Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của báo chí
Nhiều tác phẩm báo chí ứng dụng công nghệ số và dữ liệu tạo nên tính tương tác hai chiều với độc giả, lôi cuốn và tạo cảm giác gần gũi với bạn đọc. Việc chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí hỗ trợ rất nhiều cho các nhà báo, phóng viên thuận lợi hơn trong việc thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, sản xuất nội dung...
Ngày 27/10, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên Hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số các cơ quan báo chí, xuất bản với chủ đề: Công nghệ số cho hoạt động Báo chí, truyền thông và xuất bản trong xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0”.
Trong xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số sẽ là yếu tố mang tính sống còn đối với nhiều lĩnh vực, trong đó có báo chí truyền thông và xuất bản.
Ở Việt Nam, nhờ việc thích ứng và có những bước chuyển mình trong bối cảnh chuyển đổi số, không ít báo mạng điện tử đã nhanh chóng tạo được sức hút với bạn đọc, cho thấy khả năng truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và đa dạng.
Theo PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, chuyển đổi số được coi là xu thế tất yếu của báo chí thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trên thế giới, việc thực hiện chuyển đổi số, đưa mô hình tin truyền thống sang nhiều định dạng mới bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số giúp không những giữ chân được độc giả cũ mà còn thu hút được nhiều độc giả mới trong bối cảnh bùng nổ thông tin, nhiều thách thức cạnh tranh từ các mạng xã hội.
Ở Việt Nam, nhờ việc thích ứng và có những bước chuyển mình trong bối cảnh chuyển đổi số, không ít báo điện tử tại Việt Nam đã nhanh chóng tạo được sức hút với bạn đọc; đồng thời cho thấy khả năng truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và đa dạng. Nhiều tác phẩm báo chí ứng dụng công nghệ số và dữ liệu tạo nên tính tương tác hai chiều với độc giả, lôi cuốn và tạo cảm giác gần gũi với bạn đọc.
Việc chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí hỗ trợ rất nhiều cho các nhà báo, phóng viên thuận lợi hơn trong việc thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, sản xuất nội dung...
Các đại biểu cho rằng cuộc cách mạng số không chỉ là sự chuyển đổi từ bản in sang nền tảng trực tuyến, mà còn là việc thúc đẩy các ứng dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu và trải nghiệm người dùng. Điều này đồng nghĩa với việc toà soạn cần phải hội tụ tài nguyên và kiến thức mới để thích ứng và vượt qua những thách thức, đồng thời tận dụng những cơ hội tiềm năng.
Chia sẻ về chuyển đổi số và tương lai kinh doanh báo chí, ông Hoàng Nguyên Vân, Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, cho biết thách thức từ mô hình kinh doanh báo chí truyền thống hiện nay là tỷ lệ mua, đăng ký thuê bao báo chí thấp; doanh thu quảng cáo báo chí giảm dần qua các năm. Các cơ quan báo chí phải thích ứng để tập trung phát triển thế mạnh cốt lõi; tăng cường khả năng thích ứng linh hoạt; xây dựng mô hình kinh doanh mới; ứng dụng công nghệ 4.0, tập trung vào dữ liệu và cá nhân hóa người dùng.
Còn ông Lê Công Lương, Phó Tổng thư ký phụ trách báo chí xuất bản (Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam), nêu quan điểm về mô hình tòa soạn hội tụ trong xu thế mới, những tiến bộ về công nghệ, đặc biệt là AI trong sản xuất và sáng tạo nội dụng cho báo chí và xuất bản. Theo đó, AI sẽ hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn.
Dưới góc nhìn của cơ quan báo chí về tiến trình chuyển đổi số, đại diện Báo điện tử VietnamPlus cho rằng cần coi độc giả làm trung tâm, độc giả ở đâu báo chí đi tới đó. Ngày nay, độc giả đã di cư lên nền tảng số và sự quan tâm của độc giả dành cho báo chí đã giảm nhiều.
Hiện nay, nhiều cơ quan báo chí đang dần chuyển mình trong bối cảnh chuyển đổi số, không ít báo mạng điện tử tại Việt Nam đã nhanh chóng tạo được sức hút với bạn đọc. Nhiều tác phẩm báo chí ứng dụng công nghệ số và dữ liệu tạo nên tính tương tác hai chiều lôi cuốn và tạo cảm giác gần gũi với độc giả.
Còn ông Nguyễn Siêu Đẳng, Trường Đại học FPT, chuyên gia bảo mật Smart Pro, cho rằng trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin và việc tiếp cận rộng rãi đến Internet, các tòa soạn báo đang phải đối mặt với những thách thức và cơ hội mới mẻ.
Cuộc cách mạng số không chỉ là sự chuyển đổi từ bản in sang nền tảng trực tuyến mà còn là việc thúc đẩy các ứng dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu và trải nghiệm người dùng. Điều này đồng nghĩa với việc tòa soạn cần hội tụ tài nguyên, kiến thức mới để thích ứng, vượt qua những thách thức đồng thời tận dụng những cơ hội tiềm năng.
Nhu cầu tự động tạo tin tức đang ngày càng tăng lên, cùng với sự phát triển của AI, xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), máy học và khai phá dữ liệu. Theo ông Phạm Vũ Minh Tú, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, AI giúp hỗ trợ tạo ra các bài báo với tốc độ nhanh, có độ chính xác cao, đa dạng hóa các mẫu tin tức và video khác nhau. Các nội dung được tạo ra liên tục và đa dạng hơn, giúp tăng tính tương tác, tăng doanh số cho các đơn vị, đặc biệt trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo...