Chứng khoán tuần qua: Hai sàn cùng trượt
Tuần từ 13/8-17/8, VN-Index lại sụt giảm mạnh sau khi đã phục hồi trong tuần trước, duy nhất chỉ một phiên tăng
Tuần từ 13/8-17/8, VN-Index lại sụt giảm mạnh sau khi đã phục hồi trong tuần trước, duy nhất chỉ một phiên tăng.
Mức giảm cả tuần lên tới 47,75 điểm, vượt qua mức tăng của tuần trước gần 6 điểm.
HASTC-Index trượt dài 6 phiên liên tiếp với mức giảm kỷ lục, cả tuần mất 17,94 điểm. Lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài ở sàn Hà Nội giảm 3 lần, sàn Tp.HCM giảm 2 lần so với tuần trước.
Mặc dù Hội đồng Quản trị Công ty FPT đã cam kết không bán cổ phiếu FPT đến hết 31/12/2007 và đang xin ý kiến cổ đông việc lùi thời điểm phát hành thêm cổ phiếu sang năm 2008, nhưng cũng không kéo được giá cổ phiếu FPT xuống dốc trong tuần qua, phiên cuối tuần giá FPT chỉ còn 220.000 đ/cổ phiếu, thấp kỷ lục trong 3 tháng qua.
Tuần qua, nhiều nhà đầu tư trong nước đã được các ngân hàng Thương mại Cổ phần thông báo phải trả nợ đến hạn những khoản đã vay đầu tư vào chứng khoán để đưa tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán xuống 3% tổng dư nợ theo Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước.
Đây là sức ép lớn với những nhà đầu tư nhỏ ít vốn trong khi thị trường đang đi xuống. Hàng loạt những lời tư vấn của các chuyên gia tài chính, tiền tệ, chuyên gia thị trường chứng khoán của các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán đã được đưa ra, trong đó, hầu hết đều nhận định, thị trường sụt giảm kéo dài, giá nhiều cổ phiếu đã giảm 30-40% so với cuối tháng 3/2007, đây là thời điểm mua vào bởi vì giá nhiều cổ phiếu đang trở về với giá trị thực.
Tuy nhiên, chưa có chuyên gia nào công bố, giá những cổ phiếu nào đang lùi về giá trị thực, còn những nhà đầu tư ít hiểu biết về phân tích tài chính, thị trường chứng khoán thì rất khó khăn trong việc xác định giá trị thực của một cổ phiếu nào đó.
Nhiều chuyên gia còn khuyên nhà đầu tư hãy bình tĩnh, chớ lo sợ mà bán ra, hãy cầm cự thêm một thời gian nữa vì sức mua của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước sẽ tăng dần lên những tháng cuối năm do Việt Nam tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 8%/năm, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài sẽ giải ngân để đổ tiền vào các đợt IPO lớn sắp tới.
Tại sàn Tp.HCM, cả 5 phiên, lượng đặt mua cao hơn lượng đặt bán, trong đó phiên ngày thứ ba cao hơn 2,245 triệu chứng khoán và phiên cuối tuần cao hơn 2,26 triệu chứng khoán, các phiên khác cung cầu tương đối cân bằng. Tổng lượng đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lại giảm khá mạnh, đạt 41,05 triệu chứng khoán, giảm 4,8 triệu chứng khoán, hơn 21,76 triệu chứng khoán đặt mua không được khớp lệnh, giảm hơn 2 triệu chứng khoán so tuần trước.
Tổng lượng đặt bán đạt 35,31 triệu chứng khoán, giảm gần 5 triệu chứng khoán so với tuần trước chứng khoán và có gần 16 triệu chứng khoán đặt bán không được khớp lệnh tuần qua, lượng đặt mua cao hơn lượng đặt bán tới 5,74 triệu chứng khoán.
Tổng khối lượng khớp lệnh 5 phiên sụt mạnh, còn 19,3 triệu chứng khoán, giảm 4,181 triệu chứng khoán, tổng trị giá cũng sụt kỷ lục, chỉ còn 1.882 tỷ đồng, giảm 475 tỷ đồng.
5 chứng khoán có khối lượng giao dịch lớn nhất là STB với 1,956 triệu cổ phiếu, trị giá 108 tỷ đồng, FPT đạt 1,632 triệu cổ phiếu trị giá 370 tỷ đồng, VF1 đạt 1,272 triệu chứng chỉ quỹ, trị giá 35 tỷ đồng, BF1 đạt 0,789 triệu chứng chỉ quỹ, trị giá 8,64 tỷ đồng và VNE đạt 0,767 triệu cổ phiếu, trị giá 36 tỷ đồng.
Tại sàn Tp.HCM, lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài sụt mạnh và gần bằng lượng bán ra. Họ mua khớp lệnh 2,4 triệu chứng khoán, giảm 2,48 triệu chứng khoán, tổng trị giá mua sụt một nửa, chỉ đạt hơn 368 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bán 2,23 triệu chứng khoán, tăng 0,16 triệu chứng khoán, trị giá bán đạt 305 tỷ đồng, tăng 81 tỷ đồng.
Ở sàn Hà Nội, giao dịch mua vào của nhà đầu tư nước ngoài cũng sụt mạnh so với tuần trước, họ mua vào 760.800 cổ phiếu, giảm 1,372 triệu cổ phiếu, trị giá mua 88,114 tỷ đồng, giảm hơn 88 tỷ đồng và bán ra 244.100 cổ phiếu, giảm 130.000 cổ phiếu, trị giá bán hơn 29 tỷ đồng, giảm 21 tỷ đồng so với tuần trước.
Mức giảm cả tuần lên tới 47,75 điểm, vượt qua mức tăng của tuần trước gần 6 điểm.
HASTC-Index trượt dài 6 phiên liên tiếp với mức giảm kỷ lục, cả tuần mất 17,94 điểm. Lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài ở sàn Hà Nội giảm 3 lần, sàn Tp.HCM giảm 2 lần so với tuần trước.
Mặc dù Hội đồng Quản trị Công ty FPT đã cam kết không bán cổ phiếu FPT đến hết 31/12/2007 và đang xin ý kiến cổ đông việc lùi thời điểm phát hành thêm cổ phiếu sang năm 2008, nhưng cũng không kéo được giá cổ phiếu FPT xuống dốc trong tuần qua, phiên cuối tuần giá FPT chỉ còn 220.000 đ/cổ phiếu, thấp kỷ lục trong 3 tháng qua.
Tuần qua, nhiều nhà đầu tư trong nước đã được các ngân hàng Thương mại Cổ phần thông báo phải trả nợ đến hạn những khoản đã vay đầu tư vào chứng khoán để đưa tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán xuống 3% tổng dư nợ theo Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước.
Đây là sức ép lớn với những nhà đầu tư nhỏ ít vốn trong khi thị trường đang đi xuống. Hàng loạt những lời tư vấn của các chuyên gia tài chính, tiền tệ, chuyên gia thị trường chứng khoán của các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán đã được đưa ra, trong đó, hầu hết đều nhận định, thị trường sụt giảm kéo dài, giá nhiều cổ phiếu đã giảm 30-40% so với cuối tháng 3/2007, đây là thời điểm mua vào bởi vì giá nhiều cổ phiếu đang trở về với giá trị thực.
Tuy nhiên, chưa có chuyên gia nào công bố, giá những cổ phiếu nào đang lùi về giá trị thực, còn những nhà đầu tư ít hiểu biết về phân tích tài chính, thị trường chứng khoán thì rất khó khăn trong việc xác định giá trị thực của một cổ phiếu nào đó.
Nhiều chuyên gia còn khuyên nhà đầu tư hãy bình tĩnh, chớ lo sợ mà bán ra, hãy cầm cự thêm một thời gian nữa vì sức mua của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước sẽ tăng dần lên những tháng cuối năm do Việt Nam tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 8%/năm, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài sẽ giải ngân để đổ tiền vào các đợt IPO lớn sắp tới.
Tại sàn Tp.HCM, cả 5 phiên, lượng đặt mua cao hơn lượng đặt bán, trong đó phiên ngày thứ ba cao hơn 2,245 triệu chứng khoán và phiên cuối tuần cao hơn 2,26 triệu chứng khoán, các phiên khác cung cầu tương đối cân bằng. Tổng lượng đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lại giảm khá mạnh, đạt 41,05 triệu chứng khoán, giảm 4,8 triệu chứng khoán, hơn 21,76 triệu chứng khoán đặt mua không được khớp lệnh, giảm hơn 2 triệu chứng khoán so tuần trước.
Tổng lượng đặt bán đạt 35,31 triệu chứng khoán, giảm gần 5 triệu chứng khoán so với tuần trước chứng khoán và có gần 16 triệu chứng khoán đặt bán không được khớp lệnh tuần qua, lượng đặt mua cao hơn lượng đặt bán tới 5,74 triệu chứng khoán.
Tổng khối lượng khớp lệnh 5 phiên sụt mạnh, còn 19,3 triệu chứng khoán, giảm 4,181 triệu chứng khoán, tổng trị giá cũng sụt kỷ lục, chỉ còn 1.882 tỷ đồng, giảm 475 tỷ đồng.
5 chứng khoán có khối lượng giao dịch lớn nhất là STB với 1,956 triệu cổ phiếu, trị giá 108 tỷ đồng, FPT đạt 1,632 triệu cổ phiếu trị giá 370 tỷ đồng, VF1 đạt 1,272 triệu chứng chỉ quỹ, trị giá 35 tỷ đồng, BF1 đạt 0,789 triệu chứng chỉ quỹ, trị giá 8,64 tỷ đồng và VNE đạt 0,767 triệu cổ phiếu, trị giá 36 tỷ đồng.
Tại sàn Tp.HCM, lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài sụt mạnh và gần bằng lượng bán ra. Họ mua khớp lệnh 2,4 triệu chứng khoán, giảm 2,48 triệu chứng khoán, tổng trị giá mua sụt một nửa, chỉ đạt hơn 368 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bán 2,23 triệu chứng khoán, tăng 0,16 triệu chứng khoán, trị giá bán đạt 305 tỷ đồng, tăng 81 tỷ đồng.
Ở sàn Hà Nội, giao dịch mua vào của nhà đầu tư nước ngoài cũng sụt mạnh so với tuần trước, họ mua vào 760.800 cổ phiếu, giảm 1,372 triệu cổ phiếu, trị giá mua 88,114 tỷ đồng, giảm hơn 88 tỷ đồng và bán ra 244.100 cổ phiếu, giảm 130.000 cổ phiếu, trị giá bán hơn 29 tỷ đồng, giảm 21 tỷ đồng so với tuần trước.