Chứng khoán lên điểm: Cơ hội và lực cản
Chứng khoán đã tăng điểm sau chuỗi ngày đi xuống không biết “mệt”, nhưng điều này có thực sự là cơ hội?
Chứng khoán đã tăng điểm sau chuỗi ngày đi xuống không biết “mệt”, nhưng điều này có thực sự là cơ hội?
>>Chứng khoán lên điểm: Bẫy phục hồi đang giăng?
Giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân, đã mệt mỏi khi chứng kiến ngày lại ngày chứng khoán mất điểm. Thị trường sa sút, nguồn vốn được dồn vào các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, thậm chí để "ăn chắc", nhiều nhà đầu tư đã gửi tiền vào ngân hàng, dù biết lãi thực bị âm, bất chấp lãi suất huy động ngày một tăng.
Thế nhưng, khởi đầu từ sàn Hà Nội, tiếp đến là phiên giao dịch tạo nên nhiều niềm vui trên sàn Tp.HCM, chỉ số giá trên hai sàn đã tăng điểm trong những phiên gần đây. Câu hỏi đặt ra là liệu trong những ngày tới, VN-Index và HASTC-Index sẽ nằm trong xu hướng tăng điểm thực sự, hay đó chỉ là những phiên điều chỉnh tăng trong xu hướng giảm điểm?
Cơ hội?
Chứng khoán đã xuống thấp so với đầu năm nay, nhiều cổ phiếu đã tiến gần tới mệnh giá, thậm chí dưới mệnh giá. Cơ hội mua được cổ phiếu giá “rẻ”, gần mệnh giá có lẽ một hai năm về trước chỉ xảy ra với cổ đông sáng lập hay “cổ đông đặc biệt”, thì nay, đến với bất kỳ ai!
Nhiều cổ phiếu từng có giá gấp trên 20 lần mệnh giá, nay về dưới 40.000 đồng/cổ phiếu. Nhiều người cho rằng, cơ hội “ngàn năm có một” đã đến.
Một quan điểm cũng đang nhận được nhiều ý kiến tán đồng, đó là trong bối cảnh lãi suất ngân hàng bị âm do lạm phát tăng cao, thì nên chọn chứng khoán là kênh “gửi tiết kiệm” dài hạn, với niềm tin mãnh liệt rằng kinh tế vĩ mô sẽ sớm ổn định và kinh tế lại tiếp tục đà tăng trưởng.
Trong một luồng suy nghĩ khác, thì đầu tư vào vàng, ngoại tệ hiện không mang lại nhiều “sóng”, thậm chí đang gần như không thể mua ngoại tệ để kinh doanh kiếm lời. Do đó, tìm “sóng” từ thị trường chứng khoán hiện là khả quan nhất.
Những suy nghĩ lạc quan trên đã được “tiếp sức”, sau quyết định mới đây của Ủy ban Chứng khoán về việc tăng biên độ giao dịch trên hai sàn. Nhiều nhà đầu tư tin rằng tính thanh khoản sẽ biến chuyển tích cực hơn, và “sóng” lớn sẽ đến.
Thử nhận diện lực cản
Lực cản trực tiếp đầu tiên đối với thị trường sẽ đến khi thời hạn thanh toán T+4 có hiệu lực, khi đó, nhiều cổ phiếu đã tăng được trên 5% và khả năng quyết định hiện thực hóa lợi nhuận của không ít nhà đầu tư là khá lớn.
Tiếp theo là câu hỏi liệu lượng cầu sẽ tiếp tục được duy trì trong những phiên tới, bởi hiện các tín hiệu tích cực vẫn chưa lộ diện rõ. Hơn nữa, ngày công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 6 cũng sắp đến. CPI sẽ là một nhân tố quan trọng trong việc ra quyết định của những người làm chính sách tiền tệ, thuế…
Bên cạnh đó, ngay với cả giới phân tích, khó có thể tìm ra nhiều cổ phiếu của nhiều công ty có khả năng mang lại cổ tức cao hơn lãi suất ngân hàng trong năm 2008. Bởi chỉ riêng chi phí vốn lên đến hơn 20% mà doanh nghiệp phải trả cho chủ nợ (nếu đi vay vốn) đã là một nỗ lực đáng khâm phục trong bối cảnh hiện nay.
Với những nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán lúc này, có bao nhiêu phần trăm xác định đầu tư dài hạn? Đó là câu hỏi mà nhiều người sẽ tự tìm ra câu trả lời. Bởi dù kinh tế vĩ mô có ổn định hay doanh nghiệp có kinh doanh khả quan, thị trường vẫn chỉ có thể tăng điểm bền vững khi nhà đầu tư gia nhập thị trường theo đúng nghĩa là nhà đầu tư.
Giả sử thị trường tiếp tục đi lên và giới đầu tư hồ hởi đón nhận ngày biên độ mới có hiệu lực - chứng khoán lại tăng, thì cơ hội tăng 3% và 4% cũng đi liền với thách thức của biên độ giảm tương ứng. Bởi lúc đó nhiều cổ phiếu đã tăng ở mức tương đối hấp dẫn quanh giá trị 5% - 10%.
Một điểm đáng lưu ý khác, trái với sự hồ hởi trả lời phóng viên khi thị trường lên, những ngày này nhìn chung tương đối khó tìm một lời nhận định về thị trường hiện nay từ các chuyên gia phân tích tài chính để nhà đầu tư tham khảo... Nhận diện thị trường có là cơ hội hay không, phần lớn sẽ phải xuất phát từ chính nhà đầu tư.
Nhưng, dù thị trường vẫn hiện diện những nhân tố kháng cự, song đôi khi, trong một thời điểm nhất định, trong một hoàn cảnh nhất định, niềm tin lại có sức mạnh thay đổi những khó khăn.
>>Chứng khoán lên điểm: Bẫy phục hồi đang giăng?
Giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân, đã mệt mỏi khi chứng kiến ngày lại ngày chứng khoán mất điểm. Thị trường sa sút, nguồn vốn được dồn vào các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, thậm chí để "ăn chắc", nhiều nhà đầu tư đã gửi tiền vào ngân hàng, dù biết lãi thực bị âm, bất chấp lãi suất huy động ngày một tăng.
Thế nhưng, khởi đầu từ sàn Hà Nội, tiếp đến là phiên giao dịch tạo nên nhiều niềm vui trên sàn Tp.HCM, chỉ số giá trên hai sàn đã tăng điểm trong những phiên gần đây. Câu hỏi đặt ra là liệu trong những ngày tới, VN-Index và HASTC-Index sẽ nằm trong xu hướng tăng điểm thực sự, hay đó chỉ là những phiên điều chỉnh tăng trong xu hướng giảm điểm?
Cơ hội?
Chứng khoán đã xuống thấp so với đầu năm nay, nhiều cổ phiếu đã tiến gần tới mệnh giá, thậm chí dưới mệnh giá. Cơ hội mua được cổ phiếu giá “rẻ”, gần mệnh giá có lẽ một hai năm về trước chỉ xảy ra với cổ đông sáng lập hay “cổ đông đặc biệt”, thì nay, đến với bất kỳ ai!
Nhiều cổ phiếu từng có giá gấp trên 20 lần mệnh giá, nay về dưới 40.000 đồng/cổ phiếu. Nhiều người cho rằng, cơ hội “ngàn năm có một” đã đến.
Một quan điểm cũng đang nhận được nhiều ý kiến tán đồng, đó là trong bối cảnh lãi suất ngân hàng bị âm do lạm phát tăng cao, thì nên chọn chứng khoán là kênh “gửi tiết kiệm” dài hạn, với niềm tin mãnh liệt rằng kinh tế vĩ mô sẽ sớm ổn định và kinh tế lại tiếp tục đà tăng trưởng.
Trong một luồng suy nghĩ khác, thì đầu tư vào vàng, ngoại tệ hiện không mang lại nhiều “sóng”, thậm chí đang gần như không thể mua ngoại tệ để kinh doanh kiếm lời. Do đó, tìm “sóng” từ thị trường chứng khoán hiện là khả quan nhất.
Những suy nghĩ lạc quan trên đã được “tiếp sức”, sau quyết định mới đây của Ủy ban Chứng khoán về việc tăng biên độ giao dịch trên hai sàn. Nhiều nhà đầu tư tin rằng tính thanh khoản sẽ biến chuyển tích cực hơn, và “sóng” lớn sẽ đến.
Thử nhận diện lực cản
Lực cản trực tiếp đầu tiên đối với thị trường sẽ đến khi thời hạn thanh toán T+4 có hiệu lực, khi đó, nhiều cổ phiếu đã tăng được trên 5% và khả năng quyết định hiện thực hóa lợi nhuận của không ít nhà đầu tư là khá lớn.
Tiếp theo là câu hỏi liệu lượng cầu sẽ tiếp tục được duy trì trong những phiên tới, bởi hiện các tín hiệu tích cực vẫn chưa lộ diện rõ. Hơn nữa, ngày công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 6 cũng sắp đến. CPI sẽ là một nhân tố quan trọng trong việc ra quyết định của những người làm chính sách tiền tệ, thuế…
Bên cạnh đó, ngay với cả giới phân tích, khó có thể tìm ra nhiều cổ phiếu của nhiều công ty có khả năng mang lại cổ tức cao hơn lãi suất ngân hàng trong năm 2008. Bởi chỉ riêng chi phí vốn lên đến hơn 20% mà doanh nghiệp phải trả cho chủ nợ (nếu đi vay vốn) đã là một nỗ lực đáng khâm phục trong bối cảnh hiện nay.
Với những nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán lúc này, có bao nhiêu phần trăm xác định đầu tư dài hạn? Đó là câu hỏi mà nhiều người sẽ tự tìm ra câu trả lời. Bởi dù kinh tế vĩ mô có ổn định hay doanh nghiệp có kinh doanh khả quan, thị trường vẫn chỉ có thể tăng điểm bền vững khi nhà đầu tư gia nhập thị trường theo đúng nghĩa là nhà đầu tư.
Giả sử thị trường tiếp tục đi lên và giới đầu tư hồ hởi đón nhận ngày biên độ mới có hiệu lực - chứng khoán lại tăng, thì cơ hội tăng 3% và 4% cũng đi liền với thách thức của biên độ giảm tương ứng. Bởi lúc đó nhiều cổ phiếu đã tăng ở mức tương đối hấp dẫn quanh giá trị 5% - 10%.
Một điểm đáng lưu ý khác, trái với sự hồ hởi trả lời phóng viên khi thị trường lên, những ngày này nhìn chung tương đối khó tìm một lời nhận định về thị trường hiện nay từ các chuyên gia phân tích tài chính để nhà đầu tư tham khảo... Nhận diện thị trường có là cơ hội hay không, phần lớn sẽ phải xuất phát từ chính nhà đầu tư.
Nhưng, dù thị trường vẫn hiện diện những nhân tố kháng cự, song đôi khi, trong một thời điểm nhất định, trong một hoàn cảnh nhất định, niềm tin lại có sức mạnh thay đổi những khó khăn.