực tiễn cuộc sống, phát hiện, biểu dương, nhân rộng những nhân tố mới, gương “người tốt, việc tốt”, những điển hình tiên tiến; đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội...; đấu tranh chống những quan điểm sai trái, làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình, âm mưu bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch...; góp phần tích cực xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
"Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá, sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại, nhằm lật đổ chế độ ta từ bên trong", Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng nói. Bởi vậy, ông đề nghị: "Các nhà báo cần phát huy tinh thần chủ động tiến công, luôn tỉnh táo, cảnh giác, có nhiều bài viết sắc sảo, thường xuyên hơn, có sức thuyết phục cao hơn đấu tranh chống những quan niệm sai trái, làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch".
Sau lễ kỷ niệm và đón nhận Huân chương Sao Vàng cho Hội Nhà báo Việt Nam là lễ trao giải báo chí quốc gia năm 2009, với 130 tác phẩm thuộc các loại hình báo chí đoạt giải.