Chưa Việt kiều nào được mua nhà theo Luật Nhà ở!
Đến nay chưa có Việt kiều nào thuộc đối tượng qui định trong Luật Nhà ở được quyền sở hữu nhà. Vì sao?
Luật nhà ở cho phép Việt kiều được sở hữu nhà trong nước đã có hiệu lực gần một năm. Nhu cầu mua, sở hữu nhà ở tại quê hương của bà con Việt kiều là rất lớn.
Thế nhưng, đến nay chưa có Việt kiều nào thuộc đối tượng qui định trong Luật Nhà ở được quyền sở hữu nhà. Vì sao?
Bị từ chối
Ông Đặng Văn Hưng, một Việt kiều Canada, bức xúc: ngay khi biết chủ trương của Nhà nước qui định trong Luật nhà ở cho phép Việt kiều được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, ông đã thương lượng mua một căn nhà trên đường 3/2, Tp.HCM.
Thế nhưng khi các bên đến cơ quan công chứng để làm hợp đồng mua bán nhà vào tháng 12/2006 thì bị từ chối. Công chứng viên giải thích rằng luật đã có nhưng... vẫn phải chờ hướng dẫn cụ thể về thủ tục giấy tờ đối với trường hợp Việt kiều mua nhà.
Ông Hưng đành thỏa thuận với người bán tiến hành giao tiền và ký giấy tờ tay với nhau, đợi đến khi có hướng dẫn sẽ đến cơ quan công chứng để làm hợp đồng. Ông đã nhiều lần lên phòng công chứng hỏi thăm nhưng lần nào cũng được yêu cầu... chờ hướng dẫn.
Năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/CP cho phép bốn đối tượng được mua nhà ở trong nước gồm: người về đầu tư lâu dài tại Việt Nam; người có công đóng góp với đất nước; nhà văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam; người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam (hồi hương). Các trường hợp trên được mua, nhận tặng cho, đổi, thừa kế nhà ở như người Việt Nam trong nước, không hạn chế số lượng.
Tuy nhiên, do chỉ giới hạn bốn nhóm đối tượng được sở hữu nhà cộng với các trình tự thủ tục rắc rối như việc xuất trình giấy tờ chứng minh có quốc tịch, nguồn gốc Việt Nam nên số lượng Việt kiều được mua nhà rất ít. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính từ khi triển khai Nghị định 81/CP đến nay cả nước mới chỉ có khoảng 100 Việt kiều được đứng tên sở hữu nhà, chủ yếu là những Việt kiều về đầu tư trong nước.
Luật Nhà ở qui định tiếp tục cho bốn nhóm đối tượng theo nghị định 81/CP (được sở hữu nhiều nhà), đồng thời bổ sung qui định cho phép tất cả Việt kiều đã có thời gian cư trú trong nước từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ. Theo Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Tp.HCM, Luật Nhà ở đã “mở cửa” cho tất cả Việt kiều có nhu cầu sở hữu nhà trong nước.
Nhiều Việt kiều đồng tình với qui định này, nhưng đến nay vẫn chưa có Việt kiều nào được giải quyết.
Thiệt thòi
Gần một năm nay, rất nhiều qui định của Luật nhà ở đã được triển khai thực hiện như: cấp giấy hồng mới, xây dựng nhà ở công vụ, nhà xã hội... nhưng riêng chuyện cho Việt kiều mua nhà thì vẫn tắc.
Lý do là khi hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, nghị định 90/2009/NĐ-CP của Chính phủ lại không hướng dẫn đầy đủ về trình tự, thủ tục cho Việt kiều được sở hữu nhà ra sao mà lại thòng một câu: “Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn cụ thể việc xác định thời hạn cư trú tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Khi cấp visa, bảo đảm để người có nguyện vọng được mua nhà theo qui định tại khoản này”.
Theo giải thích của lãnh đạo Phòng công chứng số 1, lý do từ chối công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho nhà đất của Việt kiều vì cần chờ hướng dẫn về thời gian cư trú sáu tháng là thế nào.
Thực tế phát sinh nhiều trường hợp khác nhau. Thời hạn sáu tháng căn cứ vào đâu: người được phép ở Việt Nam sáu tháng nhưng thực tế ở dưới thời gian này, người xin phép về ở tại Việt Nam 3-4 tháng nhưng sau đó gia hạn nhiều lần có được giải quyết không hay chỉ giải quyết cho người ở Việt Nam liên tục từ sáu tháng trở lên?
Mặt khác, Nghị định 90 cũng chưa nói rõ thời điểm sáu tháng áp dụng từ khi Luật nhà ở có hiệu lực (1/7/2006) hay áp dụng cho cả những trường hợp đã về Việt Nam ở trước khi luật có hiệu lực?...
Bà Đỗ Thị Kim Oanh, Việt kiều Pháp, bức xúc cho biết: bà được cấp visa tại Việt Nam có thời hạn đủ sáu tháng (từ 20/3 đến 20/9/2007) nhưng khi bà nộp hồ sơ tại Phòng công chứng số 6 để lập hợp đồng tặng cho nhà (cha mẹ bà cho bà một căn nhà) thì không được giải quyết. Mặc dù bà Oanh đã xuất trình đầy đủ giấy tờ và visa thời hạn sáu tháng đúng qui định nhưng công chứng viên vẫn từ chối.
Một lãnh đạo phòng công chứng khác thừa nhận luật đã có hiệu lực nhưng chưa thực hiện khiến quyền lợi của Việt kiều bị thiệt thòi. Ngoài ra, theo nghị định 90, Việt kiều ở Việt Nam từ sáu tháng trở lên được mua một căn nhà riêng lẻ, căn hộ. Ngoài căn nhà này, nếu được tặng cho, thừa kế thì được hưởng giá trị căn nhà đó.
Như vậy nếu chưa sở hữu một căn nhà thì những Việt kiều này được sở hữu phần nhà được thừa hưởng và được cấp giấy chủ quyền. Thế nhưng hiện nay do chưa thực hiện qui định này nên họ chỉ được hưởng phần giá trị căn nhà.
Trao đổi với báo giới, bà Nguyễn Thị Thọ - Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Tp.HCM - bức xúc: ở nước ngoài, luật có hiệu lực thì căn cứ theo đó mà làm. Ở ta đã có luật nhưng các cơ quan nhà nước vẫn chưa thi hành mà còn phải chờ nghị định, rồi thông tư hướng dẫn. Nhiều người có nhu cầu đành phải chọn giải pháp nhờ người thân, bạn bè đứng tên giùm rất phiền phức mà dễ phát sinh tranh chấp sau này.
Theo thông tin từ Ủy ban, hiện đã có dự thảo thông tư liên tịch (không phải của hai bộ mà tới bốn bộ: Công an, Ngoại giao, Tư pháp và Xây dựng) hướng dẫn thủ tục sở hữu nhà của Việt kiều đang được đem ra lấy ý kiến. Như vậy chưa biết đến bao giờ thông tư này mới ra đời!
* Theo Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Tp.HCM, số lượng Việt kiều về nước trong các năm gần đây luôn gia tăng. Thống kê cho thấy số lượng Việt kiều về nước qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất năm 2003: 300.000 người, năm 2004: 402.000 người, năm 2005: 450.000 người và năm 2006 là 470.000 người.
Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết từ năm 1988 đến nay, kiều bào Việt Nam tại nước ngoài đã đầu tư về nước khoảng 380 triệu USD theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và đăng ký đầu tư khoảng 450 triệu USD theo Luật đầu tư nước ngoài. Chỉ riêng trong vòng sáu năm 2001-2006, lượng ngoại tệ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển về nước đạt hơn 20 tỉ USD, riêng năm 2006 đạt 4,8 tỉ USD.
Thế nhưng, đến nay chưa có Việt kiều nào thuộc đối tượng qui định trong Luật Nhà ở được quyền sở hữu nhà. Vì sao?
Bị từ chối
Ông Đặng Văn Hưng, một Việt kiều Canada, bức xúc: ngay khi biết chủ trương của Nhà nước qui định trong Luật nhà ở cho phép Việt kiều được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, ông đã thương lượng mua một căn nhà trên đường 3/2, Tp.HCM.
Thế nhưng khi các bên đến cơ quan công chứng để làm hợp đồng mua bán nhà vào tháng 12/2006 thì bị từ chối. Công chứng viên giải thích rằng luật đã có nhưng... vẫn phải chờ hướng dẫn cụ thể về thủ tục giấy tờ đối với trường hợp Việt kiều mua nhà.
Ông Hưng đành thỏa thuận với người bán tiến hành giao tiền và ký giấy tờ tay với nhau, đợi đến khi có hướng dẫn sẽ đến cơ quan công chứng để làm hợp đồng. Ông đã nhiều lần lên phòng công chứng hỏi thăm nhưng lần nào cũng được yêu cầu... chờ hướng dẫn.
Năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/CP cho phép bốn đối tượng được mua nhà ở trong nước gồm: người về đầu tư lâu dài tại Việt Nam; người có công đóng góp với đất nước; nhà văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam; người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam (hồi hương). Các trường hợp trên được mua, nhận tặng cho, đổi, thừa kế nhà ở như người Việt Nam trong nước, không hạn chế số lượng.
Tuy nhiên, do chỉ giới hạn bốn nhóm đối tượng được sở hữu nhà cộng với các trình tự thủ tục rắc rối như việc xuất trình giấy tờ chứng minh có quốc tịch, nguồn gốc Việt Nam nên số lượng Việt kiều được mua nhà rất ít. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính từ khi triển khai Nghị định 81/CP đến nay cả nước mới chỉ có khoảng 100 Việt kiều được đứng tên sở hữu nhà, chủ yếu là những Việt kiều về đầu tư trong nước.
Luật Nhà ở qui định tiếp tục cho bốn nhóm đối tượng theo nghị định 81/CP (được sở hữu nhiều nhà), đồng thời bổ sung qui định cho phép tất cả Việt kiều đã có thời gian cư trú trong nước từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ. Theo Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Tp.HCM, Luật Nhà ở đã “mở cửa” cho tất cả Việt kiều có nhu cầu sở hữu nhà trong nước.
Nhiều Việt kiều đồng tình với qui định này, nhưng đến nay vẫn chưa có Việt kiều nào được giải quyết.
Thiệt thòi
Gần một năm nay, rất nhiều qui định của Luật nhà ở đã được triển khai thực hiện như: cấp giấy hồng mới, xây dựng nhà ở công vụ, nhà xã hội... nhưng riêng chuyện cho Việt kiều mua nhà thì vẫn tắc.
Lý do là khi hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, nghị định 90/2009/NĐ-CP của Chính phủ lại không hướng dẫn đầy đủ về trình tự, thủ tục cho Việt kiều được sở hữu nhà ra sao mà lại thòng một câu: “Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn cụ thể việc xác định thời hạn cư trú tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Khi cấp visa, bảo đảm để người có nguyện vọng được mua nhà theo qui định tại khoản này”.
Theo giải thích của lãnh đạo Phòng công chứng số 1, lý do từ chối công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho nhà đất của Việt kiều vì cần chờ hướng dẫn về thời gian cư trú sáu tháng là thế nào.
Thực tế phát sinh nhiều trường hợp khác nhau. Thời hạn sáu tháng căn cứ vào đâu: người được phép ở Việt Nam sáu tháng nhưng thực tế ở dưới thời gian này, người xin phép về ở tại Việt Nam 3-4 tháng nhưng sau đó gia hạn nhiều lần có được giải quyết không hay chỉ giải quyết cho người ở Việt Nam liên tục từ sáu tháng trở lên?
Mặt khác, Nghị định 90 cũng chưa nói rõ thời điểm sáu tháng áp dụng từ khi Luật nhà ở có hiệu lực (1/7/2006) hay áp dụng cho cả những trường hợp đã về Việt Nam ở trước khi luật có hiệu lực?...
Bà Đỗ Thị Kim Oanh, Việt kiều Pháp, bức xúc cho biết: bà được cấp visa tại Việt Nam có thời hạn đủ sáu tháng (từ 20/3 đến 20/9/2007) nhưng khi bà nộp hồ sơ tại Phòng công chứng số 6 để lập hợp đồng tặng cho nhà (cha mẹ bà cho bà một căn nhà) thì không được giải quyết. Mặc dù bà Oanh đã xuất trình đầy đủ giấy tờ và visa thời hạn sáu tháng đúng qui định nhưng công chứng viên vẫn từ chối.
Một lãnh đạo phòng công chứng khác thừa nhận luật đã có hiệu lực nhưng chưa thực hiện khiến quyền lợi của Việt kiều bị thiệt thòi. Ngoài ra, theo nghị định 90, Việt kiều ở Việt Nam từ sáu tháng trở lên được mua một căn nhà riêng lẻ, căn hộ. Ngoài căn nhà này, nếu được tặng cho, thừa kế thì được hưởng giá trị căn nhà đó.
Như vậy nếu chưa sở hữu một căn nhà thì những Việt kiều này được sở hữu phần nhà được thừa hưởng và được cấp giấy chủ quyền. Thế nhưng hiện nay do chưa thực hiện qui định này nên họ chỉ được hưởng phần giá trị căn nhà.
Trao đổi với báo giới, bà Nguyễn Thị Thọ - Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Tp.HCM - bức xúc: ở nước ngoài, luật có hiệu lực thì căn cứ theo đó mà làm. Ở ta đã có luật nhưng các cơ quan nhà nước vẫn chưa thi hành mà còn phải chờ nghị định, rồi thông tư hướng dẫn. Nhiều người có nhu cầu đành phải chọn giải pháp nhờ người thân, bạn bè đứng tên giùm rất phiền phức mà dễ phát sinh tranh chấp sau này.
Theo thông tin từ Ủy ban, hiện đã có dự thảo thông tư liên tịch (không phải của hai bộ mà tới bốn bộ: Công an, Ngoại giao, Tư pháp và Xây dựng) hướng dẫn thủ tục sở hữu nhà của Việt kiều đang được đem ra lấy ý kiến. Như vậy chưa biết đến bao giờ thông tư này mới ra đời!
* Theo Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Tp.HCM, số lượng Việt kiều về nước trong các năm gần đây luôn gia tăng. Thống kê cho thấy số lượng Việt kiều về nước qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất năm 2003: 300.000 người, năm 2004: 402.000 người, năm 2005: 450.000 người và năm 2006 là 470.000 người.
Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết từ năm 1988 đến nay, kiều bào Việt Nam tại nước ngoài đã đầu tư về nước khoảng 380 triệu USD theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và đăng ký đầu tư khoảng 450 triệu USD theo Luật đầu tư nước ngoài. Chỉ riêng trong vòng sáu năm 2001-2006, lượng ngoại tệ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển về nước đạt hơn 20 tỉ USD, riêng năm 2006 đạt 4,8 tỉ USD.