Chứng khoán lo gì khi giá xăng tăng?
Thông tin tăng giá xăng chiều qua được các công ty chứng khoán đồng loạt nhận định là không bất ngờ
Thông tin tăng giá xăng chiều qua được các công ty chứng khoán đồng loạt nhận định là không bất ngờ. Tuy nhiên mức độ tăng được cho là khá cao, khiến tâm lý của nhà đầu tư trong ngắn hạn sẽ bị ảnh hưởng và mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 phải điều chỉnh lên.
Theo một số nhận định của các công ty chứng khoán, việc dự đoán xăng sẽ tăng giá được đưa ra từ sớm nên thông tin chính thức tăng không bất ngờ. Chẳng hạn công ty chứng khoán SSI từ giữa tháng 2 khi cập nhật về triển vọng lạm phát tháng đã đưa ra khả năng tăng sẽ tăng giá. Công ty chứng khoán HSC trong dự báo lạm phát năm 2012 cũng cho rằng xăng sẽ tăng từ 5-10% trong năm nay.
Thực tế trong cộng đồng nhà đầu tư lẫn tư vấn của nhiều công ty chứng khoán cho khách hàng đã đề cập đến khả năng xăng sẽ tăng giá “trong một ngày gần đây”, dù không dám chắc về thời điểm. Cơ sở cho nhận định này cũng không có gì đặc biệt vì liên tiếp từ đầu tháng 2 đến nay, thông tin giá xăng, dầu thế giới tăng cao và phát ngôn liên tục của các doanh nghiệp nhập khẩu xác định mức lỗ đang khá lớn, khoảng 4.000 - 6.000 đồng/lít.
Cơ quan quản lý cũng đã có những động thái phản ứng đầu tiên như giảm thuế nhập khẩu đề giúp giảm lỗ cho doanh nghiệp. Ngày 21/2/2012, một số mặt hàng xăng đã được giảm thuế nhập khẩu từ 4% xuống 0%. Dầu hỏa, nhiên liệu diesel cũng có thuế suất nhập khẩu giảm từ 5% xuống 3%.
Cung cách bình ổn giá xăng dầu lâu nay không có gì mới. Ban đầu thường là doanh nghiệp kêu lỗ, cơ quan quản lý cân nhắc sử dụng quỹ bình ổn, tiếp đó là giảm thuế nhập khẩu. Bước cuối cùng mới là tăng giá xăng bán lẻ. Do vậy, quyết định tăng giá xăng chiều qua là nước đi cuối cùng và không còn cách nào khác.
Liên quan đến mức tăng tới 10%, không nhiều tổ chức đưa ra bình luận. Tuy nhiên HSC thừa nhận trong báo cáo hôm qua rằng “giá xăng tăng không phải là thông tin gây bất ngờ. Tuy nhiên điều bất ngờ là mức độ tăng. Giá xăng đã tăng 10%, gấp đôi so với dự đoán của chúng tôi”. Công ty Chứng khoán Habubank cũng cho rằng “hầu hết các mức tăng giá xăng dầu nên trên đều cao hơn dự báo trước đó khá nhiều, và thực tế này sẽ tác động mạnh tới vấn đề lam phát trong những tháng tiếp theo do chi phí đẩy tăng mạnh sau quyết định tăng giá xăng dầu trong nước này”.
Ảnh hưởng của việc tăng giá xăng đến CPI tháng 3 được các tổ chức quan tâm nhiều hơn. Đa số nhận định đều nhấn mạnh đến nguy cơ CPI tháng này và cả năm 2012 sẽ tăng theo do xăng tăng giá tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống. HSC cho rằng “mức độ tăng lần này gấp đôi so với kỳ vọng của chúng tôi và điều này sẽ khiến CPI tăng thêm tổng cộng khoảng 2,5%-3% trong vòng 3 tháng tới. Ảnh hưởng tăng CPI sẽ rơi nhiều nhất vào tháng 4 trước khi hạ nhiệt bớt vào tháng 5. Do đó hiện tại chúng tôi dự báo CPI theo tháng của tháng 3 sẽ ở mức 1%, sau đó tăng lên khoảng 1,8% vào tháng 4”.
Công ty chứng khoán ACB nhận định tiêu cực hơn: “Với thông tin giá xăng được nâng lên khoảng 10% từ ngày 7/3 cùng với việc nhóm hàng dược phẩm và y tế tăng khoảng 20% từ đầu tháng 3 này thì chúng tôi dự phóng rằng CPI trong tháng 3 có thể tăng ở mức 1,2%”.
Quan điểm này cũng tương đồng với nhận xét của Mirae Asset khi cho rằng “giá xăng dầu tăng mạnh, CPI tháng 3 khó có thể ở mức thấp. Nhóm hàng hóa xăng dầu chiếm tỷ trọng thấp trong rổ hàng hóa CPI nhưng tác động dây chuyền đến các ngành sản xuất, vận tải có thể tạo áp lực lên lạm phát trong tháng 3”.
Liệu việc tăng giá xăng có ảnh hưởng đến xu hướng giảm lãi suất hay không? Đầu tiên phải khẳng định rằng quyết định giảm 1% lãi suất “trong vài ngày tới” đã được Thống đốc Ngân hàng nhà nước đưa ra một cách chính thức và chắc chắn rất khó thay đổi. Việc giảm lãi suất trong tháng 3 là “đã” xảy ra. Vấn đề còn lại là khả năng “lãi suất huy động mỗi quý sẽ giảm 1%” đi liền với điều kiện “nếu mọi yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát đều trở nên tích cực”.
Ảnh hưởng của việc tăng giá mặt hàng xăng dầu dĩ nhiên có thể định lượng được trong tác động đến CPI. Tuy nhiên điều khó định lượng là các yếu tố tăng giá khác liên quan đến xăng vì còn phụ thuộc vào tâm lý và khả năng kiểm soát giá. Vẫn còn có ít nhất hai điểm khiến thị trường lo ngại trong việc tăng giá xăng lần này.
Đầu tiên là mức tăng 10% lần này là giải pháp “cả gói”, hay chỉ là bước đầu tiên? Một số phân tích, nhận định của vào tổ chức như HSC dự báo giá xăng tăng 5%-10% là trong năm nay. Tuy nhiên theo Bộ Tài chính, trước tình hình giá thế giới leo thang mức điều chỉnh hôm qua chỉ tương đương 12,5% - 41% mức cần theo Nghị định 84. “Nếu tính đủ thuế theo barem thì giá bán xăng dầu trong nước phải điều chỉnh tăng khoảng 4.200 - 6.500 đồng một lít”. Điều đó có nghĩa là khả năng tăng giá xăng tiếp theo không phải là không có.
Thứ hai là triển vọng giảm giá xăng dầu. Quy trình giảm giá cũng không khó hiểu vì nó là quy trình ngược so với khi tăng: Nếu giá thế giới giảm thì giảm sử dụng Quỹ Bình ổn giá, khôi phục thuế nhập khẩu ở mức hợp lý và nếu còn dư địa sẽ thực hiện giảm giá bán. Như vậy việc giảm giá bán cũng là biện pháp cuối cùng.
Thực tế cũng cho thấy giá xăng dầu trong nước thường đi theo điệu “tiến hai lùi một”, tức là tăng thì tăng khủng còn giảm thì lờ đờ và nhỏ giọt. Cơ hội giảm giá xăng là khá mờ nhạt trừ phi giá thế giới có những biến động đột ngột giảm. Bản thân các tổ chức cũng phải xem xét lại đánh giá triển vọng lạm phát năm nay trước quyết định tăng quá mạnh của giá xăng dầu lần này.
HSC thừa nhận dự báo về CPI cả năm 2012 ở mức 12% trước đó là trên cơ sở giả định giá xăng dầu sẽ tăng 10% trong cả năm 2012. “Hiện mức tăng mới một lần đã hết mức giả định và khả năng giá xăng dầu khả năng giá xăng dầu tiếp tục tăng trong năm nay buộc chúng tôi phải nhận định lại mục tiêu CPI theo hướng tăng lên. Ảnh hưởng của động thái tăng giá xăng dầu ngày hôm nay có hai phần: (1) làm chậm lại sự suy giảm CPI trong tháng 3 và 4; (2) trì hoãn thời điểm CPI chạm đáy khoảng 2 tháng trước tháng 8. Điều này có nghĩa là mức suy giảm lãi suất có thể cũng sẽ chậm lại”, HSC phân tích.
Theo một số nhận định của các công ty chứng khoán, việc dự đoán xăng sẽ tăng giá được đưa ra từ sớm nên thông tin chính thức tăng không bất ngờ. Chẳng hạn công ty chứng khoán SSI từ giữa tháng 2 khi cập nhật về triển vọng lạm phát tháng đã đưa ra khả năng tăng sẽ tăng giá. Công ty chứng khoán HSC trong dự báo lạm phát năm 2012 cũng cho rằng xăng sẽ tăng từ 5-10% trong năm nay.
Thực tế trong cộng đồng nhà đầu tư lẫn tư vấn của nhiều công ty chứng khoán cho khách hàng đã đề cập đến khả năng xăng sẽ tăng giá “trong một ngày gần đây”, dù không dám chắc về thời điểm. Cơ sở cho nhận định này cũng không có gì đặc biệt vì liên tiếp từ đầu tháng 2 đến nay, thông tin giá xăng, dầu thế giới tăng cao và phát ngôn liên tục của các doanh nghiệp nhập khẩu xác định mức lỗ đang khá lớn, khoảng 4.000 - 6.000 đồng/lít.
Cơ quan quản lý cũng đã có những động thái phản ứng đầu tiên như giảm thuế nhập khẩu đề giúp giảm lỗ cho doanh nghiệp. Ngày 21/2/2012, một số mặt hàng xăng đã được giảm thuế nhập khẩu từ 4% xuống 0%. Dầu hỏa, nhiên liệu diesel cũng có thuế suất nhập khẩu giảm từ 5% xuống 3%.
Cung cách bình ổn giá xăng dầu lâu nay không có gì mới. Ban đầu thường là doanh nghiệp kêu lỗ, cơ quan quản lý cân nhắc sử dụng quỹ bình ổn, tiếp đó là giảm thuế nhập khẩu. Bước cuối cùng mới là tăng giá xăng bán lẻ. Do vậy, quyết định tăng giá xăng chiều qua là nước đi cuối cùng và không còn cách nào khác.
Liên quan đến mức tăng tới 10%, không nhiều tổ chức đưa ra bình luận. Tuy nhiên HSC thừa nhận trong báo cáo hôm qua rằng “giá xăng tăng không phải là thông tin gây bất ngờ. Tuy nhiên điều bất ngờ là mức độ tăng. Giá xăng đã tăng 10%, gấp đôi so với dự đoán của chúng tôi”. Công ty Chứng khoán Habubank cũng cho rằng “hầu hết các mức tăng giá xăng dầu nên trên đều cao hơn dự báo trước đó khá nhiều, và thực tế này sẽ tác động mạnh tới vấn đề lam phát trong những tháng tiếp theo do chi phí đẩy tăng mạnh sau quyết định tăng giá xăng dầu trong nước này”.
Ảnh hưởng của việc tăng giá xăng đến CPI tháng 3 được các tổ chức quan tâm nhiều hơn. Đa số nhận định đều nhấn mạnh đến nguy cơ CPI tháng này và cả năm 2012 sẽ tăng theo do xăng tăng giá tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống. HSC cho rằng “mức độ tăng lần này gấp đôi so với kỳ vọng của chúng tôi và điều này sẽ khiến CPI tăng thêm tổng cộng khoảng 2,5%-3% trong vòng 3 tháng tới. Ảnh hưởng tăng CPI sẽ rơi nhiều nhất vào tháng 4 trước khi hạ nhiệt bớt vào tháng 5. Do đó hiện tại chúng tôi dự báo CPI theo tháng của tháng 3 sẽ ở mức 1%, sau đó tăng lên khoảng 1,8% vào tháng 4”.
Công ty chứng khoán ACB nhận định tiêu cực hơn: “Với thông tin giá xăng được nâng lên khoảng 10% từ ngày 7/3 cùng với việc nhóm hàng dược phẩm và y tế tăng khoảng 20% từ đầu tháng 3 này thì chúng tôi dự phóng rằng CPI trong tháng 3 có thể tăng ở mức 1,2%”.
Quan điểm này cũng tương đồng với nhận xét của Mirae Asset khi cho rằng “giá xăng dầu tăng mạnh, CPI tháng 3 khó có thể ở mức thấp. Nhóm hàng hóa xăng dầu chiếm tỷ trọng thấp trong rổ hàng hóa CPI nhưng tác động dây chuyền đến các ngành sản xuất, vận tải có thể tạo áp lực lên lạm phát trong tháng 3”.
Liệu việc tăng giá xăng có ảnh hưởng đến xu hướng giảm lãi suất hay không? Đầu tiên phải khẳng định rằng quyết định giảm 1% lãi suất “trong vài ngày tới” đã được Thống đốc Ngân hàng nhà nước đưa ra một cách chính thức và chắc chắn rất khó thay đổi. Việc giảm lãi suất trong tháng 3 là “đã” xảy ra. Vấn đề còn lại là khả năng “lãi suất huy động mỗi quý sẽ giảm 1%” đi liền với điều kiện “nếu mọi yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát đều trở nên tích cực”.
Ảnh hưởng của việc tăng giá mặt hàng xăng dầu dĩ nhiên có thể định lượng được trong tác động đến CPI. Tuy nhiên điều khó định lượng là các yếu tố tăng giá khác liên quan đến xăng vì còn phụ thuộc vào tâm lý và khả năng kiểm soát giá. Vẫn còn có ít nhất hai điểm khiến thị trường lo ngại trong việc tăng giá xăng lần này.
Đầu tiên là mức tăng 10% lần này là giải pháp “cả gói”, hay chỉ là bước đầu tiên? Một số phân tích, nhận định của vào tổ chức như HSC dự báo giá xăng tăng 5%-10% là trong năm nay. Tuy nhiên theo Bộ Tài chính, trước tình hình giá thế giới leo thang mức điều chỉnh hôm qua chỉ tương đương 12,5% - 41% mức cần theo Nghị định 84. “Nếu tính đủ thuế theo barem thì giá bán xăng dầu trong nước phải điều chỉnh tăng khoảng 4.200 - 6.500 đồng một lít”. Điều đó có nghĩa là khả năng tăng giá xăng tiếp theo không phải là không có.
Thứ hai là triển vọng giảm giá xăng dầu. Quy trình giảm giá cũng không khó hiểu vì nó là quy trình ngược so với khi tăng: Nếu giá thế giới giảm thì giảm sử dụng Quỹ Bình ổn giá, khôi phục thuế nhập khẩu ở mức hợp lý và nếu còn dư địa sẽ thực hiện giảm giá bán. Như vậy việc giảm giá bán cũng là biện pháp cuối cùng.
Thực tế cũng cho thấy giá xăng dầu trong nước thường đi theo điệu “tiến hai lùi một”, tức là tăng thì tăng khủng còn giảm thì lờ đờ và nhỏ giọt. Cơ hội giảm giá xăng là khá mờ nhạt trừ phi giá thế giới có những biến động đột ngột giảm. Bản thân các tổ chức cũng phải xem xét lại đánh giá triển vọng lạm phát năm nay trước quyết định tăng quá mạnh của giá xăng dầu lần này.
HSC thừa nhận dự báo về CPI cả năm 2012 ở mức 12% trước đó là trên cơ sở giả định giá xăng dầu sẽ tăng 10% trong cả năm 2012. “Hiện mức tăng mới một lần đã hết mức giả định và khả năng giá xăng dầu khả năng giá xăng dầu tiếp tục tăng trong năm nay buộc chúng tôi phải nhận định lại mục tiêu CPI theo hướng tăng lên. Ảnh hưởng của động thái tăng giá xăng dầu ngày hôm nay có hai phần: (1) làm chậm lại sự suy giảm CPI trong tháng 3 và 4; (2) trì hoãn thời điểm CPI chạm đáy khoảng 2 tháng trước tháng 8. Điều này có nghĩa là mức suy giảm lãi suất có thể cũng sẽ chậm lại”, HSC phân tích.