Chứng khoán Mỹ mất điểm trước nhiều tin xấu
Ngày 4/12, nhiều tin xấu được công bố khiến chứng khoán Phố Wall đã giảm trên 2,5%
Ngày 4/12, nhiều tin xấu được công bố khiến chứng khoán Phố Wall đã giảm trên 2,5%.
Hôm thứ Năm, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, ông Ben Bernanke đã kêu gọi Chính phủ nước này đưa ra các biện pháp cụ thể để giúp đỡ những người mua nhà nhưng không có khả năng trả nợ và đang đứng trước nguy cơ bị tịch biên nhà để thế nợ.
Cùng quan điểm với ông Ben Bernanke, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, ông Henry Paulson cũng đã có những động thái tương tự để thuyết phục Quốc hội Mỹ thông qua chương trình giải cứu thị trường địa ốc.
Như vậy, sau khi bơm hàng nghìn tỷ USD vào Phố Wall thì nay ông Ben Bernanke và ông Henry Paulson lại đang sẵn sàng cho kế hoạch giải cứu thị trường địa ốc và giúp đỡ người dân có nhà nhưng đang đứng trước nguy cơ bị tịch biên.
Chỉ số S&P 500 mất gần 3%
Ngày 4/12, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, số đơn đặt hàng tại các nhà máy ở nước này đã giảm 5,1% trong tháng 10/2008 - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2000. Trong đó, số đơn đặt hàng thuộc nhóm hàng lâu bền (durable goods) đã giảm 6,9% - riêng mặt hàng ôtô sụt giảm 37%, còn nhóm hàng hóa không thuộc nhóm hàng lâu bền như lương thực - thực phẩm, quần áo, các sản phẩm từ dầu thô đã giảm 3,4%.
Cũng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 30/11 đã giảm xuống 509.000 từ 530.000 trong tuần trước đó, thấp hơn 28.000 người so với dự báo của giới phân tích.
Trong một thông báo mới nhất, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu ở Mỹ - AT&T vừa cho biết sẽ cắt giảm 12.000 việc làm, tương đương với 4% lực lượng lao động của hãng trong quý 4/2008 và năm 2009. Đây là một phần trong kế hoạch cắt giảm chi phí trước bối cảnh kinh tế Mỹ suy giảm và doanh thu trong quý 3/2008 của hãng đã giảm 8%.
Trước nhiều thông tin vĩ mô xấu được công bố trong ngày, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã cùng giảm điểm với biên độ từ 2,5 đến 3,1%.
Giá dầu tiếp tục giảm khiến cổ phiếu khối năng lượng lại đi xuống, hai cổ phiếu có sức ảnh hưởng lớn đến chỉ số Dow Jones như Chevron (NYSE- CVX) và Exxon Mobil (NYSE-XOM) đều giảm khoảng 4.
Trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm khoản vay trị giá 34 tỷ USD, các CEO của ba nhà sản xuất ôtô hàng đầu ở Mỹ - General Motors, Ford Motor, Chrysler, đã có phiên điều trần kéo dài gần 6 giờ trước các nhà làm luật ở Mỹ.
Đáng chú ý là các CEO của General Motors và Chrysler đều đưa ra quan điểm sẽ tái tổ chức các cuộc đàm phán để sáp nhập nếu điều kiện thuận lợi hay nói cách khác là nếu vay được tiền để tồn tại mới có thể tính tới sáp nhập. Cổ phiếu của General Motors phiên này giảm tới 16,2%, cổ phiếu của Ford mất 6,67%.
Khối công nghệ cũng trong đà đi xuống với sự suy giảm của nhiều blue-chip, trong đó cổ phiếu của AT&T hạ 3,1%, cổ phiếu của Microsoft mất 3,82%, cổ phiếu của IBM trượt 4%, Intel giảm 6,5%...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 4/12: chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 215,45 điểm, tương đương -2,51%, đóng cửa ở mức 8.376,24.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 46,82 điểm, tương đương -3,14%, chốt ở mức 1.445,56.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 25,52 điểm, tương đương -2,93%, đóng cửa ở mức 845,22.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,47 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,08 tỷ cổ phiếu. Trên hai sàn, thị trường cứ có 3 mã mất điểm thì có 1 mã lên điểm.
Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ trước quyết định giảm lãi suất
Ngày 4/12, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa đưa ra quyết định cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản xuống 2,5%/năm đối với đồng Euro. Bên cạnh đó, ECB cũng đưa ra dự báo kinh tế khu vực 15 nước sử dụng chung đồng Euro sẽ tiếp tục suy thoái vào năm 2009.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng đã đưa ra quyết định cắt giảm 1% lãi suất cơ bản đối với đồng Bảng Anh xuống 2%/năm – mức thấp nhất kể từ năm 1951.
Quyết định của ECB và BoE cho thấy sự cấp bách của khu vực châu Âu trong việc đưa ra các hành động chống khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.
Chỉ trong vòng 3 tháng qua, ECB và BoE đã nhiều lần cắt giảm lãi suất cơ bản xuống hơn một nửa nhưng những điều đó mới chỉ giúp châu Âu tạm đối phó với khủng hoảng tài chính chứ chưa thể khôi phục được sức tăng của kinh tế khu vực.
Chứng khoán châu Âu hôm thứ Năm đã giảm điểm bất chấp ECB và BoE cắt giảm lãi suất cơ bản.
Các cổ phiếu khối khai mỏ, năng lượng giảm điểm mạnh do giá nhiều kim loại và dầu thô đi xuống, là nguyên nhân cơ bản kéo thị trường mất điểm.
Trong phiên này, cổ phiếu BHP Billiton, Anglo American, Lonmin, Xstrata, Antofagasta và Rio Tinto giảm từ 0,2% đến 8,8%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 6,35 điểm, tương đương -0,15%, đóng cửa ở mức 4.163,61, khối lượng giao dịch đạt 1,99 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này mất 0,07%, khối lượng giao dịch đạt 39 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 0,17%, khối lượng giao dịch đạt 170 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á chờ quyết định lãi suất từ châu Âu
Giới đầu tư ở châu Á đã có những động thái thận trọng khi tham gia thị trường chứng khoán bởi họ đang ngóng chờ những tin tức liên quan đến cắt giảm lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).
Điều này đã khiến sức cầu suy giảm trong khi lượng bán lại tăng mạnh, tuy nhiên khối lượng giao dịch trên nhiều thị trường lại thấp hơn các phiên giao dịch trước.
Điểm đáng chú ý là trên thị trường tiền tệ, sức hấp dẫn của đồng Yên và USD được nâng lên khi giới đầu tư đều tin rằng ECB và BoE sẽ cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản đối với đồng Euro và Bảng Anh.
Chứng khoán Nhật đã giảm điểm hôm thứ Năm do ảnh hưởng từ sự mất điểm với biên độ lớn của nhiều cổ phiếu blue-chip khối xuất khẩu. Đồng Yên tăng 0,3% so với USD lên mức 93 Yên ăn 1 USD, nên đã đẩy cổ phiếu của Honda Motor giảm 6,2%, cổ phiếu Toyota Motor hạ 3,6%, cổ phiếu Nissan Motor trượt 6,4%, cổ phiếu Panasonic xuống 5,2%, cổ phiếu Sanyo sụt giảm 12,4%.
Tuy vậy, thị trường vẫn xuất hiện những nhân tố hỗ trợ với thông tin về khả năng sáp nhập giữa tập đoàn lọc dầu hàng đầu Nippon Oil và tập đoàn khai mỏ đứng thứ sáu Nippon Mining Holdings. Cổ phiếu của Nippon Oil đã tăng 3,4% và Nippon Mining Holdings tiến thêm 11,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 79,86 điểm, tương đương -1%, chốt ở mức 7.924,24. Khối lượng giao dịch đạt 2,03 tỷ cổ phiếu, thị trường có 937 cổ phiếu xuống điểm và có 642 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,21%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 1,21%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 0,58%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 1,84%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc xuống 1,58%.
Hôm thứ Năm, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, ông Ben Bernanke đã kêu gọi Chính phủ nước này đưa ra các biện pháp cụ thể để giúp đỡ những người mua nhà nhưng không có khả năng trả nợ và đang đứng trước nguy cơ bị tịch biên nhà để thế nợ.
Cùng quan điểm với ông Ben Bernanke, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, ông Henry Paulson cũng đã có những động thái tương tự để thuyết phục Quốc hội Mỹ thông qua chương trình giải cứu thị trường địa ốc.
Như vậy, sau khi bơm hàng nghìn tỷ USD vào Phố Wall thì nay ông Ben Bernanke và ông Henry Paulson lại đang sẵn sàng cho kế hoạch giải cứu thị trường địa ốc và giúp đỡ người dân có nhà nhưng đang đứng trước nguy cơ bị tịch biên.
Chỉ số S&P 500 mất gần 3%
Ngày 4/12, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, số đơn đặt hàng tại các nhà máy ở nước này đã giảm 5,1% trong tháng 10/2008 - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2000. Trong đó, số đơn đặt hàng thuộc nhóm hàng lâu bền (durable goods) đã giảm 6,9% - riêng mặt hàng ôtô sụt giảm 37%, còn nhóm hàng hóa không thuộc nhóm hàng lâu bền như lương thực - thực phẩm, quần áo, các sản phẩm từ dầu thô đã giảm 3,4%.
Cũng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 30/11 đã giảm xuống 509.000 từ 530.000 trong tuần trước đó, thấp hơn 28.000 người so với dự báo của giới phân tích.
Trong một thông báo mới nhất, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu ở Mỹ - AT&T vừa cho biết sẽ cắt giảm 12.000 việc làm, tương đương với 4% lực lượng lao động của hãng trong quý 4/2008 và năm 2009. Đây là một phần trong kế hoạch cắt giảm chi phí trước bối cảnh kinh tế Mỹ suy giảm và doanh thu trong quý 3/2008 của hãng đã giảm 8%.
Trước nhiều thông tin vĩ mô xấu được công bố trong ngày, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã cùng giảm điểm với biên độ từ 2,5 đến 3,1%.
Giá dầu tiếp tục giảm khiến cổ phiếu khối năng lượng lại đi xuống, hai cổ phiếu có sức ảnh hưởng lớn đến chỉ số Dow Jones như Chevron (NYSE- CVX) và Exxon Mobil (NYSE-XOM) đều giảm khoảng 4.
Biểu đồ so sánh giá cổ phiếu XOM, CVX với chỉ số Dow Jones và S&P 500 trong 3 tháng qua - Nguồn: G.Finance.
Biểu đồ trên cho ta thấy, trong 3 tháng gần đây, mặc dù giá dầu đã giảm mạnh và đang ở dưới ngưỡng 45 USD/thùng nhưng cổ phiếu XOM vẫn đứng vững và cổ phiếu CVX chỉ giảm 11% trong khi chỉ số Dow Jones và S&P 500 mất từ 25% - 31,7%.Trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm khoản vay trị giá 34 tỷ USD, các CEO của ba nhà sản xuất ôtô hàng đầu ở Mỹ - General Motors, Ford Motor, Chrysler, đã có phiên điều trần kéo dài gần 6 giờ trước các nhà làm luật ở Mỹ.
Đáng chú ý là các CEO của General Motors và Chrysler đều đưa ra quan điểm sẽ tái tổ chức các cuộc đàm phán để sáp nhập nếu điều kiện thuận lợi hay nói cách khác là nếu vay được tiền để tồn tại mới có thể tính tới sáp nhập. Cổ phiếu của General Motors phiên này giảm tới 16,2%, cổ phiếu của Ford mất 6,67%.
Khối công nghệ cũng trong đà đi xuống với sự suy giảm của nhiều blue-chip, trong đó cổ phiếu của AT&T hạ 3,1%, cổ phiếu của Microsoft mất 3,82%, cổ phiếu của IBM trượt 4%, Intel giảm 6,5%...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 4/12: chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 215,45 điểm, tương đương -2,51%, đóng cửa ở mức 8.376,24.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 46,82 điểm, tương đương -3,14%, chốt ở mức 1.445,56.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 25,52 điểm, tương đương -2,93%, đóng cửa ở mức 845,22.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,47 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,08 tỷ cổ phiếu. Trên hai sàn, thị trường cứ có 3 mã mất điểm thì có 1 mã lên điểm.
Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ trước quyết định giảm lãi suất
Ngày 4/12, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa đưa ra quyết định cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản xuống 2,5%/năm đối với đồng Euro. Bên cạnh đó, ECB cũng đưa ra dự báo kinh tế khu vực 15 nước sử dụng chung đồng Euro sẽ tiếp tục suy thoái vào năm 2009.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng đã đưa ra quyết định cắt giảm 1% lãi suất cơ bản đối với đồng Bảng Anh xuống 2%/năm – mức thấp nhất kể từ năm 1951.
Quyết định của ECB và BoE cho thấy sự cấp bách của khu vực châu Âu trong việc đưa ra các hành động chống khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế.
Chỉ trong vòng 3 tháng qua, ECB và BoE đã nhiều lần cắt giảm lãi suất cơ bản xuống hơn một nửa nhưng những điều đó mới chỉ giúp châu Âu tạm đối phó với khủng hoảng tài chính chứ chưa thể khôi phục được sức tăng của kinh tế khu vực.
Chứng khoán châu Âu hôm thứ Năm đã giảm điểm bất chấp ECB và BoE cắt giảm lãi suất cơ bản.
Các cổ phiếu khối khai mỏ, năng lượng giảm điểm mạnh do giá nhiều kim loại và dầu thô đi xuống, là nguyên nhân cơ bản kéo thị trường mất điểm.
Trong phiên này, cổ phiếu BHP Billiton, Anglo American, Lonmin, Xstrata, Antofagasta và Rio Tinto giảm từ 0,2% đến 8,8%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 6,35 điểm, tương đương -0,15%, đóng cửa ở mức 4.163,61, khối lượng giao dịch đạt 1,99 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này mất 0,07%, khối lượng giao dịch đạt 39 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 0,17%, khối lượng giao dịch đạt 170 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á chờ quyết định lãi suất từ châu Âu
Giới đầu tư ở châu Á đã có những động thái thận trọng khi tham gia thị trường chứng khoán bởi họ đang ngóng chờ những tin tức liên quan đến cắt giảm lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).
Điều này đã khiến sức cầu suy giảm trong khi lượng bán lại tăng mạnh, tuy nhiên khối lượng giao dịch trên nhiều thị trường lại thấp hơn các phiên giao dịch trước.
Điểm đáng chú ý là trên thị trường tiền tệ, sức hấp dẫn của đồng Yên và USD được nâng lên khi giới đầu tư đều tin rằng ECB và BoE sẽ cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản đối với đồng Euro và Bảng Anh.
Chứng khoán Nhật đã giảm điểm hôm thứ Năm do ảnh hưởng từ sự mất điểm với biên độ lớn của nhiều cổ phiếu blue-chip khối xuất khẩu. Đồng Yên tăng 0,3% so với USD lên mức 93 Yên ăn 1 USD, nên đã đẩy cổ phiếu của Honda Motor giảm 6,2%, cổ phiếu Toyota Motor hạ 3,6%, cổ phiếu Nissan Motor trượt 6,4%, cổ phiếu Panasonic xuống 5,2%, cổ phiếu Sanyo sụt giảm 12,4%.
Tuy vậy, thị trường vẫn xuất hiện những nhân tố hỗ trợ với thông tin về khả năng sáp nhập giữa tập đoàn lọc dầu hàng đầu Nippon Oil và tập đoàn khai mỏ đứng thứ sáu Nippon Mining Holdings. Cổ phiếu của Nippon Oil đã tăng 3,4% và Nippon Mining Holdings tiến thêm 11,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 79,86 điểm, tương đương -1%, chốt ở mức 7.924,24. Khối lượng giao dịch đạt 2,03 tỷ cổ phiếu, thị trường có 937 cổ phiếu xuống điểm và có 642 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,21%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 1,21%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 0,58%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 1,84%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc xuống 1,58%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.591,69 | 8.376,24 | 215,45 | 2,51 |
Nasdaq | 1.492,38 | 1.445,56 | 46,82 | 3,14 | |
S&P 500 | 870,74 | 845,22 | 25,52 | 2,93 | |
Anh | FTSE 100 | 4.169,96 | 4.163,61 | 6,35 | 0,15 |
Đức | DAX | 4.567,24 | 4.564,23 | 3,01 | 0,07 |
Pháp | CAC 40 | 3.166,65 | 3.161,16 | 5,49 | 0,17 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.307,26 | 4.254,96 | 52,30 | 1,21 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.004,10 | 7.924,24 | 79,86 | 1,00 |
Hồng Kông | Hang Seng | 13.588,66 | 13.509,78 | 78,88 | 0,58 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.022,67 | 1.006,54 | 16,13 | 1,58 |
Singapore | Straits Times | 1,658.98 | 1.660,46 | 19,89 | 1,21 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.965,41 | 2.001,50 | 36,09 | 1,84 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |