Chứng khoán: Biên độ mới, chuyển biến mới?
Nhiều cơ sở để đặt niềm tin cho bước chuyển biến mới của thị trường trong tuần tới
Nhiều cơ sở để đặt niềm tin cho bước chuyển biến mới của thị trường trong tuần tới.
Từ thứ Hai này (7/4), thị trường chứng khoán chính thức áp biên độ giao động giá mới; tại HOSE là 2% và tại HASTC là 3%.
Một thay đổi thận trọng, không quá rộng để có thể tạo những biến động lớn, nhưng cần thiết cho khả năng cải thiện tính thanh khoản và thay đổi giá rõ rệt hơn; nhà đầu tư có thêm lợi suất đầu tư hấp dẫn và thêm các bước giá để lựa chọn.
Phía sau quyết định nới biện độ, theo Ủy ban Chứng khoán, là sự chuyển biến tích cực của thị trường và tâm lý nhà đầu tư trong những phiên vừa qua.
Cụ thể, VN-Index và HASTC-Index đã tăng điểm 8 phiên liên tiếp; mức tăng 6 phiên gần nhất tương ứng từ 0,79 – 0,81%/phiên và 1,5 – 1,6%/phiên. Hai chỉ số này đang có cơ hội tái lập những mốc điểm quan trọng là 550 điểm và 200 điểm.
Với biên độ mới, rộng hơn, và những tín hiệu tích cực đang hỗ trợ, nhiều khả năng hai mốc điểm đó sẽ hiện thực trong tuần tới.
Trước hết, lượng găm hàng đến mức nén chặt như tuần qua khẳng định một niềm tin chắc chắn vào sự lên điểm trước mắt. Đà bán ra không thể hiện dù chênh lệch lớn nhuận đã có thể đạt tới 10%, đối với các quyết định mua vào khi VN-Index dưới 500 điểm (tại HASTC, lợi suất này cao hơn).
Trong khi đó, lượng mua vào luôn áp đảo với lực cầu luôn vọt trên 30 triệu đơn vị/phiên – điều thường chỉ có ở thời sôi động, thị trường thăng hoa. Đáng chú ý là ở phiên cuối tuần qua, khi có thông tin nới biên độ, dòng tiền đã ngừng chảy vào trái phiếu.
Cung – cầu đang là một thuận lợi, ủng hộ cho hướng đi lên của thị trường.
Với biên độ mới, chênh lệch vẫn chưa quá lớn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư kiểm soát tốt hơn và chủ động hơn trước giá trị đầu tư của mình. Trong tình huống xấu, biên độ mới sẽ là một độ mở hợp lý để kế hoạch mua vào mạnh cổ phiếu quỹ của nhiều doanh nghiệp lớn tham gia hỗ trợ thị trường. Bên cạnh đó, vai trò của SCIC vẫn cần được nhấn mạnh, đặc biệt hiệu quả trong bối cảnh biên độ hẹp hiện nay.
Nhận diện những trở ngại
Tất nhiên, bước chuyển dự báo tích cực trong tuần tới vẫn đang gặp trở ngại từ những bất ổn vĩ mô của nền kinh tế. Một thực tế là đà tăng trưởng đã phải xem xét lại; lạm phát có nhiều dự báo sẽ tăng ở mức hai con số; lãi suất đã bình ổn nhưng lại xuất hiện bất ổn trên thị trường liên ngân hàng.
Xét lại những yếu tố trên, lạm phát vẫn là điểm lo ngại nhất. Nhưng, những chuyển biến của chính sách và quyết tâm của Chính phủ trong tuần qua bước đầu tạo được tâm lý thuận lợi cho nhà đầu tư. Giá những mặt hàng trọng điểm được kiềm chế; các tổ chức và doanh nghiệp đang cùng tìm tiếng nói chung để hỗ trợ Chính phủ trong mục tiêu hàng đầu này. Một dự báo lạc quan là đà tăng lạm phát tháng 4 sẽ chững lại.
Điểm lo ngại nữa là dấu hiệu căng thẳng vốn của các ngân hàng thương mại, bởi phía sau đó là khả năng thu hẹp cho vay đầu tư chứng khoán, hoặc kế hoạch giải chấp chứng khoán cầm cố để tăng khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã tăng tới 15%/năm, dấu hiệu căng vốn đã xuất hiện. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, đó chỉ là phản ứng nhất thời và dự báo sẽ sớm được bình ổn; cơ quan này sẽ thể hiện vai trò của mình trong hỗ trợ thanh khoản cho những thành viên khó khăn.
Về vấn đề giải chấp, từ đầu năm 2008, con số dự tính tổng dư nợ cho vay loại này ước khoảng 10.000 tỷ đồng. Trong đợt sụt giảm vừa qua, một phần lớn đã được giải tỏa; theo đó, áp lực còn lại đối với thị trường chứng khoán không quá lớn. Bên cạnh đó, định hướng của Thủ tướng Chính phủ trong gói giải pháp hiện nay, cùng sự lên tiếng của Ngân hàng Nhà nước, thêm vào đó là đà đi lên của giá chứng khoán, áp lực giải chấp dự báo sẽ được kiềm chế.
Một điểm lo ngại thực tế hơn là kết quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trong quý I/2008. Lạm phát tăng cao, giá đầu vào của sản xuất, dịch vụ tăng lên, cộng với lãi suất vay vốn trong cơn sốt, tỷ giá biến động… là cơ sở làm nảy sinh lo ngại.
Và cũng trong quý I/2008, hoạt động đầu tư tài chính rơi vào khó khăn và đứng trước khả năng thua lỗ lớn; thị trường bất động sản cũng điều chỉnh giá mạnh. Trong khi đó, ước tính có gần 70% doanh nghiệp niêm yết hiện nay có liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính hoặc bất động sản. Thực tế một số doanh nghiệp đã giảm lợi nhuận trong quý I/2008 liên quan đến những khó khăn trên.
Những khó khăn trên cũng là trở ngại chính của đà phục hồi của thị trường trong trung hạn. Và trong tuần tới, sẽ không ngạc nhiên khi sự chọn lọc xuất hiện, thay cho thế trận tăng giá một chiều trong tuần qua.
Nhưng, xét về tổng thế, dự báo thị trường sẽ có một tuần lên điểm nối tiếp. VN-Index và HASTC-Index sẽ tái lập mốc 550 điểm và 200 điểm.
Từ thứ Hai này (7/4), thị trường chứng khoán chính thức áp biên độ giao động giá mới; tại HOSE là 2% và tại HASTC là 3%.
Một thay đổi thận trọng, không quá rộng để có thể tạo những biến động lớn, nhưng cần thiết cho khả năng cải thiện tính thanh khoản và thay đổi giá rõ rệt hơn; nhà đầu tư có thêm lợi suất đầu tư hấp dẫn và thêm các bước giá để lựa chọn.
Phía sau quyết định nới biện độ, theo Ủy ban Chứng khoán, là sự chuyển biến tích cực của thị trường và tâm lý nhà đầu tư trong những phiên vừa qua.
Cụ thể, VN-Index và HASTC-Index đã tăng điểm 8 phiên liên tiếp; mức tăng 6 phiên gần nhất tương ứng từ 0,79 – 0,81%/phiên và 1,5 – 1,6%/phiên. Hai chỉ số này đang có cơ hội tái lập những mốc điểm quan trọng là 550 điểm và 200 điểm.
Với biên độ mới, rộng hơn, và những tín hiệu tích cực đang hỗ trợ, nhiều khả năng hai mốc điểm đó sẽ hiện thực trong tuần tới.
Trước hết, lượng găm hàng đến mức nén chặt như tuần qua khẳng định một niềm tin chắc chắn vào sự lên điểm trước mắt. Đà bán ra không thể hiện dù chênh lệch lớn nhuận đã có thể đạt tới 10%, đối với các quyết định mua vào khi VN-Index dưới 500 điểm (tại HASTC, lợi suất này cao hơn).
Trong khi đó, lượng mua vào luôn áp đảo với lực cầu luôn vọt trên 30 triệu đơn vị/phiên – điều thường chỉ có ở thời sôi động, thị trường thăng hoa. Đáng chú ý là ở phiên cuối tuần qua, khi có thông tin nới biên độ, dòng tiền đã ngừng chảy vào trái phiếu.
Cung – cầu đang là một thuận lợi, ủng hộ cho hướng đi lên của thị trường.
Với biên độ mới, chênh lệch vẫn chưa quá lớn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư kiểm soát tốt hơn và chủ động hơn trước giá trị đầu tư của mình. Trong tình huống xấu, biên độ mới sẽ là một độ mở hợp lý để kế hoạch mua vào mạnh cổ phiếu quỹ của nhiều doanh nghiệp lớn tham gia hỗ trợ thị trường. Bên cạnh đó, vai trò của SCIC vẫn cần được nhấn mạnh, đặc biệt hiệu quả trong bối cảnh biên độ hẹp hiện nay.
Nhận diện những trở ngại
Tất nhiên, bước chuyển dự báo tích cực trong tuần tới vẫn đang gặp trở ngại từ những bất ổn vĩ mô của nền kinh tế. Một thực tế là đà tăng trưởng đã phải xem xét lại; lạm phát có nhiều dự báo sẽ tăng ở mức hai con số; lãi suất đã bình ổn nhưng lại xuất hiện bất ổn trên thị trường liên ngân hàng.
Xét lại những yếu tố trên, lạm phát vẫn là điểm lo ngại nhất. Nhưng, những chuyển biến của chính sách và quyết tâm của Chính phủ trong tuần qua bước đầu tạo được tâm lý thuận lợi cho nhà đầu tư. Giá những mặt hàng trọng điểm được kiềm chế; các tổ chức và doanh nghiệp đang cùng tìm tiếng nói chung để hỗ trợ Chính phủ trong mục tiêu hàng đầu này. Một dự báo lạc quan là đà tăng lạm phát tháng 4 sẽ chững lại.
Điểm lo ngại nữa là dấu hiệu căng thẳng vốn của các ngân hàng thương mại, bởi phía sau đó là khả năng thu hẹp cho vay đầu tư chứng khoán, hoặc kế hoạch giải chấp chứng khoán cầm cố để tăng khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã tăng tới 15%/năm, dấu hiệu căng vốn đã xuất hiện. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, đó chỉ là phản ứng nhất thời và dự báo sẽ sớm được bình ổn; cơ quan này sẽ thể hiện vai trò của mình trong hỗ trợ thanh khoản cho những thành viên khó khăn.
Về vấn đề giải chấp, từ đầu năm 2008, con số dự tính tổng dư nợ cho vay loại này ước khoảng 10.000 tỷ đồng. Trong đợt sụt giảm vừa qua, một phần lớn đã được giải tỏa; theo đó, áp lực còn lại đối với thị trường chứng khoán không quá lớn. Bên cạnh đó, định hướng của Thủ tướng Chính phủ trong gói giải pháp hiện nay, cùng sự lên tiếng của Ngân hàng Nhà nước, thêm vào đó là đà đi lên của giá chứng khoán, áp lực giải chấp dự báo sẽ được kiềm chế.
Một điểm lo ngại thực tế hơn là kết quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trong quý I/2008. Lạm phát tăng cao, giá đầu vào của sản xuất, dịch vụ tăng lên, cộng với lãi suất vay vốn trong cơn sốt, tỷ giá biến động… là cơ sở làm nảy sinh lo ngại.
Và cũng trong quý I/2008, hoạt động đầu tư tài chính rơi vào khó khăn và đứng trước khả năng thua lỗ lớn; thị trường bất động sản cũng điều chỉnh giá mạnh. Trong khi đó, ước tính có gần 70% doanh nghiệp niêm yết hiện nay có liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính hoặc bất động sản. Thực tế một số doanh nghiệp đã giảm lợi nhuận trong quý I/2008 liên quan đến những khó khăn trên.
Những khó khăn trên cũng là trở ngại chính của đà phục hồi của thị trường trong trung hạn. Và trong tuần tới, sẽ không ngạc nhiên khi sự chọn lọc xuất hiện, thay cho thế trận tăng giá một chiều trong tuần qua.
Nhưng, xét về tổng thế, dự báo thị trường sẽ có một tuần lên điểm nối tiếp. VN-Index và HASTC-Index sẽ tái lập mốc 550 điểm và 200 điểm.