Chưa đồng thuận với việc đánh thuế nhà
Nhiều đại biểu chưa đồng thuận với việc đánh thuế nhà tại dự án Luật Thuế nhà, đất
Nhiều vị đại biểu Quốc hội đề nghị chưa nên đánh thuế nhà khi thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế nhà, đất chiều 12/11.
Theo Chính phủ, quy định chưa thu thuế nhà của Pháp lệnh Thuế nhà, đất đến nay không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, sự phát triển của thị trường bất động sản và Luật Đất đai 2003.
Việc ban hành Luật Thuế nhà, đất nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với nhà, đất, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ nhà, đất và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu băn khoăn ngay từ sự cần thiết phải ban hành luật này cho đến nhiều nội dung cụ thể của dự luật.
Đại biểu Vũ Duy Hòa đề nghị nên lấy ý kiến nhân dân trước xem có cần ban hành luật này không. Vì hiện nay mới đang in mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất, còn chưa biết đến bao giờ mới quản lý được hết nhà và đất. “Trước hết cứ cấp giấy chứng nhận nhà tốt đi đã thì mới biết ai bao nhiêu nhà bao nhiêu đất để xem nên đánh thuế thế nào”, đại biểu Hòa phát biểu.
Vị đại biểu này cho rằng sẽ là vội vàng và thiếu chuẩn xác về đối tượng chịu thuế khi chưa có bất kỳ cơ quan nào nắm chắc toàn bộ số liệu về đất đai và hiện trạng sử dụng đất của từng gia đình.
“Nhà được cấp không thì có thể phải nộp thuế, còn tích lũy cả đời mới mua được cái nhà mà phải nộp thuế thì thật là vô duyên”, đại biểu Hòa nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cũng cho rằng nếu chưa làm rõ xem đánh thuế nhà là đánh thuế chỗ ở hay đánh thuế tài sản thì chưa nên có thuế nhà, vì tuyệt đại đa số nhân dân còn nghèo.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi đề nghị “xin ý kiến Quốc hội xem có đánh thuế nhà ở hay không rồi hãy nên bàn đến cái luật này, chứ đi vào chi tiết còn nhiều vấn đề lắm”.
Trước mắt, cần xem xét kỹ, nếu thấy chưa cần thiết thu thuế nhà ở thì chỉ đánh thuế vào đất, trên cơ sở giá trị đất. Còn nếu thu thuế nhà ở, chỉ nên thu thuế nhà ở đối với các đối tượng có từ 2 nhà trở nên và áp mức thuế lũy tiến cao hơn nữa so với dự thảo Luật đã đưa ra, đại biểu Trần Du Lịch đề nghị.
Đại biểu Dao Nhiễu Linh, Trương Thị Ánh đều cho rằng, Hiến pháp quy định quyền cơ bản của con người là có nhà ở. Vì thế, không nên đánh thuế nhà ở đối với người cho một căn nhà để phù hợp với Hiến pháp và vì không phải nhà lúc nào cũng sinh lợi để đóng thuế.
Nhiều đại biểu khác cùng có ý kiến chưa nên đặt vấn đề thu thuế nhà ở, vì hoạt động này rất phức tạp, khó thực hiện một cách công bằng trong bối cảnh xã hội hiện nay. Nếu tính thuế đất, cần áp dụng trên cơ sở diện tích giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Nhà nước cấp, không lấy căn cứ trên diện tích thực tế, để tránh trường hợp việc nộp thuế đất trở thành hợp pháp hóa diện tích đất chiếm dụng, sử dụng trái phép.
Hơn nữa việc đánh thuế nhà chưa nhận được sự đồng thuận cao từ các đại biểu Quốc hội cũng như dư luận xã hội.
Theo Chính phủ, quy định chưa thu thuế nhà của Pháp lệnh Thuế nhà, đất đến nay không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, sự phát triển của thị trường bất động sản và Luật Đất đai 2003.
Việc ban hành Luật Thuế nhà, đất nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với nhà, đất, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ nhà, đất và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu băn khoăn ngay từ sự cần thiết phải ban hành luật này cho đến nhiều nội dung cụ thể của dự luật.
Đại biểu Vũ Duy Hòa đề nghị nên lấy ý kiến nhân dân trước xem có cần ban hành luật này không. Vì hiện nay mới đang in mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất, còn chưa biết đến bao giờ mới quản lý được hết nhà và đất. “Trước hết cứ cấp giấy chứng nhận nhà tốt đi đã thì mới biết ai bao nhiêu nhà bao nhiêu đất để xem nên đánh thuế thế nào”, đại biểu Hòa phát biểu.
Vị đại biểu này cho rằng sẽ là vội vàng và thiếu chuẩn xác về đối tượng chịu thuế khi chưa có bất kỳ cơ quan nào nắm chắc toàn bộ số liệu về đất đai và hiện trạng sử dụng đất của từng gia đình.
“Nhà được cấp không thì có thể phải nộp thuế, còn tích lũy cả đời mới mua được cái nhà mà phải nộp thuế thì thật là vô duyên”, đại biểu Hòa nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cũng cho rằng nếu chưa làm rõ xem đánh thuế nhà là đánh thuế chỗ ở hay đánh thuế tài sản thì chưa nên có thuế nhà, vì tuyệt đại đa số nhân dân còn nghèo.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi đề nghị “xin ý kiến Quốc hội xem có đánh thuế nhà ở hay không rồi hãy nên bàn đến cái luật này, chứ đi vào chi tiết còn nhiều vấn đề lắm”.
Trước mắt, cần xem xét kỹ, nếu thấy chưa cần thiết thu thuế nhà ở thì chỉ đánh thuế vào đất, trên cơ sở giá trị đất. Còn nếu thu thuế nhà ở, chỉ nên thu thuế nhà ở đối với các đối tượng có từ 2 nhà trở nên và áp mức thuế lũy tiến cao hơn nữa so với dự thảo Luật đã đưa ra, đại biểu Trần Du Lịch đề nghị.
Đại biểu Dao Nhiễu Linh, Trương Thị Ánh đều cho rằng, Hiến pháp quy định quyền cơ bản của con người là có nhà ở. Vì thế, không nên đánh thuế nhà ở đối với người cho một căn nhà để phù hợp với Hiến pháp và vì không phải nhà lúc nào cũng sinh lợi để đóng thuế.
Nhiều đại biểu khác cùng có ý kiến chưa nên đặt vấn đề thu thuế nhà ở, vì hoạt động này rất phức tạp, khó thực hiện một cách công bằng trong bối cảnh xã hội hiện nay. Nếu tính thuế đất, cần áp dụng trên cơ sở diện tích giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Nhà nước cấp, không lấy căn cứ trên diện tích thực tế, để tránh trường hợp việc nộp thuế đất trở thành hợp pháp hóa diện tích đất chiếm dụng, sử dụng trái phép.
Hơn nữa việc đánh thuế nhà chưa nhận được sự đồng thuận cao từ các đại biểu Quốc hội cũng như dư luận xã hội.