“Có đủ gạo cho tiêu dùng và xuất khẩu”
Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trả lời phỏng vấn về tình hình nguồn cung gạo trong nước hiện nay
Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trả lời phỏng vấn về tình hình nguồn cung gạo trong nước hiện nay.
Thưa Bộ trưởng, miền Trung và miền Bắc vừa qua bị thiên tai, dịch bệnh, có khả năng sẽ mất mùa ở một số nơi, vậy sản lượng gạo của ĐBSCL năm nay có đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của cả nước không?
Với cương vị là người đứng đầu ngành nông nghiệp, tôi xin khẳng định là chúng ta có đủ gạo để cung cấp đủ cho tiêu dùng của người dân và vẫn có dư để xuất khẩu với số lượng lớn.
Năm nay Chính phủ đã giảm chỉ tiêu xuất khẩu gạo từ 4,5 triệu tấn xuống 4 triệu tấn, liệu với tình hình biến động về lương thực như hiện nay, trong năm nay ta có tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu xuống thấp nữa không?
Con số 4,5 triệu tấn gạo xuất khẩu là con số dự báo khi cả ĐBSCL với Đồng bằng sông Hồng đều được mùa. Tuy nhiên hiện nay Đồng bằng sông Hồng đang có gần 400 ngàn ha bị sâu bệnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang cùng các địa phương tập trung mọi nguồn lực để dập dịch đảm bảo cho vụ thu hoạch.
Còn về vấn đề xuất khẩu gạo, quan điểm của chúng ta là trước hết phải bảo đảm vững chắc an ninh lương thực trong nước, cung cấp đủ gạo cho dân, với giá cả hợp lý, sau đó dư thừa mới xuất khẩu.
Trước hiện tượng giá gạo tăng đột biến trong thời gian qua, dù Chính phủ đã có những chỉ đạo khá quyết liệt để bình ổn giá gạo nhưng tại sao giá gạo vẫn không giảm xuống mốc ban đầu?
Giá gạo tăng trong thời gian qua là do tác động của thị trường giá gạo thế giới, tác động tâm lý người tiêu dùng lo lắng sẽ thiếu lương thực và đó là nguyên nhân của yếu tố đầu cơ, tạo cơn sốt giá gạo trong thời gian qua. Trước tình hình này, Chính phủ đã có những biện pháp quyết liệt để kéo giá gạo xuống thấp và các giải pháp này đã có tác dụng, giá gạo đã hạ xuống không còn cao ngất như những hôm đầu nữa.
Tuy nhiên giá gạo hiện nay ở nhiều nơi còn cao hơn trước khi có cơn sốt từ 1-3 ngàn đồng/kg, tuỳ theo chất lượng gạo. Trước những diễn biến này, chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi những tác động của nó để có những biện pháp kiểm soát không để tái phát sốt giá, điều hoà lượng cung gạo tại các khu vực, đồng thời sẽ theo dõi thêm tình hình thế giới.
Như vậy nghĩa là chúng ta phải chấp nhận mặt bằng giá gạo mới cao hơn giá cũ?
Giá cả thị trường được quyết định bởi quan hệ cung - cầu và giá thị trường trong và ngoài nước. Thị trường của chúng ta cũng bị tác động hàng ngày của thị trường thế giới vì vậy việc điều chỉnh giá xuống được như thế nào cũng phải tuân theo quy luật thị trường và phải sử dụng các công cụ của thị trường tác động vào.
Vừa qua có tình trạng gạo kém chất lượng, gạo hết niên hạn sử dụng được nhập lậu từ biên giới phía Bắc vào trong nước, trước tình này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phản ứng gì?
Trước những thông tin này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã cử các đoàn lên Lào Cai để kiểm tra thì phát hiện đúng là có một số loại gạo chất lượng thấp đã được nhập lậu vào Việt Nam, tuy nhiên cũng có một số lượng gạo chất lượng khá hơn. Cán bộ của chúng tôi đã mang một số mẫu về để kiểm tra và thấy chất lượng là có thể sử dụng được trong chăn nuôi hoặc những trường hợp nhất định.
Đối với những người dân bị thiên tai dịch, bệnh làm cho mất mùa, phải tiêu hủy đàn gia súc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cách nào để giúp đỡ họ?
Về việc này, Chính phủ đã có hàng loạt các chính sách để đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo không để người dân nào phải bị đói, các địa phương phải có trách nhiệm thực hiện các chủ trương chính sách Chính phủ đã ban hành, nếu có khó khăn thì phải báo cáo ngay với Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra đồng thời báo cáo Chính phủ để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời về giống, vốn, tư liệu sản xuất cho các địa phương.
Thưa Bộ trưởng, miền Trung và miền Bắc vừa qua bị thiên tai, dịch bệnh, có khả năng sẽ mất mùa ở một số nơi, vậy sản lượng gạo của ĐBSCL năm nay có đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của cả nước không?
Với cương vị là người đứng đầu ngành nông nghiệp, tôi xin khẳng định là chúng ta có đủ gạo để cung cấp đủ cho tiêu dùng của người dân và vẫn có dư để xuất khẩu với số lượng lớn.
Năm nay Chính phủ đã giảm chỉ tiêu xuất khẩu gạo từ 4,5 triệu tấn xuống 4 triệu tấn, liệu với tình hình biến động về lương thực như hiện nay, trong năm nay ta có tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu xuống thấp nữa không?
Con số 4,5 triệu tấn gạo xuất khẩu là con số dự báo khi cả ĐBSCL với Đồng bằng sông Hồng đều được mùa. Tuy nhiên hiện nay Đồng bằng sông Hồng đang có gần 400 ngàn ha bị sâu bệnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang cùng các địa phương tập trung mọi nguồn lực để dập dịch đảm bảo cho vụ thu hoạch.
Còn về vấn đề xuất khẩu gạo, quan điểm của chúng ta là trước hết phải bảo đảm vững chắc an ninh lương thực trong nước, cung cấp đủ gạo cho dân, với giá cả hợp lý, sau đó dư thừa mới xuất khẩu.
Trước hiện tượng giá gạo tăng đột biến trong thời gian qua, dù Chính phủ đã có những chỉ đạo khá quyết liệt để bình ổn giá gạo nhưng tại sao giá gạo vẫn không giảm xuống mốc ban đầu?
Giá gạo tăng trong thời gian qua là do tác động của thị trường giá gạo thế giới, tác động tâm lý người tiêu dùng lo lắng sẽ thiếu lương thực và đó là nguyên nhân của yếu tố đầu cơ, tạo cơn sốt giá gạo trong thời gian qua. Trước tình hình này, Chính phủ đã có những biện pháp quyết liệt để kéo giá gạo xuống thấp và các giải pháp này đã có tác dụng, giá gạo đã hạ xuống không còn cao ngất như những hôm đầu nữa.
Tuy nhiên giá gạo hiện nay ở nhiều nơi còn cao hơn trước khi có cơn sốt từ 1-3 ngàn đồng/kg, tuỳ theo chất lượng gạo. Trước những diễn biến này, chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi những tác động của nó để có những biện pháp kiểm soát không để tái phát sốt giá, điều hoà lượng cung gạo tại các khu vực, đồng thời sẽ theo dõi thêm tình hình thế giới.
Như vậy nghĩa là chúng ta phải chấp nhận mặt bằng giá gạo mới cao hơn giá cũ?
Giá cả thị trường được quyết định bởi quan hệ cung - cầu và giá thị trường trong và ngoài nước. Thị trường của chúng ta cũng bị tác động hàng ngày của thị trường thế giới vì vậy việc điều chỉnh giá xuống được như thế nào cũng phải tuân theo quy luật thị trường và phải sử dụng các công cụ của thị trường tác động vào.
Vừa qua có tình trạng gạo kém chất lượng, gạo hết niên hạn sử dụng được nhập lậu từ biên giới phía Bắc vào trong nước, trước tình này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phản ứng gì?
Trước những thông tin này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã cử các đoàn lên Lào Cai để kiểm tra thì phát hiện đúng là có một số loại gạo chất lượng thấp đã được nhập lậu vào Việt Nam, tuy nhiên cũng có một số lượng gạo chất lượng khá hơn. Cán bộ của chúng tôi đã mang một số mẫu về để kiểm tra và thấy chất lượng là có thể sử dụng được trong chăn nuôi hoặc những trường hợp nhất định.
Đối với những người dân bị thiên tai dịch, bệnh làm cho mất mùa, phải tiêu hủy đàn gia súc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cách nào để giúp đỡ họ?
Về việc này, Chính phủ đã có hàng loạt các chính sách để đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo không để người dân nào phải bị đói, các địa phương phải có trách nhiệm thực hiện các chủ trương chính sách Chính phủ đã ban hành, nếu có khó khăn thì phải báo cáo ngay với Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra đồng thời báo cáo Chính phủ để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời về giống, vốn, tư liệu sản xuất cho các địa phương.