08:52 08/01/2008

Chứng khoán thế giới: Tín hiệu mới từ thị trường Mỹ

Sơn Phúc

Phiên giao dịch đầu tuần mang lại hy vọng cho thị trường Mỹ. Trái lại, thị trường châu Á kết thúc trong không khí ảm đạm

Sự ì ạch của kinh tế Mỹ đã tiếp tục gây hiệu ứng cho kinh tế châu Á và đẩy thị trường chứng khoán khu vực này lao dốc với biên độ lớn.
Sự ì ạch của kinh tế Mỹ đã tiếp tục gây hiệu ứng cho kinh tế châu Á và đẩy thị trường chứng khoán khu vực này lao dốc với biên độ lớn.
Phiên giao dịch đầu tuần mang lại hy vọng cho thị trường Mỹ. Trái lại, thị trường châu Á kết thúc trong không khí ảm đạm.

Mỹ: Phục hồi nhẹ

Ngày 7/1 là phiên giao dịch đầu tiên "có tiến bộ" của chứng khoán Mỹ tđầu năm 2008 đến nay, dẫn đầu là các công ty dược phẩm và phúc lợi, sau khi các nhà phân tích khuyến nghị nên mua cổ phiếu của các công ty ít chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế.

Standard & Poor 500 thêm 4,55 điểm (0,3%) lên mức 1.416,18 điểm, phục hồi từ mức xuất phát điểm năm mới tồi tệ nhất kể từ năm 2000. Dow Jones tăng 27,31 điểm (0,2%) lên mức 12.827,49 điểm. Nasdaq mất 5,19 điểm (0,2%) xuống mức 2.499,46 điểm.

Trên thị trường giao dịch New York, cổ phiếu tăng giá lấn sân cổ phiếu giảm giá với tỷ lệ 6:5. Chỉ số S&P 500 đánh đu giữa được và mất đến 35 lần trong suốt phiên giao dịch hôm qua. S&P 500 đã có lúc mất 0,6% trước khi quay đầu phục hồi vào giờ giao dịch cuối cùng.

Tuần trước, thị trường vốn của Mỹ đã suy giảm trầm trọng trước các báo cáo bi quan về tình trạng việc làm và sản xuất.

Ngày thứ 7 liên tiếp, trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của M tăng điểm, quãng đường phục hồi dài nhất kể từ tháng 7/2007, khi các nhà đầu tư tin tưởng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất USD thêm 0,5% trong tháng này.

The Russell 2000, hàn thử biểu của các công ty tầm trung với giá trị thị trường 543,1 triệu USD tăng 0,3% lên mức 723,95 điểm. Dow Jones Wilshire 5000 Index, thước đo rộng nhất của các cổ phiếu Mỹ thêm 0,1%, đạt 14.229,8 điểm. Nhờ vào sự tăng trưởng này, giá trị các cổ phiếu được cộng thêm 23,7 tỷ USD.

Châu Á: Thất vọng

Sự ì ạch của kinh tế Mỹ đã tiếp tục gây hiệu ứng cho kinh tế châu Á và đẩy thị trường chứng khoán khu vực này lao dốc với biên độ lớn.

Lúc 7:14 tối ngày 7/1, chỉ số MSCI – Châu Á Thái Bình Dương mất 2,2% còn ở mức 152,63 điểm, đẩy mức mất mát xuống mức 3,3%. Tỷ lệ cổ phiếu tăng giá so với cổ phiếu giảm giá là 5:1. Đây là mức mất mát trong ngày lớn nhất kể từ 17/12.

Tại Nhật Bản, tập đoàn Sony leo thêm 0,7%, lên mức 5.830 yên. Toshiba giảm 2,3%, xuống mức 783 yen, thấp nhất kể từ ngày đóng cửa 28/3. Nikkei 225 của Nhật mất 1,3% còn ở mức 14.500,55 điểm. Topix cũng xuống 1,4%, lần đầu tiên kể từ tháng 10/2005 chỉ số này đóng cửa ở mức dưới 1.400 điểm.

Các công ty xuất khẩu của Nhật Bản cũng mất điểm mạnh vì đồng Yên tiếp tục bị suy yếu so với đồng USD. Các thước đo thị trường khác đều xuống thấp ngoại trừ Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia.

Tại Hàn Quốc, cổ phiếu của Samsung - ông chủ sản xuất chip và điện thoại di động lớn nhất châu Á - mất 3,7%, còn ở mức 519.000 won. Đây là mức tổn thất lớn nhất của cổ phiếu này tính từ 27/11.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, thước đo của các cổ phiếu công nghệ trong hàn thử biểu MSCI-Châu Á Thái Bình Dương đã mất 4,2%, nâng tổng mức mất mát trong năm nay lên con số 7,3%, một mức giảm sâu nhất trong 10 tập đoàn công nghiệp.

Tại Đài Loan, cổ phiếu của các công ty sản xuất chip nhớ cũng mất mát đáng kể sau khi t Commercial Times cho biết tập đoàn Powerchip Semiconductor Corp. và 2 công ty Đài Loan khác sẽ công bố những khoản thua lỗ kỷ lục vì sản phẩm mất giá thậm tệ.

Hang Seng hao hụt 340,20 điểm (1,2%), đóng cửa ở mức 27.179,49 điểm. Từ đầu năm đến nay chỉ số Hang Seng đã mất 2,3%, mở hàng năm mới đáng thất vọng nhất tính từ năm 2005.