08:47 09/04/2008

Chứng khoán thế giới: Mây mù tại Mỹ

Duy Cường

Ngày 8/4, chứng khoán thế giới cùng giảm điểm, nhưng những thông tin từ Mỹ đang phát đi một thông điệp đáng lo ngại

Sau khi có ngày giao dịch đầu tuần ấn tượng, thị trường châu Á đã đồng loạt giảm điểm vào phiên này.
Sau khi có ngày giao dịch đầu tuần ấn tượng, thị trường châu Á đã đồng loạt giảm điểm vào phiên này.
Ngày 8/4, chứng khoán thế giới cùng giảm điểm, nhưng những thông tin từ Mỹ đang phát đi một thông điệp đáng lo ngại.

Chứng khoán châu Á: Bất ngờ từ Trung Quốc

Sau khi có ngày giao dịch đầu tuần ấn tượng, thị trường châu Á đã đồng loạt giảm điểm vào phiên này. Nhưng điều nhiều nhà đầu tư bất ngờ nhất là chứng khoán Trung Quốc “âm thầm” tăng.

Cổ phiếu khối ngân hàng tụt giảm là nguyên nhân lớn nhất đẩy thị trường xuống. Giới phân tích cũng đưa ra nhận định: các chỉ số đã tăng ấn tượng trong tuần qua và đây là thời điểm lý tưởng để hiện thực hóa lợi nhuận.

Chứng khoán Nhật phiên này đã đảo chiều sau nhiều phiên tăng điểm. Nguyên nhân do tác động từ việc giảm điểm của cổ phiếu khối ngân hàng và các nhà sản xuất chip điện tử đi xuống.

Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 đã giảm 199,80 điểm, tương ứng -1,49%, đóng cửa ở mức 13.250,43.

Chuyển qua thị trường chứng khoán Hồng Kông, chỉ số Hang Seng đã giảm điểm sau khi đã tăng lên mức cao nhất trong năm tuần quan. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này giảm 267,07 điểm, tương đương -1,09%.

Điểm qua các chỉ số khác, chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc đã giảm 1,06%. Chỉ số Straits Times của Singapore cũng giảm 1,62%. Trong khi đó chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,65%.

Cuối cùng, sau chuỗi ngày gây thất vọng, chỉ số Shanghai Composite phiên này đã tăn điểm. Sự chuỗi dậy của các cổ phiếu ngành khai khoáng đã thúc đẩy thị trường tăng nhẹ, 0,36%.

Chứng khoán Châu Âu: Khối lượng giao dịch giảm

Chứng khoán châu Âu đã có phiêu giảm điểm đầu tiên trong tuần, nguyên nhân do giá cổ phiếu của khối ngân hàng, kỹ thuật giảm mạnh.

Tuy nhiên, theo giới phân tích: các chỉ số chính giảm điểm này được coi như là một phiên điều chỉnh sau nhiều ngày tăng điểm ấn tượng trước đó.

Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 24,60 điểm, tương đương -0,41%, đóng cửa ở mức 5.990,20. Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 1,8 tỷ cổ phiếu giảm 0,4 tỷ cổ phiếu so với phiên trước. 

Tại thị trường Đức, chỉ số DAX cũng giảm 49,05 điểm, tương ứng -0,72%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 6.771,98. Khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì ở mức cao, 4,3 tỷ cổ phiếu.

Chỉ số CAC 40 của Pháp phiên này giảm 0,65%, trong khi đó khối lượng giao dịch đạt 130 triệu cổ phiếu, giảm 19 triệu cổ phiếu so với ngày giao dịch trước đó.

Chứng khoán Mỹ: Những thông tin “không may mắn”

Đầu tiên là thông tin không mấy sáng sủa từ lĩnh vực nhà ở. Trong tháng 2, doanh thu bán nhà đã giảm 1,9%. Con số này cao hơn những ước tính trước đó của giới phân tích.

Tiếp đó là các thông tin từ lĩnh vực tài chính, ngân hàng Washington Mutual đã thông báo họ sẽ phải nhận hỗ trợ 7 tỷ USD từ quỹ đầu tư tư nhân TPG đồng thời đưa ra mức ước lượng về thua lỗ trong Quý I là 1 tỷ USD. Tin này khiến giá cổ phiếu của ngân hàng này mất đi 10% giá trị.

Liên quan đến kế hoạch của ngân hàng Mỹ, Citigroup đã đưa ra thông báo sẽ bán các khoản vay và trái phiếu với giá trị 12 tỷ USD cho ba Quỹ đầu tư tư nhân của Mỹ. Điều này đang đặt ra những nghi ngại vkết quả kinh doanh của hãng này dự tính sẽ công bố vào ngày 18/4.

Thêm một thông tin khác từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), trong phiên họp của tổ chức này, một vài thành viên của ngân hàng trung ương đã bày tỏ lo ngại rằng lĩnh vực tài chính và địa ốc có thể khiến kinh tế Mỹ chìm sâu vào suy thoái.

Các thông tin trên như gửi một thông điệp tới các nhà đầu tư rằng, cuộc khủng hoảng tín dụng, nhà đất vẫn chưa đi qua và nguy cơ suy thoái vẫn “lơ lửng”.

Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại đưa ra dự báo cuộc khủng hoảng tín dụng và địa ốc sẽ khiến thế giới mất đi 945 tỷ USD.

Những thông trên khiến chứng khoán Mỹ đã có phiên giảm điểm.

Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 35,99 điểm. tương đương -0,29%, đóng cửa phiên giao dịch cuối ngày ở mức 12.576,44.

Chỉ số Nasdaq giảm 16,07 điểm, tương ứng với -0,68%, đóng ở mức 2.348,76.

Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 7,00 điểm, tương đương -0,51%, đóng cửa ở mức 1.365,54.

Trong khi đó, giá dầu tại New York giao tháng 5 đóng cửa ở mức 108,78 USD/thùng. 
 
Thị trường

Chỉ số

Phiên trước Đóng cửa Tăng / giảm (điểm) Tăng / giảm (%)
Mỹ Dow Jones 12.612,43 12.576,44  -35,99 -0,29
Nasdaq 2.364,83 2.348,76  -16,07 -0,68
S&P 500 1.372,54 1.365,54 -7,00 -0,51
Anh FTSE 100 6.014,80 5.990,20 -24,60 -0,41
Đức DAX 6.821,03 6.771,98 -49,05 -0,72
Pháp CAC 40 4.944,60 4.912,69 -31,91  -0,65
Đài Loan Taiwan Weighted 8.729,79 8.672,85 -56,94 -0,65
Nhật Nikkei 225 13.450,23 13.250,43 -199,80  -1,49
Hồng Kông Hang Seng 24.578,76 24.311,69  -267,07 -1,09
Hàn Quốc KOSPI Composite 1.773,56 1.754,71 -18,85 -1,06
Singapore Straits Times 3.181,92 3.130,42 -51,50 -1,62
Trung Quốc Shanghai Composite 3.599,62 3.612,54 +12,92 +0,36