Chứng khoán thế giới: Điều “kỳ lạ” đến từ thị trường Mỹ
Ngày 23/6, điều “kỳ lạ” đến từ thị trường Mỹ khi nhiều blue chip của nhiều ngành giảm mạnh nhưng chứng khoán Mỹ vẫn đứng vững
Ngày 23/6, điều “kỳ lạ” đến từ thị trường Mỹ khi nhiều blue chip của nhiều ngành giảm mạnh nhưng chứng khoán Mỹ vẫn đứng vững.
Chứng khoán Mỹ: Điều “kỳ lạ” đã đến
Một số thông tin bất lợi liên quan đến nguồn cung dầu đã khiến giá dầu thô giao tháng Bảy tại NYMEX trong phiên giao dịch hôm thứ Hai tăng thêm 1,38 USD/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 136,74 USD/thùng.
Thông tin liên quan đến nhà sản xuất ôtô hàng đầu nước Mỹ - General Motor, cổ phiếu của hãng này trong phiên giao dịch đầu tuần đã sụt giảm 6,38%, thấp hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái và xuống dưới ngưỡng 13 USD/cổ phiếu, mức thấp nhất kể từ 30/12/1974.
Trong khi đó, cổ phiếu của nhà sản xuất ôtô lớn thứ hai nước Mỹ, Ford (F) đã giảm 9,12% trong phiên giao dịch đầu tuần.
Liên quan đến Tập đoàn hàng đầu nước Mỹ, Citigroup sẽ cắt giảm 6.500 việc làm trong tổng số 65.000 việc làm tại bộ phận ngân hàng đầu tư của tập đoàn. Sau thông tin này, giá cổ phiếu của Citigroup (C) đã giảm 3,89%, đóng cửa ở mức 18,55 USD/cổ phiếu.
Được biết, Citigroup thông báo trong năm nay họ đã cắt giảm 13.200 việc làm trong số hơn 300.000 việc làm ở hãng trên toàn thế giới. Trong quý 4/2007 hãng thông báo lỗ gần 10 tỷ USD và lỗ 5,1 tỷ USD trong quý 1/2008.
Có thể nói đây là ngày “đen tối” đối với cổ phiếu khối tài chính khi những lo lắng về thị trường này vẫn đang ám ảnh liên quan đến hoạt động kinh doanh thua lỗ, bơm thêm vốn...
Đáng chú ý hơn cả là mức sụt giảm của nhiều hãng tài chính khác như: cổ phiếu của nhà bảo hiểm trái phiếu MBIA giảm 13,77%, cổ phiếu AIG giảm 5,61%, Merrill Lynch giảm 3,9%.
Bên cạnh đó, hôm thứ hai cũng là ngày kém may mắn của cổ phiếu khối vận tải hàng không khi cổ phiếu của Continental, UAL và Northwest có mức giảm tương ứng là 15,95%, 14,94% và 17,27%.
Như vậy, trong phiên giao dịch này, cổ phiếu của khối tài chính, sản xuất ôtô, vận tải hàng không sụt giảm thảm hại nhưng điều “kỳ lạ” đã xảy ra với chứng khoán Mỹ khi hai chỉ số quan trọng nhất của nước này là Dow Jones và S&P 500 gần như không có sự biến chuyển so với phiên giao dịch cuối tuần trước.
Thông thường thì mỗi khi khối tài chính sụt giảm sẽ kéo theo đó là một ngày “đen tối” của chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, trong ngày giao dịch này, nhờ vào mức tăng của cổ phiếu các lĩnh vực khác, đặc biệt là khối năng lượng đã góp phần lấy lại thế cân bằng cho thị trường và giúp chứng khoán Mỹ tránh được một ngày “đen tối”.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,33 điểm, tương đương 0,00%, đóng cửa ở mức 11.842,36.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 20,35 điểm, tương ứng -0,85%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.385,74.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 0,07 điểm, tương đương 0,01%, đóng cửa ở mức 1.318,00.
Chứng khoán châu Âu: Ngày tăng điểm đầu tuần
Thông tin từ Anh cho hay, giá chào bán trung bình của một đơn vị bất động sản ở nước này trong tháng Sáu ở mức 239.564 Bảng (473.522 USD), giảm 1,2% so với tháng Năm.
Theo giới phân tích nhận định, nguyên nhân khiến giá bất động sản ở nước này giảm do nhu cầu vay thế chấp để mua bất động sản đã bị hạn chế, thậm chí không thể vay được từ các nhà cung cấp tín dụng.
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch đầu tuần đã tăng điểm trở lại sau nhiều ngày giảm điểm trước đó.
Đáng chú ý trong ngày giao dịch này chính là biên độ giảm của khối ngân hàng khi cổ phiếu của ngân hàng UBS sụt giảm 4,4%, Credit Agricole giảm 4,5%, Deutsche Postbank của Đức giảm 6,2% và HBOS giảm 4,3%.
Tuy vậy, sự khởi sắc của cổ phiếu các công ty năng lượng và dược phẩm đã đưa chứng khoán châu Âu về màu xanh dù biên độ tăng là không đáng kể.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên giao dịch đầu tuần tăng 46,40 điểm, tương đương 0,83%, đóng cửa ở mức 5.667,20, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,05 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tăng 0,17%, khối lượng giao dịch đạt 4,30 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,05%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 169 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Giảm điểm ngày đầu tuần
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch đầu tuần cùng chung sắc đỏ sau khi chứng khoán Mỹ chao đảo phiên giao dịch cuối tuần qua. Bên cạnh đó là nỗi lo lạm phát, lòng tin về điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật đi xuống.
Một cuộc điều tra về lòng tin của các doanh nghiệp Nhật đối với điều kiện kinh doanh của nước này từ tháng Tư đến tháng Sáu đã xuống mức thấp nhất kể từ 4 năm qua do tình hình lạm phát tăng cao, viễn cảnh kinh tế không mấy sáng sủa và Ngân hàng Trung ương sẽ nâng lãi suất cơ bản.
Theo đó, chỉ số BSI (business survey index) của Nhật đã giảm từ -12,9 trong quý 1/2008 xuống -15,1 trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Sáu. Trong đó, lòng tin của các công ty trong khối dịch vụ đã giảm từ -7,2 xuống -15,3.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch đầu tuần đã giảm điểm và đóng cửa ở mức thấp nhất trong vòng gần một tháng qua do cổ phiếu của công ty Mitsubishi Estate và các công ty bất động sản khác giảm mạnh trong khi các blue chip nhóm các nhà xuất khẩu lớn nước này cũng sụt giảm.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 84,61 điểm, tương đương 0,61%, đóng cửa ở mức 13.857,47.
Điểm qua thị trường chứng khoán Hồng Kông, chỉ số Hang Seng phiên giao dịch hôm thứ Hai đã giảm 0,13%.
Thông tin từ Singapore cho hay, lạm phát hàng năm tính đến tháng Năm đã tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lạm phát trong tháng Năm tăng 0,3% so với tháng Tư. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 26 năm qua và tiếp tục gây áp lực lên Ngân hàng Trung ương nước này trong việc duy trì thắt chặt chính sách tiền tệ.
Nguyên nhân khiến lạm phát nước này leo thang do giá lương thực - thực phẩm, vận tải, viễn thông, nhà ở tăng cao. Các nhà kinh tế nước này dự báo, lạm phát trong những tháng tới tại quốc đảo này có thể sẽ tiếp tục gia tăng.
Sau thông tin này, chỉ số Straits Times của Singapore đã giảm 0,72% giá trị.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,33%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc phiên này tiếp tục giảm 0,89%.
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đã đảo chiều trong phiên giao dịch đầu tuần và mất 2,52% giá trị.
Chứng khoán Mỹ: Điều “kỳ lạ” đã đến
Một số thông tin bất lợi liên quan đến nguồn cung dầu đã khiến giá dầu thô giao tháng Bảy tại NYMEX trong phiên giao dịch hôm thứ Hai tăng thêm 1,38 USD/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 136,74 USD/thùng.
Thông tin liên quan đến nhà sản xuất ôtô hàng đầu nước Mỹ - General Motor, cổ phiếu của hãng này trong phiên giao dịch đầu tuần đã sụt giảm 6,38%, thấp hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái và xuống dưới ngưỡng 13 USD/cổ phiếu, mức thấp nhất kể từ 30/12/1974.
Trong khi đó, cổ phiếu của nhà sản xuất ôtô lớn thứ hai nước Mỹ, Ford (F) đã giảm 9,12% trong phiên giao dịch đầu tuần.
Liên quan đến Tập đoàn hàng đầu nước Mỹ, Citigroup sẽ cắt giảm 6.500 việc làm trong tổng số 65.000 việc làm tại bộ phận ngân hàng đầu tư của tập đoàn. Sau thông tin này, giá cổ phiếu của Citigroup (C) đã giảm 3,89%, đóng cửa ở mức 18,55 USD/cổ phiếu.
Được biết, Citigroup thông báo trong năm nay họ đã cắt giảm 13.200 việc làm trong số hơn 300.000 việc làm ở hãng trên toàn thế giới. Trong quý 4/2007 hãng thông báo lỗ gần 10 tỷ USD và lỗ 5,1 tỷ USD trong quý 1/2008.
Có thể nói đây là ngày “đen tối” đối với cổ phiếu khối tài chính khi những lo lắng về thị trường này vẫn đang ám ảnh liên quan đến hoạt động kinh doanh thua lỗ, bơm thêm vốn...
Đáng chú ý hơn cả là mức sụt giảm của nhiều hãng tài chính khác như: cổ phiếu của nhà bảo hiểm trái phiếu MBIA giảm 13,77%, cổ phiếu AIG giảm 5,61%, Merrill Lynch giảm 3,9%.
Bên cạnh đó, hôm thứ hai cũng là ngày kém may mắn của cổ phiếu khối vận tải hàng không khi cổ phiếu của Continental, UAL và Northwest có mức giảm tương ứng là 15,95%, 14,94% và 17,27%.
Như vậy, trong phiên giao dịch này, cổ phiếu của khối tài chính, sản xuất ôtô, vận tải hàng không sụt giảm thảm hại nhưng điều “kỳ lạ” đã xảy ra với chứng khoán Mỹ khi hai chỉ số quan trọng nhất của nước này là Dow Jones và S&P 500 gần như không có sự biến chuyển so với phiên giao dịch cuối tuần trước.
Thông thường thì mỗi khi khối tài chính sụt giảm sẽ kéo theo đó là một ngày “đen tối” của chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, trong ngày giao dịch này, nhờ vào mức tăng của cổ phiếu các lĩnh vực khác, đặc biệt là khối năng lượng đã góp phần lấy lại thế cân bằng cho thị trường và giúp chứng khoán Mỹ tránh được một ngày “đen tối”.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,33 điểm, tương đương 0,00%, đóng cửa ở mức 11.842,36.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 20,35 điểm, tương ứng -0,85%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.385,74.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 0,07 điểm, tương đương 0,01%, đóng cửa ở mức 1.318,00.
Chứng khoán châu Âu: Ngày tăng điểm đầu tuần
Thông tin từ Anh cho hay, giá chào bán trung bình của một đơn vị bất động sản ở nước này trong tháng Sáu ở mức 239.564 Bảng (473.522 USD), giảm 1,2% so với tháng Năm.
Theo giới phân tích nhận định, nguyên nhân khiến giá bất động sản ở nước này giảm do nhu cầu vay thế chấp để mua bất động sản đã bị hạn chế, thậm chí không thể vay được từ các nhà cung cấp tín dụng.
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch đầu tuần đã tăng điểm trở lại sau nhiều ngày giảm điểm trước đó.
Đáng chú ý trong ngày giao dịch này chính là biên độ giảm của khối ngân hàng khi cổ phiếu của ngân hàng UBS sụt giảm 4,4%, Credit Agricole giảm 4,5%, Deutsche Postbank của Đức giảm 6,2% và HBOS giảm 4,3%.
Tuy vậy, sự khởi sắc của cổ phiếu các công ty năng lượng và dược phẩm đã đưa chứng khoán châu Âu về màu xanh dù biên độ tăng là không đáng kể.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên giao dịch đầu tuần tăng 46,40 điểm, tương đương 0,83%, đóng cửa ở mức 5.667,20, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,05 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tăng 0,17%, khối lượng giao dịch đạt 4,30 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,05%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 169 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Giảm điểm ngày đầu tuần
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch đầu tuần cùng chung sắc đỏ sau khi chứng khoán Mỹ chao đảo phiên giao dịch cuối tuần qua. Bên cạnh đó là nỗi lo lạm phát, lòng tin về điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật đi xuống.
Một cuộc điều tra về lòng tin của các doanh nghiệp Nhật đối với điều kiện kinh doanh của nước này từ tháng Tư đến tháng Sáu đã xuống mức thấp nhất kể từ 4 năm qua do tình hình lạm phát tăng cao, viễn cảnh kinh tế không mấy sáng sủa và Ngân hàng Trung ương sẽ nâng lãi suất cơ bản.
Theo đó, chỉ số BSI (business survey index) của Nhật đã giảm từ -12,9 trong quý 1/2008 xuống -15,1 trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Sáu. Trong đó, lòng tin của các công ty trong khối dịch vụ đã giảm từ -7,2 xuống -15,3.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch đầu tuần đã giảm điểm và đóng cửa ở mức thấp nhất trong vòng gần một tháng qua do cổ phiếu của công ty Mitsubishi Estate và các công ty bất động sản khác giảm mạnh trong khi các blue chip nhóm các nhà xuất khẩu lớn nước này cũng sụt giảm.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 84,61 điểm, tương đương 0,61%, đóng cửa ở mức 13.857,47.
Điểm qua thị trường chứng khoán Hồng Kông, chỉ số Hang Seng phiên giao dịch hôm thứ Hai đã giảm 0,13%.
Thông tin từ Singapore cho hay, lạm phát hàng năm tính đến tháng Năm đã tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lạm phát trong tháng Năm tăng 0,3% so với tháng Tư. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 26 năm qua và tiếp tục gây áp lực lên Ngân hàng Trung ương nước này trong việc duy trì thắt chặt chính sách tiền tệ.
Nguyên nhân khiến lạm phát nước này leo thang do giá lương thực - thực phẩm, vận tải, viễn thông, nhà ở tăng cao. Các nhà kinh tế nước này dự báo, lạm phát trong những tháng tới tại quốc đảo này có thể sẽ tiếp tục gia tăng.
Sau thông tin này, chỉ số Straits Times của Singapore đã giảm 0,72% giá trị.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,33%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc phiên này tiếp tục giảm 0,89%.
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đã đảo chiều trong phiên giao dịch đầu tuần và mất 2,52% giá trị.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.842,69 | 11.842,36 | -0,33 | -0,00 |
Nasdaq | 2.406,09 | 2.385,74 | -20,35 | -0,85 | |
S&P 500 | 1.317,93 | 1.318,00 | +0,07 | +0,01 | |
Anh | FTSE 100 | 5.620,80 | 5.667,20 | +46,40 | +0,83 |
Đức | DAX | 6.578,44 | 6.589,46 | +11,02 | +0,17 |
Pháp | CAC 40 | 4.509,27 | 4.511,37 | +2,10 | +0,05 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.902,44 | 7.876,49 | -25,95 | -0,33 |
Nhật | Nikkei 225 | 13.942,08 | 13.857,47 | -84,61 | -0,61 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.745,60 | 22.714,96 | -30,64 | -0,13 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.731,00 | 1.715,59 | -15,41 | -0,89 |
Singapore | Straits Times | 3.012,23 | 2.980,12 | -21,69 | -0,72 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.831,74 | 2.760,42 | -71,32 | -2,52 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |