“Chứng khoán năm nay có giảm cũng không quá lớn”
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhìn nhận về triển vọng thị trường trong năm 2009
Khởi đầu năm 2009, thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục đà sụt giảm, gây nhiều tâm lý lo ngại.
Nhận định về những diễn biến xấu nhất có thể xẩy ra với thị trường trong năm nay, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nói:
- Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã lan rộng ở các nước. Với Việt Nam, những ảnh hưởng diễn ra chậm hơn. Nó ảnh hưởng đến nhiều mặt, đến xuất khẩu, nhập khẩu, dòng vốn đầu tư, đầu ra của các doanh nghiệp…, từ đó sẽ tác động trở lại đối với các tổ chức tài chính ngân hàng, trong đó có các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán.
Trong bối cảnh đó, vấn đề quan trọng nhất đặt ra là ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ cũng đã đề xuất những giải pháp cơ bản, ổn định vĩ mô, tăng cung, kích cầu, đảm bảo an sinh xã hội, ngăn chặn suy giảm kinh tế. Những giải pháp đó cũng đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Khi kinh tế vĩ mô ổn định thì sẽ hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.
Trong tháng đầu năm, thứ nhất, những diễn biến trên thị trường thế giới vẫn có những ảnh hưởng đối với tâm lý nhà đầu tư. Thứ hai, nhà đầu tư đang nghe ngóng, chờ đợi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niên yết. Một số báo cáo tài chính quý 4/2008 mới đây không được tốt cũng tác động đến thị trường.
Tôi cho rằng trong năm nay nếu thị trường tiếp tục sụt giảm thì cũng không quá lớn như trong năm 2008. Chúng ta đã trải qua những sự sụt giảm rất lớn, sức bền bỉ cũng rất cao. Và nay trong sự điều chỉnh của thị trường cũng có những cơ hội để chúng ta đầu tư, phát triển.
Hiện nay cũng có những so sánh về P/E của Việt Nam với các nước, nhưng tôi nghĩ đó cũng chỉ là tương đối thôi. Việc đánh giá P/E nhiều cái cũng khác nhau. Chúng tôi nghĩ Việt Nam là một thị trường trẻ, nền kinh tế trẻ và nhiều cơ hội phát triển. Các nước khác già cỗi, cung - cầu bão hòa, nhu cầu về cơ sở hạ tầng, nhà ở, đường xá…, kinh tế họ đã khai phá, phát triển cả chiều rộng, chiều sâu rồi. Tôi nghĩ những khó khăn của chúng ta chỉ là tạm thời, chắc chắn sẽ có những thuận lợi.
Theo ông, đâu sẽ là những dấu hiệu cho thấy khả năng hồi phục của nền kinh tế thế giới và trong nước, cũng như ở thị trường chứng khoán?
Theo tôi, dấu hiệu đầu tiên là từ sự hồi phục của kinh tế, thị trường tài chính thế giới. Nếu nền kinh tế và thị trường tài chính thế giới ngừng giai đoạn đi xuống, chuyển sang giai đoạn đi ngang thì đó là tín hiệu tích cực đầu tiên. Sau đó là sự hồi phục của những nền kinh tế trẻ, đặc biệt là khu vực châu Á, từ đó có thể tạo tín hiệu để nền kinh tế Việt Nam hồi phục.
Đối với thị trường chứng khoán, trước mắt chúng tôi vẫn tiếp tục triển khai những giải pháp dài hạn, như tái cấu trúc thị trường, hoàn tất khuôn khổ pháp lý, tăng cường hơn nữa tính công khai, minh bạch thông tin, thanh tra giám sát phải làm chặt hơn nữa, nhất là trong bối cảnh thị trường đi xuống…
Còn trong năm này, chúng tôi sẽ tập trung việc nâng cao chất lượng, tiêu chí phát hành, hoạt động tổ chức kinh doanh. Trước mắt là tập trung các giải pháp hỗ trợ thị trường, tháo gỡ những khó khăn đối với các tổ chức tài chính tham gia, các công ty chứng khoán, các công ty niêm yết để làm sao tránh gây tác động dây chuyền chung đến thị trường và nền kinh tế.
Khó khăn thì thua lỗ là thường
Về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán trong năm 2008, ông có ý kiến gì không?
Tôi nghĩ là khó khăn của các doanh nghiệp niêm yết là chắc chắn xẩy ra do khó khăn chung của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, chúng tôi nhìn nhận rằng các công ty niêm yết có trình độ quản trị cao hơn, khuôn khổ pháp lý tốt hơn và minh bạch hơn nên tôi nghĩ khả năng chống đỡ tốt hơn nhiều doanh nghiệp khác.
Tôi nghĩ thua lỗ trong bối cảnh khó khăn đó là bình thường, vấn đề là các công ty có chiến lược vượt qua khó khăn, từ đó tạo ra cấu trúc mới để hoạt động tốt hơn.
Đối với hoạt động của các công ty chứng khoán cũng vậy thôi. Việc thâu tóm, sáp nhập trong bối cảnh hiện nay cũng là bình thường. Chính trong những điều chỉnh như vậy thì khối kinh doanh sẽ mạnh hơn, tốt hơn trước đây.
Ông có thể cho biết Ủy ban đã có sự chuẩn bị như thế nào cho sự sáp nhập, phá sản đối với các công ty chứng khoán chưa nếu có trường hợp xẩy ra?
Việc này chúng tôi cũng đã bắt đầu chuẩn bị từ tháng 6 năm trước, khi thị trường bắt đầu khó khăn. Chúng tôi đã nghiên cứu trên thực tế, từ ý kiến của một số chuyên gia có kinh nghiệm, nghiên cứu một số thị trường trên thế giới…
Chúng tôi cũng đã chuẩn bị các phương án khác nhau, trong thời gian tới sẽ tập trung vào các điểm, thứ nhất là sớm có thông tư hướng dẫn nghị định về phá sản; lên các phương án xử lý các trường hợp thâu tóm, sáp nhập; Ủy ban sẽ hỗ trợ trong việc tăng vốn, chuyển đổi cơ cấu sở hữu, tái cấu trúc công ty.
Với những nhóm khó khăn, không thể vượt qua được thì chúng tôi cũng nắm bắt, theo sát để lập các đội phản ứng nhanh để khi có vấn đề sẽ xử lý ngay vấn đề tài khoản khách hàng, những khó khăn về tài chính, đưa ra những hướng giải quyết làm sao giảm thiểu tối đa tác động chung đến thị trường. Chúng tôi cũng đã có những bản thảo đầu tiên về các phương án, sẽ tiếp tục hoàn tất.
Đây là vấn đề hết sức mới đối với ngành chứng khoán nên còn có nhiều khó khăn. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức và hy vọng là sẽ không có những điều xấu nhất xẩy ra.
Không bỏ phương án lập quỹ bình ổn
Xin ông cho biết những dự định sẽ triển khai của Ủy ban trong năm 2009 để hỗ trợ, phát triển thị trường?
Vẫn là tập trung vào các giải pháp dài hạn. Còn những giải pháp trước mắt chủ yếu phụ thuộc và kinh tế vĩ mô.
Cũng có những đề xuất của một số tổ chức quốc tế, trong nước về việc thiết lập một quỹ bình ổn, có nhiều dư luận trao đổi về vấn đề này và chúng tôi không từ bỏ phương án này. Chúng tôi vẫn nghiên cứu, kết hợp với những ý kiến của họ.
Dư luận lo ngại quỹ bình ổn là can thiệp khi thị trường nóng, khi lạnh. Kinh nghiệm một số nước cho thấy người ta lập quỹ bình ổn không phải để thường xuyên can thiệp, mà khi thị trường xuống đáy và có dấu hiệu hồi phục thì người ta huy động vốn từ nước ngoài, từ trong nước để có sức mạnh mua vào để tạo đà cho thị trường đi lên.
Khi thị trường mạnh rồi thì người ta có thể bán ra giải thể quỹ đó, hoặc là chuyển sang cho tư nhân quản lý thông qua việc bán lại phần của Nhà nước trong đó, trở thành quỹ bình thường, chứ không phải là một cái quỹ thường xuyên duy trì, lúc nào cũng can thiệp. Hiện chúng tôi vẫn đang nghiên cứu, không gạt bỏ ý kiến nào.
Trong năm nay, chúng tôi sẽ tập trung nhân lực cho việc tái cấu trúc cơ cấu niêm yết trên hai thị trường, cơ cấu hàng hóa. Sau đó chuyển sang việc tái cấu trúc về sở hữu, mô hình…
Còn về kế hoạch xây dựng và triển khai những sản phẩm, công cụ mới cho thị trường, hỗ trợ và bảo vệ nhà đầu tư, thưa ông?
Việc phát triển các sản phẩm mới không phải bây giờ mới đặt ra. Kể cả lúc thị trường khó khăn trong năm 2000, khi ra đời, nhiều người cũng đã đặt ra vấn đề là cho bán khống, Option, mua bán kỳ hạn, giao dịch ký quỹ… để san đi, bù lại những rủi ro.
Tất nhiên những sản phẩm như vậy nó đều có hai mặt. Vừa qua chúng ta đã chứng kiến việc bán khống gây ra những đổ vỡ tài chính trên thế giới.
Việc thực hiện các sản phẩm mới nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như điều kiện thị trường, trình độ và năng lực tài chính của các tổ chức kinh doanh, khả năng hiểu biết của công chúng, kỹ năng của các tổ chức kinh doanh…
Những điều kiện đó ở Việt Nam hiện nay chưa đẩy đủ, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay tình hình tài chính khó khăn. Cho nên chúng tôi vẫn phải nghiên cứu, đánh giá kỹ các điều kiện để khi đưa ra tránh được sự đổ vỡ, vì tính an toàn bền vững của một thị trường còn non trẻ vẫn là yêu cầu cao.
Năm nay chúng tôi tập trung nghiên cứu cho sản phẩm repo, cho vay ký quỹ, chứ chưa giao dịch bán khống, giao dịch ký quỹ. Tất nhiên chưa triển khai không có nghĩa là chúng ta loại trừ, nhưng yêu cầu đầu tiên vẫn phải là tính an toàn và bền vững của thị trường.
Doanh nghiệp "cấp thấp" sẽ bị chuyển sàn
Gần đây nhà đầu tư quan tâm đến yêu cầu chuyển sàn của các doanh nghiệp theo điều kiện niêm yết. Xin ông cho biết thông tin định hướng về kế hoạch này?
Việc chuyển sàn theo quy định của văn bản pháp lý là Bộ Tài chính chỉ đạo phải thực thi. Hiện nay trong quy định pháp lý hiện hành, chúng ta quy định mức tối thiểu tại sàn Tp.HCM, tại Hà Nội.
Theo thông lệ quốc tế, người ta quy định mức tối thiểu của thị trường cấp cao, của thị trường cấp thấp. Tất nhiên có những trường hợp vào thị trường cấp thấp nhưng vẫn có đủ điều kiện vào thị trường cấp cao. Nhưng nhìn chung ở thế giới, anh đủ điều kiện vào thị trường cao thì anh vào, vì nó là thị trường khẳng định uy tín, chất lượng cao hơn. Sự phân loại của nó là rất tự nhiên.
Ở Việt Nam, thời gian qua có những trường hợp vẫn đủ tiêu chuẩn lên sàn Tp.HCM nhưng vẫn vào Hà Nội. Tất nhiên, qua quá trình vào Hà Nội và làm quen dần và sau đó chuyển dần vào Tp.HCM cũng là một bước đi mà tôi nghĩ là tốt. Và lẫn những anh tốt vào những anh cấp thấp thì không ảnh hưởng bằng những anh thấp mà lẫn vào những anh cao.
Thị trường Tp.HCM là thị trường của cả nước, thị trường liên kết khu vực, dẫn dắt chung nên cần phải khẳng định là những tổ chức chất lượng cao.
Trên quan điểm như vậy thì chúng tôi xác định, trước mắt, do quy định của văn bản pháp lý hiện hành, là sẽ chuyển những anh không đủ điều kiện tại Tp.HCM ra Hà Nội, nhưng có lộ trình. Tức là những anh ở mức thấp mà không có khả năng thu xếp được vốn thì chuyển ngay ra Hà Nội, những anh cao hơn thì cho một thời gian để tiếp tục tái cấu trúc.
Với nhà đầu tư, đầu năm mới ông có khuyến nghị gì không?
Đầu tiên chúng tôi rất cảm ơn các thành viên thị trường, các nhà đầu tư. Trong năm qua rất biến động, hết sức khó khăn, các nhà đầu tư và các thành viên thị trường đã phối hợp chặt chẽ, bền bỉ vượt qua khó khăn.
Đối với năm 2009, vẫn còn những khó khăn, thách thức lớn. Các nhà đầu tư, các tổ chức cần nhận định, đánh giá đúng tình hình thị trường, có chiến lược đầu tư thích hợp và chúng ta cần có niềm tin vào cơ hội trong tương lai, tiếp tục đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế, thu được nhiều hơn lợi ích từ thị trường này.
Nhận định về những diễn biến xấu nhất có thể xẩy ra với thị trường trong năm nay, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nói:
- Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã lan rộng ở các nước. Với Việt Nam, những ảnh hưởng diễn ra chậm hơn. Nó ảnh hưởng đến nhiều mặt, đến xuất khẩu, nhập khẩu, dòng vốn đầu tư, đầu ra của các doanh nghiệp…, từ đó sẽ tác động trở lại đối với các tổ chức tài chính ngân hàng, trong đó có các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán.
Trong bối cảnh đó, vấn đề quan trọng nhất đặt ra là ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ cũng đã đề xuất những giải pháp cơ bản, ổn định vĩ mô, tăng cung, kích cầu, đảm bảo an sinh xã hội, ngăn chặn suy giảm kinh tế. Những giải pháp đó cũng đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Khi kinh tế vĩ mô ổn định thì sẽ hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.
Trong tháng đầu năm, thứ nhất, những diễn biến trên thị trường thế giới vẫn có những ảnh hưởng đối với tâm lý nhà đầu tư. Thứ hai, nhà đầu tư đang nghe ngóng, chờ đợi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niên yết. Một số báo cáo tài chính quý 4/2008 mới đây không được tốt cũng tác động đến thị trường.
Tôi cho rằng trong năm nay nếu thị trường tiếp tục sụt giảm thì cũng không quá lớn như trong năm 2008. Chúng ta đã trải qua những sự sụt giảm rất lớn, sức bền bỉ cũng rất cao. Và nay trong sự điều chỉnh của thị trường cũng có những cơ hội để chúng ta đầu tư, phát triển.
Hiện nay cũng có những so sánh về P/E của Việt Nam với các nước, nhưng tôi nghĩ đó cũng chỉ là tương đối thôi. Việc đánh giá P/E nhiều cái cũng khác nhau. Chúng tôi nghĩ Việt Nam là một thị trường trẻ, nền kinh tế trẻ và nhiều cơ hội phát triển. Các nước khác già cỗi, cung - cầu bão hòa, nhu cầu về cơ sở hạ tầng, nhà ở, đường xá…, kinh tế họ đã khai phá, phát triển cả chiều rộng, chiều sâu rồi. Tôi nghĩ những khó khăn của chúng ta chỉ là tạm thời, chắc chắn sẽ có những thuận lợi.
Theo ông, đâu sẽ là những dấu hiệu cho thấy khả năng hồi phục của nền kinh tế thế giới và trong nước, cũng như ở thị trường chứng khoán?
Theo tôi, dấu hiệu đầu tiên là từ sự hồi phục của kinh tế, thị trường tài chính thế giới. Nếu nền kinh tế và thị trường tài chính thế giới ngừng giai đoạn đi xuống, chuyển sang giai đoạn đi ngang thì đó là tín hiệu tích cực đầu tiên. Sau đó là sự hồi phục của những nền kinh tế trẻ, đặc biệt là khu vực châu Á, từ đó có thể tạo tín hiệu để nền kinh tế Việt Nam hồi phục.
Đối với thị trường chứng khoán, trước mắt chúng tôi vẫn tiếp tục triển khai những giải pháp dài hạn, như tái cấu trúc thị trường, hoàn tất khuôn khổ pháp lý, tăng cường hơn nữa tính công khai, minh bạch thông tin, thanh tra giám sát phải làm chặt hơn nữa, nhất là trong bối cảnh thị trường đi xuống…
Còn trong năm này, chúng tôi sẽ tập trung việc nâng cao chất lượng, tiêu chí phát hành, hoạt động tổ chức kinh doanh. Trước mắt là tập trung các giải pháp hỗ trợ thị trường, tháo gỡ những khó khăn đối với các tổ chức tài chính tham gia, các công ty chứng khoán, các công ty niêm yết để làm sao tránh gây tác động dây chuyền chung đến thị trường và nền kinh tế.
Khó khăn thì thua lỗ là thường
Về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán trong năm 2008, ông có ý kiến gì không?
Tôi nghĩ là khó khăn của các doanh nghiệp niêm yết là chắc chắn xẩy ra do khó khăn chung của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, chúng tôi nhìn nhận rằng các công ty niêm yết có trình độ quản trị cao hơn, khuôn khổ pháp lý tốt hơn và minh bạch hơn nên tôi nghĩ khả năng chống đỡ tốt hơn nhiều doanh nghiệp khác.
Tôi nghĩ thua lỗ trong bối cảnh khó khăn đó là bình thường, vấn đề là các công ty có chiến lược vượt qua khó khăn, từ đó tạo ra cấu trúc mới để hoạt động tốt hơn.
Đối với hoạt động của các công ty chứng khoán cũng vậy thôi. Việc thâu tóm, sáp nhập trong bối cảnh hiện nay cũng là bình thường. Chính trong những điều chỉnh như vậy thì khối kinh doanh sẽ mạnh hơn, tốt hơn trước đây.
Ông có thể cho biết Ủy ban đã có sự chuẩn bị như thế nào cho sự sáp nhập, phá sản đối với các công ty chứng khoán chưa nếu có trường hợp xẩy ra?
Việc này chúng tôi cũng đã bắt đầu chuẩn bị từ tháng 6 năm trước, khi thị trường bắt đầu khó khăn. Chúng tôi đã nghiên cứu trên thực tế, từ ý kiến của một số chuyên gia có kinh nghiệm, nghiên cứu một số thị trường trên thế giới…
Chúng tôi cũng đã chuẩn bị các phương án khác nhau, trong thời gian tới sẽ tập trung vào các điểm, thứ nhất là sớm có thông tư hướng dẫn nghị định về phá sản; lên các phương án xử lý các trường hợp thâu tóm, sáp nhập; Ủy ban sẽ hỗ trợ trong việc tăng vốn, chuyển đổi cơ cấu sở hữu, tái cấu trúc công ty.
Với những nhóm khó khăn, không thể vượt qua được thì chúng tôi cũng nắm bắt, theo sát để lập các đội phản ứng nhanh để khi có vấn đề sẽ xử lý ngay vấn đề tài khoản khách hàng, những khó khăn về tài chính, đưa ra những hướng giải quyết làm sao giảm thiểu tối đa tác động chung đến thị trường. Chúng tôi cũng đã có những bản thảo đầu tiên về các phương án, sẽ tiếp tục hoàn tất.
Đây là vấn đề hết sức mới đối với ngành chứng khoán nên còn có nhiều khó khăn. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức và hy vọng là sẽ không có những điều xấu nhất xẩy ra.
Không bỏ phương án lập quỹ bình ổn
Xin ông cho biết những dự định sẽ triển khai của Ủy ban trong năm 2009 để hỗ trợ, phát triển thị trường?
Vẫn là tập trung vào các giải pháp dài hạn. Còn những giải pháp trước mắt chủ yếu phụ thuộc và kinh tế vĩ mô.
Cũng có những đề xuất của một số tổ chức quốc tế, trong nước về việc thiết lập một quỹ bình ổn, có nhiều dư luận trao đổi về vấn đề này và chúng tôi không từ bỏ phương án này. Chúng tôi vẫn nghiên cứu, kết hợp với những ý kiến của họ.
Dư luận lo ngại quỹ bình ổn là can thiệp khi thị trường nóng, khi lạnh. Kinh nghiệm một số nước cho thấy người ta lập quỹ bình ổn không phải để thường xuyên can thiệp, mà khi thị trường xuống đáy và có dấu hiệu hồi phục thì người ta huy động vốn từ nước ngoài, từ trong nước để có sức mạnh mua vào để tạo đà cho thị trường đi lên.
Khi thị trường mạnh rồi thì người ta có thể bán ra giải thể quỹ đó, hoặc là chuyển sang cho tư nhân quản lý thông qua việc bán lại phần của Nhà nước trong đó, trở thành quỹ bình thường, chứ không phải là một cái quỹ thường xuyên duy trì, lúc nào cũng can thiệp. Hiện chúng tôi vẫn đang nghiên cứu, không gạt bỏ ý kiến nào.
Trong năm nay, chúng tôi sẽ tập trung nhân lực cho việc tái cấu trúc cơ cấu niêm yết trên hai thị trường, cơ cấu hàng hóa. Sau đó chuyển sang việc tái cấu trúc về sở hữu, mô hình…
Còn về kế hoạch xây dựng và triển khai những sản phẩm, công cụ mới cho thị trường, hỗ trợ và bảo vệ nhà đầu tư, thưa ông?
Việc phát triển các sản phẩm mới không phải bây giờ mới đặt ra. Kể cả lúc thị trường khó khăn trong năm 2000, khi ra đời, nhiều người cũng đã đặt ra vấn đề là cho bán khống, Option, mua bán kỳ hạn, giao dịch ký quỹ… để san đi, bù lại những rủi ro.
Tất nhiên những sản phẩm như vậy nó đều có hai mặt. Vừa qua chúng ta đã chứng kiến việc bán khống gây ra những đổ vỡ tài chính trên thế giới.
Việc thực hiện các sản phẩm mới nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như điều kiện thị trường, trình độ và năng lực tài chính của các tổ chức kinh doanh, khả năng hiểu biết của công chúng, kỹ năng của các tổ chức kinh doanh…
Những điều kiện đó ở Việt Nam hiện nay chưa đẩy đủ, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay tình hình tài chính khó khăn. Cho nên chúng tôi vẫn phải nghiên cứu, đánh giá kỹ các điều kiện để khi đưa ra tránh được sự đổ vỡ, vì tính an toàn bền vững của một thị trường còn non trẻ vẫn là yêu cầu cao.
Năm nay chúng tôi tập trung nghiên cứu cho sản phẩm repo, cho vay ký quỹ, chứ chưa giao dịch bán khống, giao dịch ký quỹ. Tất nhiên chưa triển khai không có nghĩa là chúng ta loại trừ, nhưng yêu cầu đầu tiên vẫn phải là tính an toàn và bền vững của thị trường.
Doanh nghiệp "cấp thấp" sẽ bị chuyển sàn
Gần đây nhà đầu tư quan tâm đến yêu cầu chuyển sàn của các doanh nghiệp theo điều kiện niêm yết. Xin ông cho biết thông tin định hướng về kế hoạch này?
Việc chuyển sàn theo quy định của văn bản pháp lý là Bộ Tài chính chỉ đạo phải thực thi. Hiện nay trong quy định pháp lý hiện hành, chúng ta quy định mức tối thiểu tại sàn Tp.HCM, tại Hà Nội.
Theo thông lệ quốc tế, người ta quy định mức tối thiểu của thị trường cấp cao, của thị trường cấp thấp. Tất nhiên có những trường hợp vào thị trường cấp thấp nhưng vẫn có đủ điều kiện vào thị trường cấp cao. Nhưng nhìn chung ở thế giới, anh đủ điều kiện vào thị trường cao thì anh vào, vì nó là thị trường khẳng định uy tín, chất lượng cao hơn. Sự phân loại của nó là rất tự nhiên.
Ở Việt Nam, thời gian qua có những trường hợp vẫn đủ tiêu chuẩn lên sàn Tp.HCM nhưng vẫn vào Hà Nội. Tất nhiên, qua quá trình vào Hà Nội và làm quen dần và sau đó chuyển dần vào Tp.HCM cũng là một bước đi mà tôi nghĩ là tốt. Và lẫn những anh tốt vào những anh cấp thấp thì không ảnh hưởng bằng những anh thấp mà lẫn vào những anh cao.
Thị trường Tp.HCM là thị trường của cả nước, thị trường liên kết khu vực, dẫn dắt chung nên cần phải khẳng định là những tổ chức chất lượng cao.
Trên quan điểm như vậy thì chúng tôi xác định, trước mắt, do quy định của văn bản pháp lý hiện hành, là sẽ chuyển những anh không đủ điều kiện tại Tp.HCM ra Hà Nội, nhưng có lộ trình. Tức là những anh ở mức thấp mà không có khả năng thu xếp được vốn thì chuyển ngay ra Hà Nội, những anh cao hơn thì cho một thời gian để tiếp tục tái cấu trúc.
Với nhà đầu tư, đầu năm mới ông có khuyến nghị gì không?
Đầu tiên chúng tôi rất cảm ơn các thành viên thị trường, các nhà đầu tư. Trong năm qua rất biến động, hết sức khó khăn, các nhà đầu tư và các thành viên thị trường đã phối hợp chặt chẽ, bền bỉ vượt qua khó khăn.
Đối với năm 2009, vẫn còn những khó khăn, thách thức lớn. Các nhà đầu tư, các tổ chức cần nhận định, đánh giá đúng tình hình thị trường, có chiến lược đầu tư thích hợp và chúng ta cần có niềm tin vào cơ hội trong tương lai, tiếp tục đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế, thu được nhiều hơn lợi ích từ thị trường này.