“Chưa có thần dược cho kinh tế Trung Quốc”
Theo Phó giáo sư Patrick Chovanec, mức tăng trưởng thực sự hiện nay của nền kinh tế Trung Quốc có thể chỉ từ 4 - 5%
"Đừng bao giờ quan tâm tới số liệu thống kê chính thức. Trung Quốc đã thực sự hạ cánh cứng và chưa có thần dược nào cho các vấn đề kinh tế của quốc gia này", hãng tin CNBC dẫn lời Phó giáo sư Patrick Chovanec của trường Kinh tế và Quản lý thuộc Đại học Thanh Hoa.
Theo số liệu công bố chính thức, quý 2 vừa qua, GDP của Trung Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng có 7,6%. Đây là điều không ngờ tới bởi trước đó không lâu mức tăng trưởng của nền kinh tế này vẫn là hai con số. Tuy nhiên, theo Chovanec, mức tăng thực sự của kinh tế Trung Quốc có thể là 4 - 5%, do đầu tư vào các ngành công nghiệp quan trọng đã giảm sút nghiêm trọng.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta (Trung Quốc) đã hạ cánh cứng", Phó giáo sư Chovanec nói với CNBC. Theo ông, những cảnh báo về lợi nhuận của các doanh nghiệp Trung Quốc rõ ràng đã cao hơn hẳn so với tình hình hồi đầu năm 2009, trong khi đó những ngành công nghiệp quan trọng có thể soi vào như sắt thép, xây dựng, sản xuất trang thiết bị hiện đã co hẹp lại so với trước đây.
Hãng bán lẻ đồ gia dụng Suning hàng đầu của Trung Quốc đã cảnh báo lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay sẽ giảm 30%, trong khi "đại gia" thiết bị viễn thông ZTE thì đưa ra mức giảm tới 80% trong thời gian tương đương.
Tuần trước, Trung Quốc đã công bố một loạt số liệu kinh tế quan trọng cho thấy ngày càng có nhiều dấu hiệu khẳng định nền kinh tế này đang tăng trưởng chậm lại, vượt xa dự đoán của giới phân tích. Sản lượng của các nhà máy trong tháng 7 tăng trưởng có 9,2% so với cùng kỳ, thấp nhất trong vòng 3 năm và dưới mức dự báo 9,8% của các chuyên gia phân tích đưa ra trước đó.
Doanh số bán lẻ tháng 7 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng chỉ tăng trưởng 13,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức kỳ vọng 13,7% của giới nghiên cứu. Trong khi Trung Quốc đã ba lần hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng kể từ tháng 11 năm ngoái và hai lần hạ lãi suất cơ bản trong năm nay, nhưng có vẻ không gây nhiều tác động, kéo kinh tế đi lên như mong đợi.
Cũng liên quan tới kinh tế Trung Quốc, trước việc một loạt số liệu yếu kém được công bố gần đây, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Trung Quốc cần hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng như lãi suất cơ bản nhiều hơn nữa. Nhà kinh tế Alistair Thornton của hãng IHS Global Insight cho rằng, Chính phủ Trung Quóc sẽ cần kích thích kinh tế hơn nữa và khuyến khích mở rộng hoạt động đầu tư.
Đinh Sảng, chuyên gia kinh tế của Citi, cũng đồng ý rằng đây là lúc chín muồi để Bắc Kinh có hành động thúc đẩy nền kinh tế. Theo ông, sự hỗ trợ về mặt chính sách là vẫn rất cần thiết và điều này cần sớm thực hiện thì tốt hơn. Tuy nhiên, cũng có không ít chuyên gia kinh tế cho rằng, bất kỳ sự cải thiện nào đối với kinh tế Trung Quốc ở thời điểm hiện tại cũng sẽ là rất mong manh.
Theo số liệu công bố chính thức, quý 2 vừa qua, GDP của Trung Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng có 7,6%. Đây là điều không ngờ tới bởi trước đó không lâu mức tăng trưởng của nền kinh tế này vẫn là hai con số. Tuy nhiên, theo Chovanec, mức tăng thực sự của kinh tế Trung Quốc có thể là 4 - 5%, do đầu tư vào các ngành công nghiệp quan trọng đã giảm sút nghiêm trọng.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta (Trung Quốc) đã hạ cánh cứng", Phó giáo sư Chovanec nói với CNBC. Theo ông, những cảnh báo về lợi nhuận của các doanh nghiệp Trung Quốc rõ ràng đã cao hơn hẳn so với tình hình hồi đầu năm 2009, trong khi đó những ngành công nghiệp quan trọng có thể soi vào như sắt thép, xây dựng, sản xuất trang thiết bị hiện đã co hẹp lại so với trước đây.
Hãng bán lẻ đồ gia dụng Suning hàng đầu của Trung Quốc đã cảnh báo lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay sẽ giảm 30%, trong khi "đại gia" thiết bị viễn thông ZTE thì đưa ra mức giảm tới 80% trong thời gian tương đương.
Tuần trước, Trung Quốc đã công bố một loạt số liệu kinh tế quan trọng cho thấy ngày càng có nhiều dấu hiệu khẳng định nền kinh tế này đang tăng trưởng chậm lại, vượt xa dự đoán của giới phân tích. Sản lượng của các nhà máy trong tháng 7 tăng trưởng có 9,2% so với cùng kỳ, thấp nhất trong vòng 3 năm và dưới mức dự báo 9,8% của các chuyên gia phân tích đưa ra trước đó.
Doanh số bán lẻ tháng 7 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng chỉ tăng trưởng 13,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức kỳ vọng 13,7% của giới nghiên cứu. Trong khi Trung Quốc đã ba lần hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng kể từ tháng 11 năm ngoái và hai lần hạ lãi suất cơ bản trong năm nay, nhưng có vẻ không gây nhiều tác động, kéo kinh tế đi lên như mong đợi.
Cũng liên quan tới kinh tế Trung Quốc, trước việc một loạt số liệu yếu kém được công bố gần đây, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Trung Quốc cần hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng như lãi suất cơ bản nhiều hơn nữa. Nhà kinh tế Alistair Thornton của hãng IHS Global Insight cho rằng, Chính phủ Trung Quóc sẽ cần kích thích kinh tế hơn nữa và khuyến khích mở rộng hoạt động đầu tư.
Đinh Sảng, chuyên gia kinh tế của Citi, cũng đồng ý rằng đây là lúc chín muồi để Bắc Kinh có hành động thúc đẩy nền kinh tế. Theo ông, sự hỗ trợ về mặt chính sách là vẫn rất cần thiết và điều này cần sớm thực hiện thì tốt hơn. Tuy nhiên, cũng có không ít chuyên gia kinh tế cho rằng, bất kỳ sự cải thiện nào đối với kinh tế Trung Quốc ở thời điểm hiện tại cũng sẽ là rất mong manh.