11:54 22/06/2018

Cơ cấu tài sản chất lượng: Nền tảng tăng trưởng cho Techcombank

Thùy Linh

Techcombank có tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ (NPL ratio) ở mức 1,6% vào cuối năm 2017, mức thấp nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân

Khách hàng giao dịch tại Techcombank.
Khách hàng giao dịch tại Techcombank.

Theo đánh giá của Moody's Investor Service về hoạt động của nhiều ngân hàng tại Việt Nam, chất lượng tài sản của các ngân hàng đã được cải thiện về mặt bằng chung nhưng vẫn có sự phân hóa đáng kể giữa các ngân hàng. Trong đó, Techcombank có tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ (NPL ratio) ở mức 1,6% vào cuối năm 2017, mức thấp nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân.

Bức tranh nợ xấu ngành ngân hàng

Cơ cấu tài sản chất lượng: Nền tảng tăng trưởng cho Techcombank - Ảnh 1.

Nếu tính cả phần trái phiếu tại VAMC và phần nợ tái cấu trúc theo Quyết định 780 của Ngân hàng Nhà nước thì bức tranh phân hóa càng rõ ràng. Là một trong những ngân hàng đầu tiên đã tất toán toàn bộ trái phiếu tại VAMC, tỷ lệ NPL của Techcombank thể hiện đúng chất lượng tài sản của ngân hàng.

Trong khi tỷ lệ NPL sau điều chỉnh trung bình của toàn ngành vẫn đang ở mức khá cao (5.7% đối với nhóm NH quốc doanh và 10.9% đối với nhóm ngân hàng tư nhân).

Một phần dựa trên phân tích này đó mà Techcombank được Moody's và S&P xếp hạng tín nhiệm cao nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân (kết quả cập nhật tại ngày 13/2/2018).

Cơ cấu tài sản chất lượng: Nền tảng tăng trưởng cho Techcombank - Ảnh 2.

Mô hình "Rủi ro thấp, lợi nhuận cao"

Nhờ đâu Techcombank đạt được kết quả này và điều đó giúp gì cho mô hình "Rủi ro thấp, Lợi nhuận cao" mà ngân hàng đang hướng đến?

Ở Việt Nam, đa phần các ngân hàng có quy trình kiểm soát và phê duyệt tín dụng chủ yếu bởi các giám đốc chi nhánh. Còn Techcombank là một trong số ít các ngân hàng áp dụng hiệu quả việc quản trị rủi ro và phê duyệt tín dụng tập trung tại hội sở, thay vì phân tán tại các chi nhánh.

Techcombank đã kiện toàn phương pháp tiếp cận khách hàng thông qua mô hình hệ sinh thái, chú trọng vào các khoản vay có rủi ro thấp, vào khách hàng cá nhân có thu nhập khá và cao và giảm tỷ trọng cho vay trung - dài hạn đối với doanh nghiệp. Cùng với đó, TCB tạo ra các cơ chế chủ động quản lý NPL như theo dõi các dấu hiệu cảnh báo, quản lý dòng tiền, dựng mô hình khả năng trả nợ...

Khi kiên trì áp dụng chiến lược trên, ngân hàng này đã thành công trong việc tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và sở hữu một danh mục cho vay với 88% các khoản vay có tài sản đảm bảo. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu cũng như các khoản trích lập dự phòng liên tục giảm qua các năm đã giúp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của mô hình quản trị rủi ro tập trung.

Từ năm 2015 đến nay tỷ suất sinh lời trên tài sản đã tăng từ mức 0,9% lên 3,3% năm 2017. Đây là vế hai của phương châm "Rủi ro thấp, lợi nhuận cao".

Cơ cấu tài sản chất lượng: Nền tảng tăng trưởng cho Techcombank - Ảnh 3.

Thêm vào đó, việc không còn phải trích lập dự phòng cho VAMC từ năm 2018 cùng cơ cấu tài sản lành mạnh và chất lượng sẽ giúp Techcombank tập trung nguồn lực thúc đẩy chiến lược kinh doanh và tăng trưởng, trong khi các ngân hàng khác vẫn phải tiếp tục xử lý nợ xấu tồn đọng. Đây là một lợi thế cạnh tranh đáng kể cho sự tăng trưởng của Techcombank trong những năm tới.