Cơ chế lãi suất mới và chuyện “lách luật”
Xung quanh cơ chế lãi suất mới vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, xuất phát từ chuyện thanh khoản và "lách luật"
Quyết định 16/QĐ- NHNN được coi là bước đi táo bạo của Ngân hàng Nhà nước trong việc giải tỏa cơn khát vốn cho các ngân hàng thương mại.
"Tung tăng" trong hạn mức lãi suất huy động thấp hơn 18%/năm thay vì 12% như trước, nhiều ngân hàng thương mại tràn trề hy vọng thoát khỏi "bĩ cực" về vốn. Nhưng với áp lực thanh khoản bị dồn nén lâu nay, Ngân hàng Nhà nước không thể lơ là chuyện "lách luật" để đảm bảo công bằng và an toàn cho cả hệ thống...
Quan sát động thái của Ngân hàng Nhà nước từ Quyết định 16, có thể thấy cơ quan này đang từng bước hướng việc điều hành thị trường tiền tệ sang các công cụ mang tính thị trường, giảm sự lệ thuộc vào các quyết định hành chính.
Và mặc dù được đánh giá cao nhưng xung quanh cơ chế lãi suất mới vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, xuất phát từ chuyện thanh khoản và "lách luật", khi mà một quyết định không thể bịt chặt mọi kẽ hở.
Chẳng hạn, để qua mặt con số "18%", các ngân hàng thương mại có thể thu thêm các loại phí như phí thu xếp vay tiền, phí thu xếp vốn, phí bán chéo dịch vụ... hay như các chiêu khuyến mại mà cuối cùng cộng dồn lại thì không còn là 18% mà là 20% hoặc cao hơn.
Bởi thế, theo đại diện một ngân hàng thương mại, để đảm bảo tính công bằng và an toàn cho cả hệ thống, cùng với việc ban hành Quyết định 16, Ngân hàng Nhà nước phải giám sát chặt những hình thức lách luật và nên thống nhất mức lãi suất huy động, cho vay, lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng được hiểu là lãi suất cuối cùng không bao gồm các loại phí dịch vụ.
Dĩ nhiên, điều này có thể bị xung đột với các quy định tại các văn bản luật khác, nhưng trong hoàn cảnh lạm phát đang tăng, điều hành vĩ mô đang gặp khó khăn thì có lẽ khó có chọn lựa nào khác.
Thứ hai, về lãi suất phạt nợ quá hạn, Ngân hàng Nhà nước cần có quy định cụ thể. Theo quyết định 1627 thì lãi suất phạt được tính bằng 150% lãi suất cho vay, còn theo khoản 5 điều 474 Bộ luật dân sự lãi suất phạt bằng lãi trên nợ gốc (tối đa 150% lãi suất cơ bản) + lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản (tối đa là 12% như hiện nay).
Như vậy, có hai cách để xác định lãi suất phạt nợ quá hạn. Tuy nhiên trong điều kiện đang thực hiện kiềm chế lạm phát để xác định lãi suất phạt chỉ nên quy định mức lãi suất phạt tối đa đến 150% lãi suất cho vay, việc xác định lãi suất phạt cụ thể do tổ chức tín dụng quy định.
Thứ ba, thực hiện điều hành lãi suất cơ bản được công bố như hiện nay, theo tính toán ban đầu, để đảm bảo dự trữ bắt buộc, duy trì khả năng thanh khoản, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro và hiệu quả kinh doanh theo biên độ chênh lệch giữa huy động và cho vay của tổ chức tín dụng tối thiểu phải có chênh lệch >3%/năm.
Theo đó, các tổ chức tín dụng có mức lãi suất huy động >15%/năm thì Ngân hàng Nhà nước cần có các công cụ kiểm tra, giám sát để bảo an toàn cho hệ thống.
Thứ tư, khi công bố lãi suất cơ bản ngoài việc căn cứ vào lãi suất liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở, lãi suất trung bình của một số ngân hàng thì Ngân hàng Nhà nước phải công khai việc tiêu chí và lựa chọn các ngân hàng để xác định "rổ" lãi suất trung bình của các ngân hàng được lựa chọn.
* Ngay trong ngày 19/5/2008, nhiều ngân hàng thương mại đã tung ra các mức lãi suất xung quanh 14%/năm. Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) đưa ra lãi suất huy động tiền gửi thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn là: 1 tuần: 10,50%/năm; 2 tuần: 12%/năm: 3 tuần: 13%/năm; tiền gửi định kỳ từ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng: 13,50%/năm; 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 13 tháng: 14%/năm, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 60 tháng: 13%/năm.
Còn lãi suất huy động tiền gửi và tiết kiệm thông thường của VP Bank lại thấp hơn một chút: 1 tuần: 11,04%/năm; 2 tuần: 11, 52%/năm; 3 tuần: 12,50%/năm; 1 tháng: 13%/năm: 2 tháng: 13,50%/năm.
Ngân hàng Eximbank lại đưa ra mức lãi suất với nhiều hình thức linh hoạt như lĩnh lãi trước, lĩnh lãi hàng tháng, quý, năm hoặc lĩnh lãi cuối kỳ. Ví dụ, tiền gửi lĩnh lãi trước kỳ hạn 1 tháng: 1,153%/tháng (tương đương 13,836%/năm); 2 tháng: 1,140%/tháng, tương đương 13,68%/năm; 3 tháng: 1,127%/tháng, tương đương 13,524%/năm...
Tuy nhiên, những ngân hàng lớn, trường vốn thì lãi suất huy động thấp hơn. Chẳng hạn, lãi suất huy động của BIDV đối với VND là: dưới 6 tháng: 13,3%; từ 6 tháng đến 12 tháng: 13,5%; trên 12 tháng: 13,0%. Còn lãi suất cho vay áp dụng theo 2 mức: tối thiểu: 16,5%/năm; tối đa: 18%/năm.
"Tung tăng" trong hạn mức lãi suất huy động thấp hơn 18%/năm thay vì 12% như trước, nhiều ngân hàng thương mại tràn trề hy vọng thoát khỏi "bĩ cực" về vốn. Nhưng với áp lực thanh khoản bị dồn nén lâu nay, Ngân hàng Nhà nước không thể lơ là chuyện "lách luật" để đảm bảo công bằng và an toàn cho cả hệ thống...
Quan sát động thái của Ngân hàng Nhà nước từ Quyết định 16, có thể thấy cơ quan này đang từng bước hướng việc điều hành thị trường tiền tệ sang các công cụ mang tính thị trường, giảm sự lệ thuộc vào các quyết định hành chính.
Và mặc dù được đánh giá cao nhưng xung quanh cơ chế lãi suất mới vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, xuất phát từ chuyện thanh khoản và "lách luật", khi mà một quyết định không thể bịt chặt mọi kẽ hở.
Chẳng hạn, để qua mặt con số "18%", các ngân hàng thương mại có thể thu thêm các loại phí như phí thu xếp vay tiền, phí thu xếp vốn, phí bán chéo dịch vụ... hay như các chiêu khuyến mại mà cuối cùng cộng dồn lại thì không còn là 18% mà là 20% hoặc cao hơn.
Bởi thế, theo đại diện một ngân hàng thương mại, để đảm bảo tính công bằng và an toàn cho cả hệ thống, cùng với việc ban hành Quyết định 16, Ngân hàng Nhà nước phải giám sát chặt những hình thức lách luật và nên thống nhất mức lãi suất huy động, cho vay, lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng được hiểu là lãi suất cuối cùng không bao gồm các loại phí dịch vụ.
Dĩ nhiên, điều này có thể bị xung đột với các quy định tại các văn bản luật khác, nhưng trong hoàn cảnh lạm phát đang tăng, điều hành vĩ mô đang gặp khó khăn thì có lẽ khó có chọn lựa nào khác.
Thứ hai, về lãi suất phạt nợ quá hạn, Ngân hàng Nhà nước cần có quy định cụ thể. Theo quyết định 1627 thì lãi suất phạt được tính bằng 150% lãi suất cho vay, còn theo khoản 5 điều 474 Bộ luật dân sự lãi suất phạt bằng lãi trên nợ gốc (tối đa 150% lãi suất cơ bản) + lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản (tối đa là 12% như hiện nay).
Như vậy, có hai cách để xác định lãi suất phạt nợ quá hạn. Tuy nhiên trong điều kiện đang thực hiện kiềm chế lạm phát để xác định lãi suất phạt chỉ nên quy định mức lãi suất phạt tối đa đến 150% lãi suất cho vay, việc xác định lãi suất phạt cụ thể do tổ chức tín dụng quy định.
Thứ ba, thực hiện điều hành lãi suất cơ bản được công bố như hiện nay, theo tính toán ban đầu, để đảm bảo dự trữ bắt buộc, duy trì khả năng thanh khoản, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro và hiệu quả kinh doanh theo biên độ chênh lệch giữa huy động và cho vay của tổ chức tín dụng tối thiểu phải có chênh lệch >3%/năm.
Theo đó, các tổ chức tín dụng có mức lãi suất huy động >15%/năm thì Ngân hàng Nhà nước cần có các công cụ kiểm tra, giám sát để bảo an toàn cho hệ thống.
Thứ tư, khi công bố lãi suất cơ bản ngoài việc căn cứ vào lãi suất liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở, lãi suất trung bình của một số ngân hàng thì Ngân hàng Nhà nước phải công khai việc tiêu chí và lựa chọn các ngân hàng để xác định "rổ" lãi suất trung bình của các ngân hàng được lựa chọn.
* Ngay trong ngày 19/5/2008, nhiều ngân hàng thương mại đã tung ra các mức lãi suất xung quanh 14%/năm. Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) đưa ra lãi suất huy động tiền gửi thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn là: 1 tuần: 10,50%/năm; 2 tuần: 12%/năm: 3 tuần: 13%/năm; tiền gửi định kỳ từ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng: 13,50%/năm; 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 13 tháng: 14%/năm, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 60 tháng: 13%/năm.
Còn lãi suất huy động tiền gửi và tiết kiệm thông thường của VP Bank lại thấp hơn một chút: 1 tuần: 11,04%/năm; 2 tuần: 11, 52%/năm; 3 tuần: 12,50%/năm; 1 tháng: 13%/năm: 2 tháng: 13,50%/năm.
Ngân hàng Eximbank lại đưa ra mức lãi suất với nhiều hình thức linh hoạt như lĩnh lãi trước, lĩnh lãi hàng tháng, quý, năm hoặc lĩnh lãi cuối kỳ. Ví dụ, tiền gửi lĩnh lãi trước kỳ hạn 1 tháng: 1,153%/tháng (tương đương 13,836%/năm); 2 tháng: 1,140%/tháng, tương đương 13,68%/năm; 3 tháng: 1,127%/tháng, tương đương 13,524%/năm...
Tuy nhiên, những ngân hàng lớn, trường vốn thì lãi suất huy động thấp hơn. Chẳng hạn, lãi suất huy động của BIDV đối với VND là: dưới 6 tháng: 13,3%; từ 6 tháng đến 12 tháng: 13,5%; trên 12 tháng: 13,0%. Còn lãi suất cho vay áp dụng theo 2 mức: tối thiểu: 16,5%/năm; tối đa: 18%/năm.