Cổ đông phản đối kế hoạch niêm yết của Vietcombank
Kế hoạch niêm yết cổ phiếu của Vietcombank tại sàn Tp.HCM trong năm 2008 vấp phải ý kiến phản đối của nhiều cổ đông
Kế hoạch niêm yết cổ phiếu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tại sàn Tp.HCM trong năm 2008 vấp phải ý kiến phản đối của nhiều cổ đông tại Đại hội cổ đông được tổ chức ngày 26/4 vừa qua.
Theo tờ trình tại đại hội đồng cổ đông, Vietcombank trình đại hội xem xét: "Thông qua chủ trương niêm yết cổ phiếu tại sàn Tp.HCM trong năm 2008 và Uỷ quyền cho Hội đồng Quản Trị chịu trách nhiệm thực hiện việc niêm yết bao gồm: lựa chọn tổ chức tư vấn niêm yết; tiến hành các công việc liên quan để thực hiện niêm yết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành".
Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ cổ đông hiện hữu khi giá cổ phiếu Vietcombank hiện nay trên thị trường chỉ còn khoảng 1/2 so với giá đấu giá.
Một cổ đông phát biểu tại đại hội: “Giả dụ lợi nhuận đạt như kế hoạch 2008, thì lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu(EPS) của Vietcombank là 1.624 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E) của 2 ngân hàng đang niêm yết hiện nay là STB và ACB là khoảng 10-14 lần. Nếu nhân EPS của Vietcombank với P/E khoảng 10-14 lần với trên thì giá cổ phiếu Vietcombank là khoảng 16.000 đồng/cổ phiếu đến 22.000 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, nếu rao đối tác chiến lược ở mức giá 102.000-107.000 đồng/cổ phiếu thì rất khó bán. Tôi tin chắc là bán giá 70.000 đồng/cổ phiếu họ cũng không mua. Với giá cao thì khách không mua mà giá thấp thì nhà đầu tư trong nước đau xót, vậy chúng ta có nên niêm yết trong năm 2008 hay không?
Hơn nữa, hiện nay, Vietcombank mới phát hành chưa được 8% thì làm sao đủ điều kiện niêm yết. Nếu yêu cầu Thủ tướng chính phủ đặc cách và bỏ qua luật để niêm yết thì chắc chắn là không được. Vì thế, chúng ta không nên làm rối thêm. Tôi khẳng định niêm yết năm 2008 là không thành công.
Chuyện niêm yết ở nước ngoài càng mơ hồ bởi tại thị trường quốc tế P/E của các định chế tài chính lớn như Merrill Lynch và Citibank ở mức 5 lần, 8 lần.
Nếu nhân với EPS của Vietcombank với P/E của các ngân hàng này trên thị trường quốc tế thì giá của Vietcombank càng gây thiệt hại cho cổ đông. Để giảm bớt thiệt hại cho cổ đông hiện hữu trong tình cảnh thị trường như hiện nay, tôi đề xuất, ban lãnh đạo nên xin Chính phủ bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu với mức giá tại P/E hiện nay”.
Phương án chọn đối tác chiến lược chưa được công bố tại đại hội vì theo lãnh đạo của Vietcombank, quá trình chọn đối tác chiến lược vẫn chưa bàn xong.
Đại hội lần đầu của Vietcombank kéo dài hơn dự kiến đến hơn 2 tiếng nhưng không thỏa mãn được nhu cầu được nhận thông tin và nêu ý kiến đóng góp của nhiều cổ đông.
Cách điều hành của đại hội vẫn gây nhiều bất bình và một số ý kiến đánh giá là thiếu dân chủ. Ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc Vietcombank bày tỏ tinh thần tiếp thu ý kiến: “45 năm hoạt động trong cơ chế Nhà nước là 45 năm trì trệ về cơ chế và con người và cần phải tháo gỡ. Chúng tôi luôn phải cố gắng để làm tốt”.
Theo tờ trình tại đại hội đồng cổ đông, Vietcombank trình đại hội xem xét: "Thông qua chủ trương niêm yết cổ phiếu tại sàn Tp.HCM trong năm 2008 và Uỷ quyền cho Hội đồng Quản Trị chịu trách nhiệm thực hiện việc niêm yết bao gồm: lựa chọn tổ chức tư vấn niêm yết; tiến hành các công việc liên quan để thực hiện niêm yết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành".
Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ cổ đông hiện hữu khi giá cổ phiếu Vietcombank hiện nay trên thị trường chỉ còn khoảng 1/2 so với giá đấu giá.
Một cổ đông phát biểu tại đại hội: “Giả dụ lợi nhuận đạt như kế hoạch 2008, thì lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu(EPS) của Vietcombank là 1.624 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E) của 2 ngân hàng đang niêm yết hiện nay là STB và ACB là khoảng 10-14 lần. Nếu nhân EPS của Vietcombank với P/E khoảng 10-14 lần với trên thì giá cổ phiếu Vietcombank là khoảng 16.000 đồng/cổ phiếu đến 22.000 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, nếu rao đối tác chiến lược ở mức giá 102.000-107.000 đồng/cổ phiếu thì rất khó bán. Tôi tin chắc là bán giá 70.000 đồng/cổ phiếu họ cũng không mua. Với giá cao thì khách không mua mà giá thấp thì nhà đầu tư trong nước đau xót, vậy chúng ta có nên niêm yết trong năm 2008 hay không?
Hơn nữa, hiện nay, Vietcombank mới phát hành chưa được 8% thì làm sao đủ điều kiện niêm yết. Nếu yêu cầu Thủ tướng chính phủ đặc cách và bỏ qua luật để niêm yết thì chắc chắn là không được. Vì thế, chúng ta không nên làm rối thêm. Tôi khẳng định niêm yết năm 2008 là không thành công.
Chuyện niêm yết ở nước ngoài càng mơ hồ bởi tại thị trường quốc tế P/E của các định chế tài chính lớn như Merrill Lynch và Citibank ở mức 5 lần, 8 lần.
Nếu nhân với EPS của Vietcombank với P/E của các ngân hàng này trên thị trường quốc tế thì giá của Vietcombank càng gây thiệt hại cho cổ đông. Để giảm bớt thiệt hại cho cổ đông hiện hữu trong tình cảnh thị trường như hiện nay, tôi đề xuất, ban lãnh đạo nên xin Chính phủ bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu với mức giá tại P/E hiện nay”.
Phương án chọn đối tác chiến lược chưa được công bố tại đại hội vì theo lãnh đạo của Vietcombank, quá trình chọn đối tác chiến lược vẫn chưa bàn xong.
Đại hội lần đầu của Vietcombank kéo dài hơn dự kiến đến hơn 2 tiếng nhưng không thỏa mãn được nhu cầu được nhận thông tin và nêu ý kiến đóng góp của nhiều cổ đông.
Cách điều hành của đại hội vẫn gây nhiều bất bình và một số ý kiến đánh giá là thiếu dân chủ. Ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc Vietcombank bày tỏ tinh thần tiếp thu ý kiến: “45 năm hoạt động trong cơ chế Nhà nước là 45 năm trì trệ về cơ chế và con người và cần phải tháo gỡ. Chúng tôi luôn phải cố gắng để làm tốt”.