07:00 26/06/2022

Chuyển đổi số trong ngành hạ tầng kỹ thuật: SAWACO tiên phong ứng dựng trí tuệ nhân tạo

Thiên Ân

Chuyển đổi số mở ra cơ hội gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm và làm hài lòng khách hàng. Trong ý nghĩa đó, ngành cấp nước TP.HCM không nằm ngoài xu thế chung mang tính tất yếu...

Trong số những mục tiêu chuyển đổi số của TP.HCM đến năm 2030 là phát triển nền tảng số, hạ tầng số trong các ngành hạ tầng kỹ thuật.
Trong số những mục tiêu chuyển đổi số của TP.HCM đến năm 2030 là phát triển nền tảng số, hạ tầng số trong các ngành hạ tầng kỹ thuật.

Hội thảo có chủ đề “Chuyển đổi số trong ngành hạ tầng kỹ thuật: Bài học – Năng lực – Công nghệ”, do Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO) tổ chức vào chiều 24/6 vừa qua tại TP.HCM, đã nhấn mạnh: SAWACO ứng dụng chuyển đổi số nhằm mục đích cung cấp nguồn nước sạch, chất lượng cao cho người dân.

CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ GIẢI PHÁP BẮT BUỘC

Ông Nguyễn Văn Đắng, Phó tổng giám đốc SAWACO cho biết: Chuyển đổi số đã giúp quá trình vận hành của các doanh nghiệp trong ngành hạ tầng kỹ thuật đạt được nhiều bước tiến có thành tựu rõ nét, đo đếm được kết quả qua từng giai đoạn.

TP.HCM coi chuyển đổi số là giải pháp bắt buộc với  các ngành điện, nước,... trong đó có SAWACO, để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước cho người dân Thành phố.
TP.HCM coi chuyển đổi số là giải pháp bắt buộc với  các ngành điện, nước,... trong đó có SAWACO, để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước cho người dân Thành phố.

Theo ông Đắng, trong hai năm qua từ năm 2020, những doanh nghiệp trong ngành hạ tầng kỹ thuật của TP.HCM như SAWACO đã thực hiện những bước đi vững chắc bao gồm đào tạo chuyên môn trong toàn tổng công ty theo từng phòng ban, liên kết chuyển giao công nghệ với các đối tác trong khu vực châu Á và Hoa Kỳ, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho quá trình chuyển đổi số như trung tâm dữ liệu, hệ thống mạng lưới cấp nước SAWAGIS trên nền tảng GIS, xây dựng ứng dụng quản lý khách hàng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong dịch vụ chăm sóc khách hàng, quản lý hóa đơn, hệ thống đồng hồ nước thông minh và nhiều dự án khác.

Bà Võ Thị Trung Trinh, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, cho rằng chuyển đổi số đã trở thành hơi thở đầy năng động trong mọi hoạt động của TP.HCM, giúp kinh tế Thành phố nhanh chóng hồi phục mạnh mẽ với nhiều thành quả sau đại dịch Covid-19 và sẵn sàng cho tương lai thịnh vượng.

Trong số những mục tiêu chuyển đổi số của TP.HCM đến năm 2030, theo bà Trinh là phát triển nền tảng số, hạ tầng số trong các ngành hạ tầng kỹ thuật như điện, nước là mục tiêu quan trọng. “SAWACO đóng vai trò then chốt trong chuỗi mục tiêu đó của TP.HCM. Chính vì vậy, TP.HCM coi chuyển đổi số là giải pháp bắt buộc với SAWACO để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước cho người dân Thành phố”, bà nói.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia hàng đầu về AI, PGS. TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM cho rằng chuyển đổi số trongdoanh nghiệpb nên bắt đầu từ lãnh đạo, vì tư duy và quyết tâm của lãnh đạo là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định thành công. Điều này có nghĩa là, người lãnh đạo cao nhất phải “truyền thông” đến tất cả nhân viên hiểu được tầm quan trọng và giá trị của chuyển đổi số, đồng thời lãnh đạo cũng là người đầu tiên tuyệt đối tuân thủ quy trình chuyển đổi số của đơn vị mình để làm gương. 

PHẢI BẮT ĐẦU TỪ LÃNH ĐẠO CAO NHẤT

Đồng quan điểm với PGS. Vũ Hải Quân, ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC), nhấn mạnh: Chuyển đổi số nên xuất phát từ lãnh đạo cao nhất và cần sự chỉ đạo tập trung, sự thống nhất cao trong ban lãnh đạo, sự quyết liệt trong việc triển khai của toàn bộ tổ chức, thay đổi tư duy, thay đổi thói quen nhằm thích ứng với sự thay đổi liên tục, chọn lọc nhân sự tham gia hoạt động và đào tạo kỹ năng để có thể theo kịp tiến trình thay đổi và chấp nhận rủi ro…

Chuyển đổi số phải bắt đầu từ lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp, tổ chức...
Chuyển đổi số phải bắt đầu từ lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp, tổ chức...

Chia sẻ về quá trình chuyển đổi số ở đơn vị của mình, ông Lâm Nguyễn Hải Long, cho biết QTSC bắt đầu hành trình chuyển đổi số từ tháng 8/2015. Để vượt qua thách thức và thực hiện chuyển đổi số, QTSC đã tiến hành triển khai theo từng giai đoạn, từ khởi động quá trình số hóa dữ liệu, quy trình đến thực hiện chuyển đổi số thông qua việc tích hợp các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát, vận hành...

Những thành tựu đến nay từ công cuộc chuyển đổi số của QTSC đạt được, theo ông Hải Long, đó là tiết kiệm 35% chi phí tiêu thụ điện năng, giảm 10 - 15% nhân sự vận hành tại một số bộ phận, giảm 30% chi phí lưu trữ; tinh gọn hóa quy trình; tăng cường năng lực quản trị nội bộ; hoàn thiện chất lượng dịch vụ; gia tăng sự hài lòng của khách hàng…

Theo các chuyên gia, ba đối tượng cốt lõi trong chuyển đổi số là “con người”, “công nghệ” và “quy trình”. Trong đó, con người đóng vai trò then chốt. Trong hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, ngoài việc “thấu hiểu” được ngôn ngữ của công nghệ, doanh nghiệp còn phải có kiến thức chuyên môn mới có thể áp dụng lợi ích của chuyển đổi số vào quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh.