Chứng khoán Mỹ giảm mạnh vì có thêm lo ngại mới
Ngày 2/10, chứng khoán Mỹ bất ngờ sụt giảm mạnh vì kinh tế vĩ mô đang dần xấu đi
Ngày 2/10, chứng khoán Mỹ bất ngờ sụt giảm mạnh vì kinh tế vĩ mô đang dần xấu đi.
Chứng khoán Mỹ: Giảm điểm vì lo ngại kinh tế vĩ mô sẽ tồi tệ hơn
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 11 tại NYMEX trong ngày 2/10 đã bất ngờ giảm 4,56 USD/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 93,97 USD/thùng.
Ngày 2/10, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 27/8 đã tăng vọt lên 497.000 từ 435.000 tuần trước đó.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ thông báo, số đơn đặt hàng ở các nhà máy của nước này trong tháng Tám đã giảm 4% so với tháng Bảy. Trong đó, số đơn đặt hàng máy bay giảm tới 38,1%, ôtô giảm 10,6%, mức thấp nhất trong vòng gần 6 năm qua.
Thông tin quan trọng khác, tờ Wall Street Journal hôm thứ Năm đã loan tin về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản do viễn cảnh kinh tế nước này ngày càng tồi tệ thêm trước cuộc khủng hoảng tài chính trong thời gian qua. Hiện chỉ số đồng USD, thước đó giá trị so với giỏ 6 đồng ngoại tệ mạnh khác, đang ở mức 80,162 điểm, tăng 0,6% so với phiên trước đó.
Thông tin từ Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) cho hay, SEC vừa ban hành quy định kéo dài thời điểm có hiệu lực của lệnh cấm bán khống cổ phiếu của hơn 950 công ty đến ngày 17/10 thay vì ngày 2/10.
Trước đó, ngày 19/9, SEC đã ban hành quy định này với hơn 100 mã chứng khoán được đưa vào diện bảo vệ và sau đó số mã chứng khoán đã tăng lên hơn 950.
Tuy nhiên, tâm điểm của ngày 2/10 chính là thông tin Thượng viện Mỹ đã thông qua kế hoạch “giải cứu” Phố Wall với 74 phiếu thuận và 25 phiếu chống. Hai thượng nghị sỹ Barack Obama của đảng Dân chủ và John McCain của đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu thuận.
Theo nhận định của giới phân tích, dù kế hoạch giải cứu này đã được Thượng viện Mỹ thông qua nhưng để kế hoạch này có đủ cơ sở pháp lý để đi đến hành động, thì Hạ viện Mỹ cũng phải thông qua, kế đó là Tổng thống Mỹ ký ban hành.
Trong khi đó, số phận của bản kế hoạch này vẫn chưa được định đoạt bởi Hạ viện Mỹ cũng đang đứng trước bất đồng, điều đã được chứng minh qua lần bỏ phiếu thất bại hồi đầu tuần.
Tuy nhiên, lãnh đạo đảng Dân chủ trong Thượng viện, ông Harry Reid tin rằng bản kế hoạch này sẽ được Hạ viện thông qua.
''Người dân Mỹ có quyền bực bội trước cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay và chúng tôi chia sẻ sự thất vọng đó với họ".
''Nhưng không làm gì hết thì không phải là một lựa chọn, vì vậy chúng tôi, đảng Dân chủ và Cộng hòa, sẽ cùng bắt tay nhau để tình hình không trở nên xấu hơn nữa'', Thượng nghị sỹ Harry Reid nói.
Được biết, ngày 3/10, Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu cho kế hoạch hỗ trợ thị trường tài chính Mỹ đã sửa đổi sau khi bác bỏ kế hoạch ban đầu hôm thứ Hai tuần này.
Phản ứng với loạt thông tin thất nghiệp gia tăng, số đơn đặt hàng ở các nhà máy giảm mạnh và sự gia tăng những lo ngại liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính, chứng khoán Mỹ đã bất giờ sụt giảm mạnh.
Đáng chú ý trong phiên này là sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu các tập đoàn lớn như: Cổ phiếu General Electric (GE) giảm tới 9,67%, cổ phiếu American Express (AXP) mất 9,05%, Alcoa (AA) trượt 8,89%, Apple (AAPL) mất 8,27%, Intel (INTC) giảm 7,13%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 348,22 điểm, tương đương -3,22%, đóng cửa ở mức 10.482,85.
Chỉ số Nasdaq phiên này trượt 92,68 điểm, tương đương -4,48%, chốt ở mức 1976,72.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 46,78 điểm, tương đương -4,03%, đóng cửa ở mức 1.114,28.
Chứng khoán châu Âu: Các chỉ số giảm từ 1,8% đến 2,5%
Chứng khoán châu Âu hôm thứ Năm đã có diễn biến bất ngờ khi đà tăng luôn được duy trì từ khi thị trường mở cửa đến đầu giờ chiều. Nhưng đến thời điểm thị trường sắp đóng cửa, tin tức bất lợi liên quan đến kinh tế vĩ mô ở Mỹ đã đẩy chứng khoán châu Âu giảm từ 1,8% đến 2,5%.
Cổ phiếu của khối khai mỏ, công nghiệp dẫn đầu về biên độ giảm điểm, trong đó, cổ phiếu của ArcelorMittal mất 8,9%, cổ phiếu của Rio Tinto trượt 8%, cổ phiếu Siemens hạ 4,5%.
Như vậy, cũng giống như thị trường châu Á, chứng khoán châu Âu phiên này đã đồng loạt giảm điểm bất chấp kế hoạch hỗ trợ thị trường tài chính Mỹ vừa được Thượng viện nước này thông qua.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 89,25 điểm, tương đương -1,8%, đóng cửa ở mức 4.870,34, khối lượng giao dịch đạt 2,29 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này giảm 2,51%, khối lượng giao dịch đạt 71 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 2,25%, khối lượng giao dịch đạt 251 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Chưa thể vui
Trong phiên giao dịch sáng nay, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Á đã nhận được thông tin tích cực khi Thượng viện Mỹ vừa thông qua kế hoạch trị giá 700 tỷ USD để giải cứu ngành tài chính nước này.
Tuy nhiên, khi kết thúc ngày giao dịch, nhiều thị trường đã giảm điểm, trong đó thị trường Nhật đã mất gần 2%.
Theo giới phân tích nhận định, hiện chứng khoán châu Á không chỉ chịu tác động từ diễn biến ở Mỹ mà còn cả ở châu Âu. Khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan sang châu Âu và khiến nhiều ngân hàng châu Âu đang trong cơn bĩ cực, thậm chí sẽ tiếp tục có thêm những ngân hàng cần sự can thiệp của cơ quan chức năng hoặc phá sản hay bị thâu tóm - sáp nhập...
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ sẽ tiếp tục lan đến các tập đoàn tài chính châu Âu, châu Á ...và 700 tỷ USD nếu được thông qua vẫn chưa đủ cho khối tài chính của nhiều nền kinh tế phát triển hay mới nổi, vốn có tính liên thông mật thiết với nhau, vượt qua được khó khăn.
Những lo lắng đó đã đẩy chứng khoán Nhật phiên này đã giảm điểm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua.
Cổ phiếu của các hãng sản xuất ôtô đã sụt giảm sau khi tin doanh số tiêu thụ ôtô tại thị trường Mỹ trong tháng Chín đã giảm mạnh, trong đó cổ phiếu Toyota giảm 3,4%, cổ phiếu Honda mất 4,5%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 213,50 điểm, tương đương -1,88%, đóng cửa ở mức 11.154,76, khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường có 5 mã giảm điểm thì có 1 mã lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 1,39%%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,05%. Chỉ số Straits Times của Singapore phiên này tăng 0,2%. Chỉ số Hang Seng tiến thêm 1,08%.
* Thị trường chứng khoán Trung Quốc nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Chứng khoán Mỹ: Giảm điểm vì lo ngại kinh tế vĩ mô sẽ tồi tệ hơn
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 11 tại NYMEX trong ngày 2/10 đã bất ngờ giảm 4,56 USD/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 93,97 USD/thùng.
Ngày 2/10, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 27/8 đã tăng vọt lên 497.000 từ 435.000 tuần trước đó.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ thông báo, số đơn đặt hàng ở các nhà máy của nước này trong tháng Tám đã giảm 4% so với tháng Bảy. Trong đó, số đơn đặt hàng máy bay giảm tới 38,1%, ôtô giảm 10,6%, mức thấp nhất trong vòng gần 6 năm qua.
Thông tin quan trọng khác, tờ Wall Street Journal hôm thứ Năm đã loan tin về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản do viễn cảnh kinh tế nước này ngày càng tồi tệ thêm trước cuộc khủng hoảng tài chính trong thời gian qua. Hiện chỉ số đồng USD, thước đó giá trị so với giỏ 6 đồng ngoại tệ mạnh khác, đang ở mức 80,162 điểm, tăng 0,6% so với phiên trước đó.
Thông tin từ Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) cho hay, SEC vừa ban hành quy định kéo dài thời điểm có hiệu lực của lệnh cấm bán khống cổ phiếu của hơn 950 công ty đến ngày 17/10 thay vì ngày 2/10.
Trước đó, ngày 19/9, SEC đã ban hành quy định này với hơn 100 mã chứng khoán được đưa vào diện bảo vệ và sau đó số mã chứng khoán đã tăng lên hơn 950.
Tuy nhiên, tâm điểm của ngày 2/10 chính là thông tin Thượng viện Mỹ đã thông qua kế hoạch “giải cứu” Phố Wall với 74 phiếu thuận và 25 phiếu chống. Hai thượng nghị sỹ Barack Obama của đảng Dân chủ và John McCain của đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu thuận.
Theo nhận định của giới phân tích, dù kế hoạch giải cứu này đã được Thượng viện Mỹ thông qua nhưng để kế hoạch này có đủ cơ sở pháp lý để đi đến hành động, thì Hạ viện Mỹ cũng phải thông qua, kế đó là Tổng thống Mỹ ký ban hành.
Trong khi đó, số phận của bản kế hoạch này vẫn chưa được định đoạt bởi Hạ viện Mỹ cũng đang đứng trước bất đồng, điều đã được chứng minh qua lần bỏ phiếu thất bại hồi đầu tuần.
Tuy nhiên, lãnh đạo đảng Dân chủ trong Thượng viện, ông Harry Reid tin rằng bản kế hoạch này sẽ được Hạ viện thông qua.
''Người dân Mỹ có quyền bực bội trước cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay và chúng tôi chia sẻ sự thất vọng đó với họ".
''Nhưng không làm gì hết thì không phải là một lựa chọn, vì vậy chúng tôi, đảng Dân chủ và Cộng hòa, sẽ cùng bắt tay nhau để tình hình không trở nên xấu hơn nữa'', Thượng nghị sỹ Harry Reid nói.
Được biết, ngày 3/10, Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu cho kế hoạch hỗ trợ thị trường tài chính Mỹ đã sửa đổi sau khi bác bỏ kế hoạch ban đầu hôm thứ Hai tuần này.
Phản ứng với loạt thông tin thất nghiệp gia tăng, số đơn đặt hàng ở các nhà máy giảm mạnh và sự gia tăng những lo ngại liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính, chứng khoán Mỹ đã bất giờ sụt giảm mạnh.
Đáng chú ý trong phiên này là sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu các tập đoàn lớn như: Cổ phiếu General Electric (GE) giảm tới 9,67%, cổ phiếu American Express (AXP) mất 9,05%, Alcoa (AA) trượt 8,89%, Apple (AAPL) mất 8,27%, Intel (INTC) giảm 7,13%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 348,22 điểm, tương đương -3,22%, đóng cửa ở mức 10.482,85.
Chỉ số Nasdaq phiên này trượt 92,68 điểm, tương đương -4,48%, chốt ở mức 1976,72.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 46,78 điểm, tương đương -4,03%, đóng cửa ở mức 1.114,28.
Chứng khoán châu Âu: Các chỉ số giảm từ 1,8% đến 2,5%
Chứng khoán châu Âu hôm thứ Năm đã có diễn biến bất ngờ khi đà tăng luôn được duy trì từ khi thị trường mở cửa đến đầu giờ chiều. Nhưng đến thời điểm thị trường sắp đóng cửa, tin tức bất lợi liên quan đến kinh tế vĩ mô ở Mỹ đã đẩy chứng khoán châu Âu giảm từ 1,8% đến 2,5%.
Cổ phiếu của khối khai mỏ, công nghiệp dẫn đầu về biên độ giảm điểm, trong đó, cổ phiếu của ArcelorMittal mất 8,9%, cổ phiếu của Rio Tinto trượt 8%, cổ phiếu Siemens hạ 4,5%.
Như vậy, cũng giống như thị trường châu Á, chứng khoán châu Âu phiên này đã đồng loạt giảm điểm bất chấp kế hoạch hỗ trợ thị trường tài chính Mỹ vừa được Thượng viện nước này thông qua.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 89,25 điểm, tương đương -1,8%, đóng cửa ở mức 4.870,34, khối lượng giao dịch đạt 2,29 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này giảm 2,51%, khối lượng giao dịch đạt 71 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 2,25%, khối lượng giao dịch đạt 251 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Chưa thể vui
Trong phiên giao dịch sáng nay, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Á đã nhận được thông tin tích cực khi Thượng viện Mỹ vừa thông qua kế hoạch trị giá 700 tỷ USD để giải cứu ngành tài chính nước này.
Tuy nhiên, khi kết thúc ngày giao dịch, nhiều thị trường đã giảm điểm, trong đó thị trường Nhật đã mất gần 2%.
Theo giới phân tích nhận định, hiện chứng khoán châu Á không chỉ chịu tác động từ diễn biến ở Mỹ mà còn cả ở châu Âu. Khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan sang châu Âu và khiến nhiều ngân hàng châu Âu đang trong cơn bĩ cực, thậm chí sẽ tiếp tục có thêm những ngân hàng cần sự can thiệp của cơ quan chức năng hoặc phá sản hay bị thâu tóm - sáp nhập...
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ sẽ tiếp tục lan đến các tập đoàn tài chính châu Âu, châu Á ...và 700 tỷ USD nếu được thông qua vẫn chưa đủ cho khối tài chính của nhiều nền kinh tế phát triển hay mới nổi, vốn có tính liên thông mật thiết với nhau, vượt qua được khó khăn.
Những lo lắng đó đã đẩy chứng khoán Nhật phiên này đã giảm điểm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua.
Cổ phiếu của các hãng sản xuất ôtô đã sụt giảm sau khi tin doanh số tiêu thụ ôtô tại thị trường Mỹ trong tháng Chín đã giảm mạnh, trong đó cổ phiếu Toyota giảm 3,4%, cổ phiếu Honda mất 4,5%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 213,50 điểm, tương đương -1,88%, đóng cửa ở mức 11.154,76, khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường có 5 mã giảm điểm thì có 1 mã lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 1,39%%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,05%. Chỉ số Straits Times của Singapore phiên này tăng 0,2%. Chỉ số Hang Seng tiến thêm 1,08%.
* Thị trường chứng khoán Trung Quốc nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.831,10 | 10.482,80 | 348,22 | 3,22 |
Nasdaq | 2.069,40 | 1.976,72 | 92,68 | 4,48 | |
S&P 500 | 1.161,06 | 1.114,28 | 46,78 | 4,03 | |
Anh | FTSE 100 | 4.959,59 | 4.870,34 | 89,25 | 1,80 |
Đức | DAX | 5.806,33 | 5.660,63 | 145,70 | 2,51 |
Pháp | CAC 40 | 4.054,54 | 3.963,28 | 91,26 | 2,25 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 5.764,01 | 5.703,72 | 60,29 | 1,05 |
Nhật | Nikkei 225 | 11.368,26 | 11.154,76 | 213,50 | 1,88 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.016,21 | 18.211,11 | 194,90 | 1,08 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.439,67 | 1.419,65 | 20,02 | 1,39 |
Singapore | Straits Times | 2.308,28 | 2.363,60 | 4,69 | 0,20 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.293,78 | N/A | N/A | N/A |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |