Chứng khoán thế giới: Khởi sắc toàn diện
Ngày 25/6, chứng khoán thế giới đồng loạt tăng điểm trong khi giá dầu đã xuống 134,55 USD/thùng
Ngày 25/6, chứng khoán thế giới đồng loạt tăng điểm trong khi giá dầu đã xuống 134,55 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ: Tăng điểm sau quyết định của FED
Thông tin dự trữ dầu thô ở Mỹ tuần trước tăng 800.000 thùng lên mức 301,8 triệu thùng và dự báo nhu cầu dầu thô sẽ giảm vào mùa hè này đã khiến giá dầu giao tháng Bảy tại NYMEX trong phiên giao dịch hôm thứ Tư giảm 2,45 USD/thùng, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 134,55 USD/thùng.
Thông tin liên quan đến thị trường địa ốc Mỹ, Bộ Thương mại nước này cho biết doanh thu nhà mới của Mỹ trong tháng Năm đã giảm 2,5% so với tháng Tư. Trong đó mức giảm mạnh nhất thuộc về khu vực miền Tây với mức giảm 11,6%.
Trong khi đó, các đơn đặt hàng lâu bền (Durable Goods) ở Mỹ trong tháng Năm đã không thay đổi so với tháng Tư sau hai tháng suy giảm liên tiếp trước đó. Số liệu Bộ Thương mại nước này được công bố cho thấy trong khi các đơn đặt hàng đối với các sản phẩm điện tử, máy tính tăng 2% thì các đơn đặt hàng đối với các phương tiện ôtô giảm 3,3%.
Ngoài ra các đơn đặt hàng đối với thiết máy bay, tầu biển…tăng nên tính chung trong tháng Năm, các đơn đặt hàng lâu bền đã không giảm so với tháng Tư.
Sau hai ngày họp bàn, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thông báo quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 2%/năm, đồng thời nêu lên quan ngại về tình hình lạm phát hiện nay. Sau tin này được công bố, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại nhưng ấn tương nhất là mức tăng trên 1% của chỉ số Nasdaq.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 4,40 điểm, tương đương 0,04%, đóng cửa ở mức 11.811,83.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 32,98 điểm, tương ứng 1,39%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.401,26.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 7,68 điểm, tương đương 0,58%, đóng cửa ở mức 1.321,97.
Chứng khoán châu Âu: Khởi sắc
Hôm thứ Tư, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ông Jean-Claude Trichet cho biết rủi ro lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong trung hạn và ECB luôn sẵn sàng để đối phó với áp lực lạm phát.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, rất có thể ECB sẽ tăng lãi suất cơ bản 0,25% điểm lên mức 4,25%/năm trong cuộc họp của Hội đồng điều hành ECB trong tuần tới.
Thông tin liên quan đến nhà sản xuất xe ôtô Thụy Điển, Volvo cho biết sẽ tạm thời cho nghỉ việc 1.200 công nhân ở Thụy Điển sau khi hãng này thua lỗ 151 triệu USD do doanh số sụt giảm ở thị trường Mỹ.
Ngoài ra, công ty đang thuộc quyền sở hữu của hãng Ford này cho biết sẽ phải hủy hợp đồng với 500 chuyên gia tư vấn trong nước và 300 ở nước ngoài nhằm cắt giảm chi phí lên đến 662 triệu USD.
Được biết hãng Ford đã mua Volvo năm 1999 và vẫn duy trì quyền điều hành Volvo để đưa công ty này làm ăn có hiệu quả hơn bất chấp việc hãng này đã phải bán đi những thương hiệu xe cao cấp như Aston Martin, Land Rover và Jaguar.
Cùng ngày, Ngân hàng Barclays của Anh thông báo đã tăng vốn thêm 4,5 tỷ Bảng Anh (8,8 tỷ USD) từ các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư đến từ châu Á như Tập đoàn Sumitomo Mitsui của Nhật, Qatar Investment Authority, Temasek của Singapore…
Theo kế hoạch nên trên, các cổ đông hiện hữu được mua cổ phiếu với tổng giá trị lên đến 4 tỷ Bảng. Sau tin này được công bố, cổ phiếu của Barclays đã tăng gần 5%.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu phiên này đã tăng điểm trở lại do sự khởi sắc của cổ phiếu khối ngân hàng.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên giao dịch hôm thứ Tư tăng 31,40 điểm, tương đương 0,56%, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,38 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tăng 1,25%, khối lượng giao dịch đạt 4,30 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 1,40%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 175 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Sắc xanh trở lại
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch hôm thứ Tư đã tăng điểm trở lại sau chuỗi ngày giảm điểm trước đó. Tuy nhiên, ấn tượng nhất là thị trường Trung Quốc khi tiếp tục lên điểm với biên độ tăng gần 4%.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Tư tiếp tục giảm điểm và đóng cửa ở mức thấp nhất trong vòng một tháng qua. Những thông tin không mấy sáng sủa liên quan đến thị trường nhà đất Mỹ, lòng tin người tiêu dùng nước này xuống mức thấp nhất trong vòng 16 năm qua đã tác động mạnh đến giới đầu tư trên thị trường Nhật.
Bên cạnh đó, nhiều blue chip giảm mạnh, trong đó đáng chú ý hơn cả là cổ phiếu của nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, Nippon Steel giảm 1,2%, JFE Holdings giảm 3%, Toyota giảm 1,3%...
Như vậy, chứng khoán Nhật đã giảm phiên thứ năm liên tiếp trong những ngày qua. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 19,64 điểm, tương đương -0,14%, đóng cửa ở mức 13.829,92.
Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông phiên giao dịch này đã tăng điểm trở lại sau bốn ngày giảm điểm liên tiếp trước đó. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này tăng 0,80%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,51%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,67%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc phiên này tăng 0,41%.
Chứng khoán Trung Quốc phiên giao dịch này tiếp tục đà tăng điểm của phiên trước đó khi sắc xanh lại hiện diện và biên độ tăng lên đến gần 4%.
Nguyên nhân tăng điểm của phiên giao dịch này do giới đầu tư nhận thấy nhiều cổ phiếu đã xuống mức giá hấp dẫn để mua vào và xu hướng thị trường trong thời gian tới sẽ tốt lên.
Cổ phiếu khối ngân hàng và bất động sản phiên giao dịch này đã tăng điểm mạnh mẽ và đáng chú nhất là mức tăng 1,5% của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) và cổ phiếu của Công ty bất động sản Vanke tăng 5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 3,64%.
Chứng khoán Mỹ: Tăng điểm sau quyết định của FED
Thông tin dự trữ dầu thô ở Mỹ tuần trước tăng 800.000 thùng lên mức 301,8 triệu thùng và dự báo nhu cầu dầu thô sẽ giảm vào mùa hè này đã khiến giá dầu giao tháng Bảy tại NYMEX trong phiên giao dịch hôm thứ Tư giảm 2,45 USD/thùng, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 134,55 USD/thùng.
Thông tin liên quan đến thị trường địa ốc Mỹ, Bộ Thương mại nước này cho biết doanh thu nhà mới của Mỹ trong tháng Năm đã giảm 2,5% so với tháng Tư. Trong đó mức giảm mạnh nhất thuộc về khu vực miền Tây với mức giảm 11,6%.
Trong khi đó, các đơn đặt hàng lâu bền (Durable Goods) ở Mỹ trong tháng Năm đã không thay đổi so với tháng Tư sau hai tháng suy giảm liên tiếp trước đó. Số liệu Bộ Thương mại nước này được công bố cho thấy trong khi các đơn đặt hàng đối với các sản phẩm điện tử, máy tính tăng 2% thì các đơn đặt hàng đối với các phương tiện ôtô giảm 3,3%.
Ngoài ra các đơn đặt hàng đối với thiết máy bay, tầu biển…tăng nên tính chung trong tháng Năm, các đơn đặt hàng lâu bền đã không giảm so với tháng Tư.
Sau hai ngày họp bàn, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thông báo quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 2%/năm, đồng thời nêu lên quan ngại về tình hình lạm phát hiện nay. Sau tin này được công bố, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại nhưng ấn tương nhất là mức tăng trên 1% của chỉ số Nasdaq.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 4,40 điểm, tương đương 0,04%, đóng cửa ở mức 11.811,83.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 32,98 điểm, tương ứng 1,39%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.401,26.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 7,68 điểm, tương đương 0,58%, đóng cửa ở mức 1.321,97.
Chứng khoán châu Âu: Khởi sắc
Hôm thứ Tư, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ông Jean-Claude Trichet cho biết rủi ro lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong trung hạn và ECB luôn sẵn sàng để đối phó với áp lực lạm phát.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, rất có thể ECB sẽ tăng lãi suất cơ bản 0,25% điểm lên mức 4,25%/năm trong cuộc họp của Hội đồng điều hành ECB trong tuần tới.
Thông tin liên quan đến nhà sản xuất xe ôtô Thụy Điển, Volvo cho biết sẽ tạm thời cho nghỉ việc 1.200 công nhân ở Thụy Điển sau khi hãng này thua lỗ 151 triệu USD do doanh số sụt giảm ở thị trường Mỹ.
Ngoài ra, công ty đang thuộc quyền sở hữu của hãng Ford này cho biết sẽ phải hủy hợp đồng với 500 chuyên gia tư vấn trong nước và 300 ở nước ngoài nhằm cắt giảm chi phí lên đến 662 triệu USD.
Được biết hãng Ford đã mua Volvo năm 1999 và vẫn duy trì quyền điều hành Volvo để đưa công ty này làm ăn có hiệu quả hơn bất chấp việc hãng này đã phải bán đi những thương hiệu xe cao cấp như Aston Martin, Land Rover và Jaguar.
Cùng ngày, Ngân hàng Barclays của Anh thông báo đã tăng vốn thêm 4,5 tỷ Bảng Anh (8,8 tỷ USD) từ các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư đến từ châu Á như Tập đoàn Sumitomo Mitsui của Nhật, Qatar Investment Authority, Temasek của Singapore…
Theo kế hoạch nên trên, các cổ đông hiện hữu được mua cổ phiếu với tổng giá trị lên đến 4 tỷ Bảng. Sau tin này được công bố, cổ phiếu của Barclays đã tăng gần 5%.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu phiên này đã tăng điểm trở lại do sự khởi sắc của cổ phiếu khối ngân hàng.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên giao dịch hôm thứ Tư tăng 31,40 điểm, tương đương 0,56%, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,38 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tăng 1,25%, khối lượng giao dịch đạt 4,30 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 1,40%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 175 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Sắc xanh trở lại
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch hôm thứ Tư đã tăng điểm trở lại sau chuỗi ngày giảm điểm trước đó. Tuy nhiên, ấn tượng nhất là thị trường Trung Quốc khi tiếp tục lên điểm với biên độ tăng gần 4%.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Tư tiếp tục giảm điểm và đóng cửa ở mức thấp nhất trong vòng một tháng qua. Những thông tin không mấy sáng sủa liên quan đến thị trường nhà đất Mỹ, lòng tin người tiêu dùng nước này xuống mức thấp nhất trong vòng 16 năm qua đã tác động mạnh đến giới đầu tư trên thị trường Nhật.
Bên cạnh đó, nhiều blue chip giảm mạnh, trong đó đáng chú ý hơn cả là cổ phiếu của nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, Nippon Steel giảm 1,2%, JFE Holdings giảm 3%, Toyota giảm 1,3%...
Như vậy, chứng khoán Nhật đã giảm phiên thứ năm liên tiếp trong những ngày qua. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 19,64 điểm, tương đương -0,14%, đóng cửa ở mức 13.829,92.
Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông phiên giao dịch này đã tăng điểm trở lại sau bốn ngày giảm điểm liên tiếp trước đó. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này tăng 0,80%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,51%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,67%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc phiên này tăng 0,41%.
Chứng khoán Trung Quốc phiên giao dịch này tiếp tục đà tăng điểm của phiên trước đó khi sắc xanh lại hiện diện và biên độ tăng lên đến gần 4%.
Nguyên nhân tăng điểm của phiên giao dịch này do giới đầu tư nhận thấy nhiều cổ phiếu đã xuống mức giá hấp dẫn để mua vào và xu hướng thị trường trong thời gian tới sẽ tốt lên.
Cổ phiếu khối ngân hàng và bất động sản phiên giao dịch này đã tăng điểm mạnh mẽ và đáng chú nhất là mức tăng 1,5% của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) và cổ phiếu của Công ty bất động sản Vanke tăng 5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 3,64%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.807,43 | 11.811,83 | +4,40 | +0,04 |
Nasdaq | 2.368,28 | 2.401,26 | +32,98 | +1,39 | |
S&P 500 | 1.314,29 | 1.321,97 | +7,68 | +0,58 | |
Anh | FTSE 100 | 5.634,70 | 5.666,10 | +31,40 | +0,56 |
Đức | DAX | 6.536,06 | 6.617,84 | +81,78 | +1,25 |
Pháp | CAC 40 | 4.473,76 | 4.536,29 | +62,53 | +1,40 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.738,12 | 7.855,06 | +116,94 | +1,51 |
Nhật | Nikkei 225 | 13.849,56 | 13.829,92 | -19,64 | -0,14 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.456,02 | 22.635,16 | +179,14 | +0,80 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.710,84 | 1.717,79 | +6,95 | +0,41 |
Singapore | Straits Times | 2.967,02 | 2.982,12 | +19,96 | +0,67 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.803,02 | 2.905,01 | +101,99 | +3,64 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |