Chứng khoán, một tuần đầy thăng trầm
Các nhà đầu tư chỉ mua bán cổ phiếu trong thời gian ngắn để kiếm chênh lệch giá hầu như không còn “chỗ”
Tuần qua, cả phiên đầu tuần lẫn phiên cuối tuần chỉ số VN-Index đều tăng, với mức điểm của phiên đầu tuần và phiên cuối tuần gần như bằng nhau.
VN- Index phiên đầu tuần (ngày 14/5) tăng 26,41 điểm (+2,54%) lên 1.066,04 điểm, và kết thúc phiên cuối tuần tăng 6,77 điểm (+0,64%) lên đạt 1.066,56 điểm, chỉ tăng 0,52 điểm trong suốt tuần.
Theo giới chuyên môn, tuần qua trên thị trường chứng khoán tập trung đầy rẫy khó khăn cho những nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư ngắn hạn. Các nhà đầu tư chỉ mua bán cổ phiếu trong thời gian ngắn để kiếm chênh lệch giá hầu như không còn “chỗ” trong tuần vừa qua. Thay cho việc mua bán ngắn hạn, các nhà đầu tư đã chuyển hướng sang đầu tư dài hạn và cổ phiếu được đầu tư cũng được chọn lựa kỹ lưỡng hơn.
Thống kê của sàn Tp.HCM cho thấy, tổng cầu của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trong tuần đạt gần 46,7 triệu chứng khoán, trong khi tổng cung là 51,3 triệu chứng khoán. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh chứng khoán trong tuần qua đạt 29,36 triệu đơn vị, bình quân 5,87 triệu chứng khoán/ngày. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 3.601,34 tỷ đồng, tương đương 720,27 tỷ đồng/ngày.
Trong tuần qua có 64 cổ phiếu và 2 chứng chỉ quỹ tăng giá, 33 cổ phiếu giảm giá và phần còn lại đứng giá (so sánh giá mở cửa phiên 14/5 và giá đóng cửa phiên 18/5). Tuy nhiên, do các mã giảm giá có mặt các cổ phiếu chủ chốt như FPT (-10.000 đồng/cổ phiếu), GMD (-3.000 đồng/cổ phiếu), REE (-3.000 đồng/cổ phiếu), SAM (32.000 đồng/cổ phiếu), VSH (-500 đồng/cổ phiếu) nên VN-Index gần như không thay đổi.
Trong các mã chủ chốt này, SAM giảm nhiều nhất do phiên 15/5 là phiên giao dịch không hưởng quyền được mua cổ phiếu với giá ưu đãi nên giá của SAM đã được điều chỉnh.
Trong các mã tăng giá, nổi bật là BMC của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định. Giá cổ phiếu liên tục tăng kịch trần trong suốt các phiên trong tuần. Nếu như đóng cửa phiên đóng cửa cuối tuần trước đó, BMC dừng ở mức 635.000 đồng/cổ phiếu, thì kết thúc phiên cuối tuần này (18/5) giá của BMC đã vượt qua ngưỡng 800.000 đồng/cổ phiếu và tạm dừng ở mức 807.000 đồng/cổ phiếu, tăng 172.000 đồng/cổ phiếu.
5 mã được giao dịch nhiều nhất trong tuần là STB với với 4,85 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tiếp theo là BF1 với 1,88 triệu đơn vị quỹ được chuyển nhượng, PPC đứng thứ ba với 1,83 triệu cổ phiếu, kế đến là VF1 với 1,55 triệu đơn vị và cuối cùng là REE với 1,3 triệu cổ phiếu.
Tính chung cả tuần, nhà đầu tư nước ngoài mua vào thông qua khớp lệnh trung bình 1,4 triệu chứng khoán/phiên, trong khi đó khối lượng bán ra chỉ đạt khoảng 578.000 chứng khoán/phiên. Như vậy, trong cả tuần qua, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tích cực “thu gom”. Khối lượng mua vào của khối các nhà đầu tư này là khá lớn, chiếm 24% khối lượng giao dịch thông qua khớp lệnh bình quân trong tuần (5,8 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ/phiên).
Tương tự, tình hình giao dịch tại sàn Hà Nội cũng đầy biến động, phiên tăng phiên giảm. Kết thúc phiên ngày 18/5, chỉ số HASTC-Index đóng cửa ở mức 337,87 điểm, tăng 2,39 điểm so với phiên cuối tuần trước. Tổng khối lượng trong tuần đạt 8,36 triệu cổ phiếu, tương đương 1.104 tỷ đồng; bình quân mỗi phiên đạt 1,67 triệu cổ phiếu với giá trị đạt 220,8 tỷ đồng.
VN- Index phiên đầu tuần (ngày 14/5) tăng 26,41 điểm (+2,54%) lên 1.066,04 điểm, và kết thúc phiên cuối tuần tăng 6,77 điểm (+0,64%) lên đạt 1.066,56 điểm, chỉ tăng 0,52 điểm trong suốt tuần.
Theo giới chuyên môn, tuần qua trên thị trường chứng khoán tập trung đầy rẫy khó khăn cho những nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư ngắn hạn. Các nhà đầu tư chỉ mua bán cổ phiếu trong thời gian ngắn để kiếm chênh lệch giá hầu như không còn “chỗ” trong tuần vừa qua. Thay cho việc mua bán ngắn hạn, các nhà đầu tư đã chuyển hướng sang đầu tư dài hạn và cổ phiếu được đầu tư cũng được chọn lựa kỹ lưỡng hơn.
Thống kê của sàn Tp.HCM cho thấy, tổng cầu của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trong tuần đạt gần 46,7 triệu chứng khoán, trong khi tổng cung là 51,3 triệu chứng khoán. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh chứng khoán trong tuần qua đạt 29,36 triệu đơn vị, bình quân 5,87 triệu chứng khoán/ngày. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 3.601,34 tỷ đồng, tương đương 720,27 tỷ đồng/ngày.
Trong tuần qua có 64 cổ phiếu và 2 chứng chỉ quỹ tăng giá, 33 cổ phiếu giảm giá và phần còn lại đứng giá (so sánh giá mở cửa phiên 14/5 và giá đóng cửa phiên 18/5). Tuy nhiên, do các mã giảm giá có mặt các cổ phiếu chủ chốt như FPT (-10.000 đồng/cổ phiếu), GMD (-3.000 đồng/cổ phiếu), REE (-3.000 đồng/cổ phiếu), SAM (32.000 đồng/cổ phiếu), VSH (-500 đồng/cổ phiếu) nên VN-Index gần như không thay đổi.
Trong các mã chủ chốt này, SAM giảm nhiều nhất do phiên 15/5 là phiên giao dịch không hưởng quyền được mua cổ phiếu với giá ưu đãi nên giá của SAM đã được điều chỉnh.
Trong các mã tăng giá, nổi bật là BMC của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định. Giá cổ phiếu liên tục tăng kịch trần trong suốt các phiên trong tuần. Nếu như đóng cửa phiên đóng cửa cuối tuần trước đó, BMC dừng ở mức 635.000 đồng/cổ phiếu, thì kết thúc phiên cuối tuần này (18/5) giá của BMC đã vượt qua ngưỡng 800.000 đồng/cổ phiếu và tạm dừng ở mức 807.000 đồng/cổ phiếu, tăng 172.000 đồng/cổ phiếu.
5 mã được giao dịch nhiều nhất trong tuần là STB với với 4,85 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tiếp theo là BF1 với 1,88 triệu đơn vị quỹ được chuyển nhượng, PPC đứng thứ ba với 1,83 triệu cổ phiếu, kế đến là VF1 với 1,55 triệu đơn vị và cuối cùng là REE với 1,3 triệu cổ phiếu.
Tính chung cả tuần, nhà đầu tư nước ngoài mua vào thông qua khớp lệnh trung bình 1,4 triệu chứng khoán/phiên, trong khi đó khối lượng bán ra chỉ đạt khoảng 578.000 chứng khoán/phiên. Như vậy, trong cả tuần qua, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tích cực “thu gom”. Khối lượng mua vào của khối các nhà đầu tư này là khá lớn, chiếm 24% khối lượng giao dịch thông qua khớp lệnh bình quân trong tuần (5,8 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ/phiên).
Tương tự, tình hình giao dịch tại sàn Hà Nội cũng đầy biến động, phiên tăng phiên giảm. Kết thúc phiên ngày 18/5, chỉ số HASTC-Index đóng cửa ở mức 337,87 điểm, tăng 2,39 điểm so với phiên cuối tuần trước. Tổng khối lượng trong tuần đạt 8,36 triệu cổ phiếu, tương đương 1.104 tỷ đồng; bình quân mỗi phiên đạt 1,67 triệu cổ phiếu với giá trị đạt 220,8 tỷ đồng.