Chưa triển khai quy hoạch Sơn Trà trong 3 tháng để lấy ý kiến
Phó thủ tướng muốn Đà Nẵng nêu rõ có chấp nhận kiến nghị về việc giảm quy mô phòng lưu trú tại Sơn Trà hay không
“Tinh thần chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là phát triển kinh tế nhưng phải bảo đảm môi trường sinh thái. Do đó, tôi đề nghị chưa triển khai quy hoạch du lịch bán đảo Sơn Trà trong 3 tháng tới để việc tiếp thu ý kiến được khách quan, toàn diện”.
Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi làm việc với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đà Nẵng và các cơ quan liên quan về các kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đối với bản quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà, chiều 28/5.
Trong quy hoạch không có nhà đầu tư nước ngoài
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cho biết, phạm vi ranh giới được quy hoạch cho phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà là 1.056 ha. Tuy nhiên, diện tích xây dựng các công trình lưu trú là rất nhỏ, chỉ khoảng 2%.
Trước thời điểm tiến hành lập quy hoạch này, thành phố Đà Nẵng đã chấp thuận đầu tư cho 25 dự án tại bán đảo Sơn Trà, trong đó có 18 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
Trong số 18 dự án này có 11 dự án đầu tư vào lĩnh vực lưu trú với quy mô 5.049 phòng khách sạn. Ban đầu, phương án quy hoạch đề xuất là khoảng 1.600-3.200. Sau khi xem xét kỹ lưỡng, hội đồng thẩm định đã yêu cầu xem xét giảm quy mô phòng xuống mức 1.600.
Theo lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, quy hoạch du lịch Sơn Trà đã được lập, trình và phê duyệt theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật, trong đó các bộ Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường đã có ý kiến về bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết từ 2003-2012, UBND thành phố đã phê duyệt 25 dự án, trong đó có 18 dự án phát triển du lịch. Trong 18 dự án với tổng diện tích 1.222 ha, việc lập thẩm định dự án tuân thủ các quy định về an ninh quốc phòng và không có nhà đầu tư nước ngoài, mật độ xây dựng không quá 10%, tương ứng không quá 122,2 ha, chiếm tỷ lệ 2,75% diện tích bán đảo Sơn Trà.
Về đất đai, có 11/18 dự án đã nêu trên đã được ban hành quyết định giao, cho thuê đất với tổng diện tích 344 ha. Về chứng nhận đầu tư và tình hình triển khai, đã có 4 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và 3 dự án đã được đưa vào hoạt động.
Cũng theo ông Tuấn, trong quá trình lập quy hoạch, UBND thành phố Đà Nẵng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ở tất cả các khâu từ lập đề cương nhiệm vụ, khảo sát thực địa, thu thập thông tin, tài liệu đến hình thành ý tưởng phát triển và dự thảo. Ngoài ra, ngày 17/3/2016, lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đà Nẵng đã đại diện cho UBND thành phố tham gia hội đồng thẩm định cấp bộ, để thẩm định quy hoạch này.
Nhận mình là “người ngoại đạo” và lần đầu tiên được chính thức nghe về quy hoạch này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, cá nhân ông thấy rằng quy hoạch được lập khá bài bản, đúng quy định, giúp “bảo vệ” bán đảo Sơn Trà tốt hơn chứ không phải “phá” bán đảo này.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho rằng việc xuất hiện những ý kiến khác nhau về quy hoạch này có thể do công tác truyền thông chưa tốt và đề nghị, qua vụ việc này, các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng công tác thông tin cho công chúng và báo giới, tăng cường đối thoại để thông tin được đầy đủ, chính xác và công khai. Cái gì làm đúng rồi thì phải khẳng định lại là đúng, còn những gì chưa đúng thì phải tiếp thu một cách cầu thị, kịp thời.
Chưa triển khai quy hoạch trong 3 tháng tới
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Tinh thần của Thủ tướng, Phó thủ tướng là rất cầu thị lắng nghe”.
“Hơn nữa, chúng ta phải công khai, minh bạch bởi sự thật bao giờ cũng là sự thật. Nếu chúng ta làm đúng thì nhân dân, công luận sẽ đánh giá đúng”, ông nhấn mạnh.
Phó thủ tướng lưu ý, tất cả các dự án trên bán đảo Sơn Trà đều đã được đồng ý chủ trương hay cấp phép trước khi bản quy hoạch này được lập. Hơn nữa, bản quy hoạch này đã quyết định giảm quy mô phòng lưu trú xuống chỉ còn 1.600 so với con số 5.000 phòng trước đây.
Tuy nhiên, ngay sau khi bản quy hoạch được công bố, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đã có kiến nghị, và một nội dung quan trọng trong bản kiến nghị là giữ nguyên hiện trạng, tức khoảng 300 phòng đang được đưa vào sử dụng, không được xây dựng thêm các cơ sở lưu trú trên bán đảo Sơn Trà.
Để giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ đã giao và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, thành phố Đà Nẵng sẽ tổ chức các hội nghị, hội thảo, làm việc với Hiệp hội, có mời các chuyên gia, nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực bảo tồn, môi trường để trao đổi trên một tinh thần khoa học, trong đó sẽ lưu ý kinh nghiệm làm tốt trên thế giới đối với trường hợp tương tự.
Phó thủ tướng đề nghị UBND thành phố Đà Nẵng cần chủ động xem xét tất cả các vấn đề để có báo cáo chính thức với Thủ tướng về kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, trong đó cần nêu rõ thành phố có chấp nhận kiến nghị về việc giảm quy mô phòng lưu trú hay không, nếu giảm thì giảm xuống bao nhiêu.
“Đà Nẵng phải chủ động vì tất cả các dự án được cấp theo đúng thẩm quyền của Đà Nẵng”, Phó thủ tướng nhấn mạnh và đồng ý với đề nghị của Đà Nẵng trước ngày 30/8 sẽ báo cáo chính thức với Thủ tướng Chính phủ để thành phố có thời gian rà soát, làm việc với các nhà đầu tư.
Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng cũng đồng ý để Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch có thời gian 3 tháng để tổ chức các hội nghị, hội thảo, buổi làm việc lấy ý kiến về các khía cạnh khoa học liên quan.
Nhấn mạnh một lần nữa là quy hoạch du lịch Sơn Trà chưa được triển khai trên thực tế, Phó thủ tướng đề nghị chưa triển khai quy hoạch này trong 3 tháng tới để việc tiếp thu ý kiến được khách quan, toàn diện.
Ông nói, trong thời gian 3 tháng này, khi bản quy hoạch này chưa được triển khai, cũng không cần lo ngại các dự án được phê duyệt, cấp phép sẽ ồ ạt triển khai, bởi từ ngày 16/5, tất cả mọi quyết định liên quan đến các dự án tại Sơn Trà đều phải được thông qua Thường trực Thành ủy Đà Nẵng và công luận, báo chí có thể giám sát điều này.
“Tinh thần chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là phát triển kinh tế nhưng phải bảo đảm môi trường sinh thái”, Phó thủ tướng nhấn mạnh và cho biết sau khi có các báo cáo này thì Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét quyết định.
Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi làm việc với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đà Nẵng và các cơ quan liên quan về các kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đối với bản quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà, chiều 28/5.
Trong quy hoạch không có nhà đầu tư nước ngoài
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái cho biết, phạm vi ranh giới được quy hoạch cho phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà là 1.056 ha. Tuy nhiên, diện tích xây dựng các công trình lưu trú là rất nhỏ, chỉ khoảng 2%.
Trước thời điểm tiến hành lập quy hoạch này, thành phố Đà Nẵng đã chấp thuận đầu tư cho 25 dự án tại bán đảo Sơn Trà, trong đó có 18 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
Trong số 18 dự án này có 11 dự án đầu tư vào lĩnh vực lưu trú với quy mô 5.049 phòng khách sạn. Ban đầu, phương án quy hoạch đề xuất là khoảng 1.600-3.200. Sau khi xem xét kỹ lưỡng, hội đồng thẩm định đã yêu cầu xem xét giảm quy mô phòng xuống mức 1.600.
Theo lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, quy hoạch du lịch Sơn Trà đã được lập, trình và phê duyệt theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật, trong đó các bộ Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường đã có ý kiến về bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết từ 2003-2012, UBND thành phố đã phê duyệt 25 dự án, trong đó có 18 dự án phát triển du lịch. Trong 18 dự án với tổng diện tích 1.222 ha, việc lập thẩm định dự án tuân thủ các quy định về an ninh quốc phòng và không có nhà đầu tư nước ngoài, mật độ xây dựng không quá 10%, tương ứng không quá 122,2 ha, chiếm tỷ lệ 2,75% diện tích bán đảo Sơn Trà.
Về đất đai, có 11/18 dự án đã nêu trên đã được ban hành quyết định giao, cho thuê đất với tổng diện tích 344 ha. Về chứng nhận đầu tư và tình hình triển khai, đã có 4 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và 3 dự án đã được đưa vào hoạt động.
Cũng theo ông Tuấn, trong quá trình lập quy hoạch, UBND thành phố Đà Nẵng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ở tất cả các khâu từ lập đề cương nhiệm vụ, khảo sát thực địa, thu thập thông tin, tài liệu đến hình thành ý tưởng phát triển và dự thảo. Ngoài ra, ngày 17/3/2016, lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đà Nẵng đã đại diện cho UBND thành phố tham gia hội đồng thẩm định cấp bộ, để thẩm định quy hoạch này.
Nhận mình là “người ngoại đạo” và lần đầu tiên được chính thức nghe về quy hoạch này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, cá nhân ông thấy rằng quy hoạch được lập khá bài bản, đúng quy định, giúp “bảo vệ” bán đảo Sơn Trà tốt hơn chứ không phải “phá” bán đảo này.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho rằng việc xuất hiện những ý kiến khác nhau về quy hoạch này có thể do công tác truyền thông chưa tốt và đề nghị, qua vụ việc này, các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng công tác thông tin cho công chúng và báo giới, tăng cường đối thoại để thông tin được đầy đủ, chính xác và công khai. Cái gì làm đúng rồi thì phải khẳng định lại là đúng, còn những gì chưa đúng thì phải tiếp thu một cách cầu thị, kịp thời.
Chưa triển khai quy hoạch trong 3 tháng tới
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Tinh thần của Thủ tướng, Phó thủ tướng là rất cầu thị lắng nghe”.
“Hơn nữa, chúng ta phải công khai, minh bạch bởi sự thật bao giờ cũng là sự thật. Nếu chúng ta làm đúng thì nhân dân, công luận sẽ đánh giá đúng”, ông nhấn mạnh.
Phó thủ tướng lưu ý, tất cả các dự án trên bán đảo Sơn Trà đều đã được đồng ý chủ trương hay cấp phép trước khi bản quy hoạch này được lập. Hơn nữa, bản quy hoạch này đã quyết định giảm quy mô phòng lưu trú xuống chỉ còn 1.600 so với con số 5.000 phòng trước đây.
Tuy nhiên, ngay sau khi bản quy hoạch được công bố, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đã có kiến nghị, và một nội dung quan trọng trong bản kiến nghị là giữ nguyên hiện trạng, tức khoảng 300 phòng đang được đưa vào sử dụng, không được xây dựng thêm các cơ sở lưu trú trên bán đảo Sơn Trà.
Để giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ đã giao và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, thành phố Đà Nẵng sẽ tổ chức các hội nghị, hội thảo, làm việc với Hiệp hội, có mời các chuyên gia, nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực bảo tồn, môi trường để trao đổi trên một tinh thần khoa học, trong đó sẽ lưu ý kinh nghiệm làm tốt trên thế giới đối với trường hợp tương tự.
Phó thủ tướng đề nghị UBND thành phố Đà Nẵng cần chủ động xem xét tất cả các vấn đề để có báo cáo chính thức với Thủ tướng về kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, trong đó cần nêu rõ thành phố có chấp nhận kiến nghị về việc giảm quy mô phòng lưu trú hay không, nếu giảm thì giảm xuống bao nhiêu.
“Đà Nẵng phải chủ động vì tất cả các dự án được cấp theo đúng thẩm quyền của Đà Nẵng”, Phó thủ tướng nhấn mạnh và đồng ý với đề nghị của Đà Nẵng trước ngày 30/8 sẽ báo cáo chính thức với Thủ tướng Chính phủ để thành phố có thời gian rà soát, làm việc với các nhà đầu tư.
Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng cũng đồng ý để Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch có thời gian 3 tháng để tổ chức các hội nghị, hội thảo, buổi làm việc lấy ý kiến về các khía cạnh khoa học liên quan.
Nhấn mạnh một lần nữa là quy hoạch du lịch Sơn Trà chưa được triển khai trên thực tế, Phó thủ tướng đề nghị chưa triển khai quy hoạch này trong 3 tháng tới để việc tiếp thu ý kiến được khách quan, toàn diện.
Ông nói, trong thời gian 3 tháng này, khi bản quy hoạch này chưa được triển khai, cũng không cần lo ngại các dự án được phê duyệt, cấp phép sẽ ồ ạt triển khai, bởi từ ngày 16/5, tất cả mọi quyết định liên quan đến các dự án tại Sơn Trà đều phải được thông qua Thường trực Thành ủy Đà Nẵng và công luận, báo chí có thể giám sát điều này.
“Tinh thần chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là phát triển kinh tế nhưng phải bảo đảm môi trường sinh thái”, Phó thủ tướng nhấn mạnh và cho biết sau khi có các báo cáo này thì Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét quyết định.