Chương trình mục tiêu quốc gia, bao nhiêu là đủ?
Nhiều vị đại biểu đề nghị giảm mạnh về số lượng các chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn tới
Từ ngày mai (1/11), bước vào tuần làm việc thứ ba của kỳ họp thứ tám, Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày liên tục để thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế, xã hội và ngân sách Nhà nước.
Một trong những nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau khi thảo luận tại tổ có liên quan đến chuyện “tiêu tiền” cả trong ngắn hạn và dài hạn là nguồn lực dành cho các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 -2015 và các khoản hỗ trợ có mục tiêu.
Ủy ban Tài chính Ngân sách cho biết, vừa qua Chính phủ có đã đánh giá tổng thể việc thực hiện 12 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2006 - 2010 và đề xuất danh mục 15 chương trình giai đoạn 2011 – 2015. Theo đó, 3 chương trình được bổ sung là: phòng chống HIV/AIDS, xây dựng nông thôn mới và đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo với mức đề nghị bố trí 3% dự toán chi ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến thảo luận đều không mấy yên tâm về đề xuất này, bởi trên diễn đàn của không ít kỳ họp Quốc hội, đã có nhiều quan ngại về sự phân tán nguồn lực tài chính, trong đó có nguyên nhân từ việc có quá nhiều chương trình đặt mục tiêu lớn song hiệu quả chưa cao.
Thậm chí, đã có vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra rằng, "chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh lợi ích nhóm, lĩnh vực, bộ ngành nào cũng muốn có một cái" và đề nghị phải kiên quyết chấm dừng bổ sung mới.
Theo Ủy ban tài chính – Ngân sách, việc tổng kết các chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn vừa qua chưa được kỹ lưỡng, chưa đủ thông tin để Quốc hội có thể đánh giá đầy đủ việc thực hiện các chương trình này. Song, qua giám sát, Ủy ban Tài chính - Ngân sách thấy rằng: “về cơ bản 12 chương trình mục tiêu quốc gia đã đạt được mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2006-2010”.
Nhiều ý kiến trong Ủy ban cho rằng: đối với các chương trình đã hoàn thành thì nên kết thúc, không nên kéo dài. Một số chương trình khác đạt hiệu quả chưa cao, mục tiêu chưa rõ ràng, còn chồng chéo, trùng lắp về nội dung thì cần lựa chọn để lồng ghép với các chương trình khác.
Đa số ý kiến của cơ quan thẩm tra về ngân sách đề nghị chỉ thực hiện khoảng 10 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng nông thôn mới, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, việc làm, tiết kiệm năng lượng, dân số, kế hoạch hóa gia đình... các chương trình còn lại, đề nghị Chính phủ thực hiện lồng ghép để tránh trùng chéo và đặc biệt quan tâm tới hiệu quả của các chương trình này.
Thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu cũng cho rằng chương trình mục tiêu quốc gia chưa thật sự cần thiết, nguồn lực nhỏ lẻ trong khi mục tiêu quá lớn nên không hiệu quả, chưa đạt mục tiêu. Theo một số ý kiến, việc nâng từ 12 lên 15 chương trình dễ dẫn đến dàn trải và trùng lắp nhiều, cần thu gọn bớt chương trình lại để cân đối đảm bảo tập trung đầu tư được từ đầu đến cuối và quản lý ít đầu mối.
Có ý kiến đề nghị nên lựa chọn khoảng 7 chương trình mục tiêu quốc gia là phù hợp. Mỗi bộ chỉ nên có một chương trình mục tiêu quốc gia, hạn chế phân tán, nhỏ lẻ để sử dụng ngân sách Nhà nước có hiệu quả. Cũng có đại biểu đề nghị lồng ghép các chương trình để địa phương có quyền quyết định ưu tiên chương trình phù hợp với đặc thù của địa phương, ưu tiên miền núi, vùng sâu, biên giới, hải đảo.
Bên cạnh đa số ý kiến đề nghị giảm vẫn có đại biểu đề nghị nên duy trì cả 15 chương trình mục tiêu Quốc gia do Chính phủ trình. Tuy một số chương trình mục tiêu quốc gia đã đạt mục tiêu nhưng không nên loại bỏ như chương trình phòng chống phong, phòng chống lao, chống HIV, vì đây là các chương trình mang tính văn hoá, thể hiện sự nhân văn.
đối với các chương trình hỗ trợ có mục tiêu, trong giai đoạn 2006 - 2010 có 48 chương trình, Chính phủ đề nghị giai đoạn 2011-2015 còn 26 chương trình.
Cùng quan điểm như với các chương trình mục tiêu, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng cần rút gọn, vì việc bố trí quá nhiều chương trình như thời gian qua đã dẫn đến nguồn lực đầu tư rất dàn trải, nhiều chương trình hiệu quả không cao.
Một số ý kiến đề nghị chỉ nên bố trí một số chương trình hỗ trợ có mục tiêu như Biển Đông - hải đảo, củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển; neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền; nâng cấp, xây dựng hồ nước ngọt; đầu tư cho 62 huyện nghèo; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu; chương trình 135; đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới; hỗ trợ vốn đối ứng ODA do địa phương quản lý; chính sách hỗ trợ người nghèo; cải cách tư pháp; xây dựng trụ sở xã; chương trình hỗ trợ xuất khẩu ra nước ngoài.
Còn các chương trình khác đề nghị đưa vào chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên trong cân đối ngân sách hằng năm của các bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Một trong những nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau khi thảo luận tại tổ có liên quan đến chuyện “tiêu tiền” cả trong ngắn hạn và dài hạn là nguồn lực dành cho các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 -2015 và các khoản hỗ trợ có mục tiêu.
Ủy ban Tài chính Ngân sách cho biết, vừa qua Chính phủ có đã đánh giá tổng thể việc thực hiện 12 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2006 - 2010 và đề xuất danh mục 15 chương trình giai đoạn 2011 – 2015. Theo đó, 3 chương trình được bổ sung là: phòng chống HIV/AIDS, xây dựng nông thôn mới và đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo với mức đề nghị bố trí 3% dự toán chi ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến thảo luận đều không mấy yên tâm về đề xuất này, bởi trên diễn đàn của không ít kỳ họp Quốc hội, đã có nhiều quan ngại về sự phân tán nguồn lực tài chính, trong đó có nguyên nhân từ việc có quá nhiều chương trình đặt mục tiêu lớn song hiệu quả chưa cao.
Thậm chí, đã có vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra rằng, "chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh lợi ích nhóm, lĩnh vực, bộ ngành nào cũng muốn có một cái" và đề nghị phải kiên quyết chấm dừng bổ sung mới.
Theo Ủy ban tài chính – Ngân sách, việc tổng kết các chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn vừa qua chưa được kỹ lưỡng, chưa đủ thông tin để Quốc hội có thể đánh giá đầy đủ việc thực hiện các chương trình này. Song, qua giám sát, Ủy ban Tài chính - Ngân sách thấy rằng: “về cơ bản 12 chương trình mục tiêu quốc gia đã đạt được mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2006-2010”.
Nhiều ý kiến trong Ủy ban cho rằng: đối với các chương trình đã hoàn thành thì nên kết thúc, không nên kéo dài. Một số chương trình khác đạt hiệu quả chưa cao, mục tiêu chưa rõ ràng, còn chồng chéo, trùng lắp về nội dung thì cần lựa chọn để lồng ghép với các chương trình khác.
Đa số ý kiến của cơ quan thẩm tra về ngân sách đề nghị chỉ thực hiện khoảng 10 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng nông thôn mới, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, việc làm, tiết kiệm năng lượng, dân số, kế hoạch hóa gia đình... các chương trình còn lại, đề nghị Chính phủ thực hiện lồng ghép để tránh trùng chéo và đặc biệt quan tâm tới hiệu quả của các chương trình này.
Thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu cũng cho rằng chương trình mục tiêu quốc gia chưa thật sự cần thiết, nguồn lực nhỏ lẻ trong khi mục tiêu quá lớn nên không hiệu quả, chưa đạt mục tiêu. Theo một số ý kiến, việc nâng từ 12 lên 15 chương trình dễ dẫn đến dàn trải và trùng lắp nhiều, cần thu gọn bớt chương trình lại để cân đối đảm bảo tập trung đầu tư được từ đầu đến cuối và quản lý ít đầu mối.
Có ý kiến đề nghị nên lựa chọn khoảng 7 chương trình mục tiêu quốc gia là phù hợp. Mỗi bộ chỉ nên có một chương trình mục tiêu quốc gia, hạn chế phân tán, nhỏ lẻ để sử dụng ngân sách Nhà nước có hiệu quả. Cũng có đại biểu đề nghị lồng ghép các chương trình để địa phương có quyền quyết định ưu tiên chương trình phù hợp với đặc thù của địa phương, ưu tiên miền núi, vùng sâu, biên giới, hải đảo.
Bên cạnh đa số ý kiến đề nghị giảm vẫn có đại biểu đề nghị nên duy trì cả 15 chương trình mục tiêu Quốc gia do Chính phủ trình. Tuy một số chương trình mục tiêu quốc gia đã đạt mục tiêu nhưng không nên loại bỏ như chương trình phòng chống phong, phòng chống lao, chống HIV, vì đây là các chương trình mang tính văn hoá, thể hiện sự nhân văn.
đối với các chương trình hỗ trợ có mục tiêu, trong giai đoạn 2006 - 2010 có 48 chương trình, Chính phủ đề nghị giai đoạn 2011-2015 còn 26 chương trình.
Cùng quan điểm như với các chương trình mục tiêu, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng cần rút gọn, vì việc bố trí quá nhiều chương trình như thời gian qua đã dẫn đến nguồn lực đầu tư rất dàn trải, nhiều chương trình hiệu quả không cao.
Một số ý kiến đề nghị chỉ nên bố trí một số chương trình hỗ trợ có mục tiêu như Biển Đông - hải đảo, củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển; neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền; nâng cấp, xây dựng hồ nước ngọt; đầu tư cho 62 huyện nghèo; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu; chương trình 135; đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới; hỗ trợ vốn đối ứng ODA do địa phương quản lý; chính sách hỗ trợ người nghèo; cải cách tư pháp; xây dựng trụ sở xã; chương trình hỗ trợ xuất khẩu ra nước ngoài.
Còn các chương trình khác đề nghị đưa vào chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên trong cân đối ngân sách hằng năm của các bộ, ngành, địa phương có liên quan.