Chứng khoán thế giới: “Anh hùng" và "tội đồ"
Ngày 16/4, chứng khoán thế giới tăng điểm mạnh mẽ, Intel được coi là “anh hùng” giúp sức trong khi giá dầu leo lên “đỉnh”
Ngày 16/4, chứng khoán thế giới tăng điểm mạnh mẽ, Intel được coi là “anh hùng” giúp sức trong khi giá dầu leo lên “đỉnh”.
Chứng khoán châu Á: Tiếp tục tăng điểm
Sau thông tin về tăng trưởng kinh tế và tình hình lạm phát của Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite và chỉ số Hang Seng đã giảm điểm.
Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán chính của châu Á khác tiếp tục tăng điểm sau thông tin lạc quan từ báo cáo kết quả kinh doanh của hãng Intel và giá cổ phiếu các công ty dầu mỏ tăng mạnh.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 tăng 155,55 điểm, tương đương 1,20%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 13.146,13.
Chuyển qua thị trường chứng khoán Hồng Kông, chỉ số Hang Seng đã giảm nhẹ sau khi Đại Lục công bố thông tin về tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Chỉ số Hang Seng kết thúc ngày giao dịch với mức giảm 0,10%.
Trong khi đó, chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tiếp tục tăng 1,58%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 1,01%. Chỉ số KOSPI Composite Hàn Quốc tăng 0,94%.
Theo thông báo của Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế nước này trong tháng ba tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó lạm phát tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Thông tin trên khiến các nhà đầu tư lo ngại khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục có những biện pháp nhằm kìm chế tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như chống lạm phát. Điều này đã đẩy chỉ số Shanghai Composite giảm 1,69%.
Chứng khoán Châu Âu: Hưng phấn truyền từ Mỹ
Chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng điểm trong phiên này, sự hứng khởi được truyền từ Mỹ cùng với giá các cổ phiếu của khối ngân hàng, dầu mỏ, khai mỏ tăng mạnh đã kéo các chỉ số tăng mạnh.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 139,30 điểm, tương đương 2,36%, đóng cửa ở mức 6.046,20. Khối lượng giao đạt 2,3 tỷ cổ phiếu.
Điểm qua chứng khoán Đức và Pháp: Chỉ số DAX phiên này tăng 1,79%, khối lượng giao dịch đạt 4,28 tỷ cổ phiếu. Trong khi đó chỉ số CAC 40 tăng 1,56%, khối lượng giao dịch đạt 147 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ: Vui mùa cổ tức
Bộ Lao động Mỹ hôm thứ tư thông báo rằng giá tiêu dùng trong tháng ba đã tăng 0,3% so với tháng hai. Như vậy tính trung trong 12 tháng qua lạm phát ở Mỹ đã tăng lên 4%.
Thông tin kinh tế khác, việc xây dựng nhà mới và cao ốc văn phòng giảm 11,9% trong tháng ba, đây là mức thấp nhất trong 17 năm qua.
Sản lượng công nghiệp đã tăng 0,3% trong tháng ba, cao hơn 0,1% so với dự đoán. Đây là tốc độ tăng ấn tượng nếu so với mức giảm 0,7% trong tháng hai.
Liên quan đến khối ngân hàng, Merrill Lynch vừa đưa ra thông báo sẽ bơm thêm từ 6-8 tỷ USD để giải quyết các khoản nợ. Trong khi đó JP Morgan Chase đã thông báo mức lợi nhuận của hãng đạt 68 cent/cổ phiếu, giảm 50% so với quý 1/2007.
Tin tức từ ngân hàng lớn thứ năm Mỹ, Wells Fargo đưa ra thông báo về sự tụt giảm lợi nhuận kinh doanh. Quý 1/2008, lợi nhuận hãng này đạt 60cent/cổ phiếu, giảm 11% so với dự đoán trước đó.
“Đại gia” Coca-Cola thông báo thông tin bất ngờ về khoản lợi nhuận của hãng. Kết thúc quý 1, lợi nhuận của hãng đạt 64cent/cổ phiếu, tăng 19% so với dự báo của giới phân tích.
IBM cũng công bố mức lợi nhuận tăng mạnh trong quý 1/2008 khi cổ tức đạt 1,65USD/cổ phiếu, tăng 25% so với quý 1/2007. Trong khi eBay công bố mức lợi nhuận tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Phiên giao dịch hôm thứ tư, các nhà đầu tư tại New York đã chứng kiến giá dầu giao tháng năm leo lên “đỉnh” 115,07 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 114,93 USD/thùng.
“Nếu giá dầu cứ tiếp tục leo thang, chi phí nhiên liệu tăng sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong kinh tế, vì thế, giá dầu lúc này đang được xem như “tội đồ” của kinh tế Mỹ và nhiều nền kinh tế khác”. Giới phân tích đánh giá.
Chứng khoán Mỹ phiên này tăng điểm mạnh mẽ sau các thông tin về lợi nhuận của hãng Intel, IBM…
Theo giới phân tích, thông tin về lợi nhuận của Intel đã đáp ứng kỳ vọng trước đó. Vì vậy, họ cho rằng Intel có thể coi là “anh hùng” đối với chứng khoán.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 256,80 điểm, tương đương 2,08%, đóng cửa phiên giao dịch cuối ngày ở mức 12.619,27.
Chỉ số Nasdaq cũng tăng 64,07 điểm, tương ứng với 2,80%, đóng ở mức 2.350,11.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 30,28 điểm, tương 2,27%, đóng cửa ở mức 1.364,71.
Chứng khoán châu Á: Tiếp tục tăng điểm
Sau thông tin về tăng trưởng kinh tế và tình hình lạm phát của Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite và chỉ số Hang Seng đã giảm điểm.
Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán chính của châu Á khác tiếp tục tăng điểm sau thông tin lạc quan từ báo cáo kết quả kinh doanh của hãng Intel và giá cổ phiếu các công ty dầu mỏ tăng mạnh.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 tăng 155,55 điểm, tương đương 1,20%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 13.146,13.
Chuyển qua thị trường chứng khoán Hồng Kông, chỉ số Hang Seng đã giảm nhẹ sau khi Đại Lục công bố thông tin về tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Chỉ số Hang Seng kết thúc ngày giao dịch với mức giảm 0,10%.
Trong khi đó, chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tiếp tục tăng 1,58%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 1,01%. Chỉ số KOSPI Composite Hàn Quốc tăng 0,94%.
Theo thông báo của Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế nước này trong tháng ba tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó lạm phát tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Thông tin trên khiến các nhà đầu tư lo ngại khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục có những biện pháp nhằm kìm chế tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như chống lạm phát. Điều này đã đẩy chỉ số Shanghai Composite giảm 1,69%.
Chứng khoán Châu Âu: Hưng phấn truyền từ Mỹ
Chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng điểm trong phiên này, sự hứng khởi được truyền từ Mỹ cùng với giá các cổ phiếu của khối ngân hàng, dầu mỏ, khai mỏ tăng mạnh đã kéo các chỉ số tăng mạnh.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 139,30 điểm, tương đương 2,36%, đóng cửa ở mức 6.046,20. Khối lượng giao đạt 2,3 tỷ cổ phiếu.
Điểm qua chứng khoán Đức và Pháp: Chỉ số DAX phiên này tăng 1,79%, khối lượng giao dịch đạt 4,28 tỷ cổ phiếu. Trong khi đó chỉ số CAC 40 tăng 1,56%, khối lượng giao dịch đạt 147 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ: Vui mùa cổ tức
Bộ Lao động Mỹ hôm thứ tư thông báo rằng giá tiêu dùng trong tháng ba đã tăng 0,3% so với tháng hai. Như vậy tính trung trong 12 tháng qua lạm phát ở Mỹ đã tăng lên 4%.
Thông tin kinh tế khác, việc xây dựng nhà mới và cao ốc văn phòng giảm 11,9% trong tháng ba, đây là mức thấp nhất trong 17 năm qua.
Sản lượng công nghiệp đã tăng 0,3% trong tháng ba, cao hơn 0,1% so với dự đoán. Đây là tốc độ tăng ấn tượng nếu so với mức giảm 0,7% trong tháng hai.
Liên quan đến khối ngân hàng, Merrill Lynch vừa đưa ra thông báo sẽ bơm thêm từ 6-8 tỷ USD để giải quyết các khoản nợ. Trong khi đó JP Morgan Chase đã thông báo mức lợi nhuận của hãng đạt 68 cent/cổ phiếu, giảm 50% so với quý 1/2007.
Tin tức từ ngân hàng lớn thứ năm Mỹ, Wells Fargo đưa ra thông báo về sự tụt giảm lợi nhuận kinh doanh. Quý 1/2008, lợi nhuận hãng này đạt 60cent/cổ phiếu, giảm 11% so với dự đoán trước đó.
“Đại gia” Coca-Cola thông báo thông tin bất ngờ về khoản lợi nhuận của hãng. Kết thúc quý 1, lợi nhuận của hãng đạt 64cent/cổ phiếu, tăng 19% so với dự báo của giới phân tích.
IBM cũng công bố mức lợi nhuận tăng mạnh trong quý 1/2008 khi cổ tức đạt 1,65USD/cổ phiếu, tăng 25% so với quý 1/2007. Trong khi eBay công bố mức lợi nhuận tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Phiên giao dịch hôm thứ tư, các nhà đầu tư tại New York đã chứng kiến giá dầu giao tháng năm leo lên “đỉnh” 115,07 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 114,93 USD/thùng.
“Nếu giá dầu cứ tiếp tục leo thang, chi phí nhiên liệu tăng sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong kinh tế, vì thế, giá dầu lúc này đang được xem như “tội đồ” của kinh tế Mỹ và nhiều nền kinh tế khác”. Giới phân tích đánh giá.
Chứng khoán Mỹ phiên này tăng điểm mạnh mẽ sau các thông tin về lợi nhuận của hãng Intel, IBM…
Theo giới phân tích, thông tin về lợi nhuận của Intel đã đáp ứng kỳ vọng trước đó. Vì vậy, họ cho rằng Intel có thể coi là “anh hùng” đối với chứng khoán.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 256,80 điểm, tương đương 2,08%, đóng cửa phiên giao dịch cuối ngày ở mức 12.619,27.
Chỉ số Nasdaq cũng tăng 64,07 điểm, tương ứng với 2,80%, đóng ở mức 2.350,11.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 30,28 điểm, tương 2,27%, đóng cửa ở mức 1.364,71.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.362,47 | 12.619,27 | +256,80 | +2,08 |
Nasdaq | 2.286,04 | 2.350,11 | +64,07 | +2,80 | |
S&P 500 | 1.334,43 | 1.364,71 | +30,28 | +2,27 | |
Anh | FTSE 100 | 5.906,90 | 6.046,20 | +139,30 | +2,36 |
Đức | DAX | 6.585,05 | 6.702,84 | +117,79 | +1,79 |
Pháp | CAC 40 | 4.780,68 | 4.855,10 | +74,42 | +1,56 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.892,68 | 9.066,04 | +141,26 | +1,58 |
Nhật | Nikkei 225 | 12.990,58 | 13.146,13 | +155,55 | +1,20 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.901,33 | 23.878,35 | -22,98 | -0,10 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.742,17 | 1.758,56 | +16,39 | +0,94 |
Singapore | Straits Times | 3.056,49 | 3.087,49 | +31,00 | +1,01 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.348,35 | 3.291,60 | -56,75 | -1,69 |