Cơ hội tiếp cận nguồn vốn rẻ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Để có thể tiếp cận nguồn vốn từ SMEDF, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chủ động hơn trong việc tiếp cận thông tin và nâng cao năng lực nội tại của mình
Theo bà Hoàng Thị Hồng, Giám đốc Quỹ Phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa (SMEDF), để có thể tiếp cận nguồn vốn từ SMEDF, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chủ động hơn trong việc tiếp cận thông tin và nâng cao năng lực nội tại của mình.
Quỹ Phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa (SMEDF) đã chính thức đi vào hoạt động được 1 năm. Tuy vậy, đến thời điểm này, nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ, thưa bà?
Vừa qua, có thông tin về việc doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn của Quỹ, tuy nhiên thông tin này không đầy đủ hoặc chưa được nghiên cứu thấu đáo nên việc phân tích, đánh giá hoạt động của Quỹ mang tính chất một chiều, cho rằng quy trình cho vay phức tạp. Quỹ luôn đảm bảo dung hòa việc tăng cường khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa với nguyên tắc bảo toàn vốn của Quỹ, đồng thời tạo điều kiện doanh nghiệp có thể hoàn thiện hồ sơ pháp lý để vay vốn từ Quỹ.
Năm 2016, Quỹ phối hợp với chính quyền địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp và ngân hàng nhận ủy thác tổ chức Hội thảo và đặt bàn tư vấn, hỗ trợ thông tin tại 7 địa phương.
Tính đến tháng 4/2017 đã có trên 1.000 lượt doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận trực tiếp với Quỹ qua các hội thảo, các kênh truyền thông và Call Center để tìm hiểu các chương trình hỗ trợ của Quỹ (chưa tính số lượng doanh nghiệp tiếp cận thông tin qua các ngân hàng thương mại nhận ủy thác từ Quỹ). Hiện nay, thông tin về các doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa đủ điều kiện đã được Quỹ chuyển cho Ngân hàng nhận ủy thác thẩm định phương án vay vốn.
Từ tháng 12/2016, Quỹ và 3 ngân hàng nhận ủy thác chính thức lựa chọn các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thuộc phạm vi đối tượng hỗ trợ của Quỹ.
Sau 1 tháng nhận hồ sơ, đến hết tháng 12/2016, tổng số hồ sơ doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa đạt yêu cầu do 3 Ngân hàng nhận ủy thác đề nghị Quỹ chấp thuận ủy thác đợt 1 là 20 hồ sơ với tổng nhu cầu vay vốn là khoảng 250 tỷ đồng.
Việc giải ngân cho doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa đạt yêu cầu được Quỹ và ngân hàng nhận ủy thác thực hiện theo tiến độ triển khai dự án và nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Như vậy, tuy số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ chưa nhiều nhưng thời điểm này mới là giai đoạn Quỹ bắt đầu triển khai hoạt động hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa vì vậy, kết quả nói trên chính là tín hiệu đáng mừng cho thấy tiềm năng, tính khả thi của hoạt động hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tương lai.
Trên cơ sở kết quả hoạt động của năm 2016, kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp trong năm 2017 sẽ được triển khai như thế nào?
Năm 2017, triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP, Quỹ đã ban hành chương trình hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa với tổng hạn mức hỗ trợ của Quỹ là 560 tỷ đồng, bao gồm: Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến, chế tạo; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa hoạt động cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải.
Năm 2017, Quỹ tiếp tục phối hợp với các địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng nhận ủy thác, các tổ chức tài chính có liên quan để triển khai tổ chức các hội thảo, chương trình tư vấn cho doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, với đội ngũ cán bộ nhân viên của Quỹ được đào tạo chuyên sâu trong nước và nước ngoài về tài chính ngân hàng, có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các ngân hàng thương mại, cùng với các chuyên gia trong nước và quốc tế về tài chính, công nghệ sẽ hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa ngay từ khâu lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh đến giai đoạn triển khai dự án sau khi vay vốn.
Những hoạt động này đảm bảo nâng cao hoạt động của Quỹ, cũng như giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo tính khách quan, minh bạch, rút ngắn thời gian đánh giá hồ sơ dự án của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện nay Quỹ đang phối hợp với ngân hàng nhận ủy thác ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai chương trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trực tuyến.
Để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn này, lời khuyên của bà dành cho doanh nghiệp là gì?
Để có thể tiếp cận nguồn vốn của Quỹ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chủ động hơn trong việc tiếp cận thông tin và nâng cao năng lực nội tại của mình như: đầu tư sản xuất sản phẩm chất lượng có giá trị gia tăng cao, nâng cao năng lực quản trị điều hành của người quản lý doanh nghiệp, … Tính minh bạch về tài chính của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng để Quỹ và Ngân hàng đánh giá doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, để lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao, doanh nghiệp cần nắm bắt, đánh giá được thị trường, thị phần sản phẩm của doanh nghiệp, đưa ra chiến lược quản trị tài chính phù hợp nhằm xây dựng phương án tài chính hợp lý để thực hiện dự án.
Doanh nghiệp cũng cần lưu ý sử dụng, đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, tránh việc sử dụng công nghệ lạc hậu dẫn đến việc đạt điểm ưu tiên thấp. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu, Quỹ sẽ mời một số chuyên gia tham gia đánh giá, tư vấn miễn phí dự án, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tìm hiểu thông tin về các chương trình hỗ trợ tài chính của Quỹ qua website của Quỹ www.smedf.gov.vn hoặc liên hệ trực tiếp với bộ phận tư vấn Call Center của Quỹ để được tư vấn, hướng dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ vay vốn.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nộp hồ sơ vay vốn trực tiếp tại Quỹ hoặc gửi email, chuyển phát về Quỹ hoặc nộp hồ sơ tại chi nhánh, văn phòng đại diện của 3 ngân hàng nhận ủy thác của Quỹ tại 63 tỉnh, thành phố và đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa không nộp hồ sơ cho bất kỳ tổ chức, cá nhân trung gian.
Quỹ Phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa (SMEDF) đã chính thức đi vào hoạt động được 1 năm. Tuy vậy, đến thời điểm này, nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ, thưa bà?
Vừa qua, có thông tin về việc doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn của Quỹ, tuy nhiên thông tin này không đầy đủ hoặc chưa được nghiên cứu thấu đáo nên việc phân tích, đánh giá hoạt động của Quỹ mang tính chất một chiều, cho rằng quy trình cho vay phức tạp. Quỹ luôn đảm bảo dung hòa việc tăng cường khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa với nguyên tắc bảo toàn vốn của Quỹ, đồng thời tạo điều kiện doanh nghiệp có thể hoàn thiện hồ sơ pháp lý để vay vốn từ Quỹ.
Năm 2016, Quỹ phối hợp với chính quyền địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp và ngân hàng nhận ủy thác tổ chức Hội thảo và đặt bàn tư vấn, hỗ trợ thông tin tại 7 địa phương.
Tính đến tháng 4/2017 đã có trên 1.000 lượt doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận trực tiếp với Quỹ qua các hội thảo, các kênh truyền thông và Call Center để tìm hiểu các chương trình hỗ trợ của Quỹ (chưa tính số lượng doanh nghiệp tiếp cận thông tin qua các ngân hàng thương mại nhận ủy thác từ Quỹ). Hiện nay, thông tin về các doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa đủ điều kiện đã được Quỹ chuyển cho Ngân hàng nhận ủy thác thẩm định phương án vay vốn.
Từ tháng 12/2016, Quỹ và 3 ngân hàng nhận ủy thác chính thức lựa chọn các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thuộc phạm vi đối tượng hỗ trợ của Quỹ.
Sau 1 tháng nhận hồ sơ, đến hết tháng 12/2016, tổng số hồ sơ doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa đạt yêu cầu do 3 Ngân hàng nhận ủy thác đề nghị Quỹ chấp thuận ủy thác đợt 1 là 20 hồ sơ với tổng nhu cầu vay vốn là khoảng 250 tỷ đồng.
Việc giải ngân cho doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa đạt yêu cầu được Quỹ và ngân hàng nhận ủy thác thực hiện theo tiến độ triển khai dự án và nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Như vậy, tuy số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ chưa nhiều nhưng thời điểm này mới là giai đoạn Quỹ bắt đầu triển khai hoạt động hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa vì vậy, kết quả nói trên chính là tín hiệu đáng mừng cho thấy tiềm năng, tính khả thi của hoạt động hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tương lai.
Trên cơ sở kết quả hoạt động của năm 2016, kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp trong năm 2017 sẽ được triển khai như thế nào?
Năm 2017, triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP, Quỹ đã ban hành chương trình hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa với tổng hạn mức hỗ trợ của Quỹ là 560 tỷ đồng, bao gồm: Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến, chế tạo; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa hoạt động cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải.
Năm 2017, Quỹ tiếp tục phối hợp với các địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng nhận ủy thác, các tổ chức tài chính có liên quan để triển khai tổ chức các hội thảo, chương trình tư vấn cho doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, với đội ngũ cán bộ nhân viên của Quỹ được đào tạo chuyên sâu trong nước và nước ngoài về tài chính ngân hàng, có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các ngân hàng thương mại, cùng với các chuyên gia trong nước và quốc tế về tài chính, công nghệ sẽ hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp vừa nhỏ và vừa ngay từ khâu lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh đến giai đoạn triển khai dự án sau khi vay vốn.
Những hoạt động này đảm bảo nâng cao hoạt động của Quỹ, cũng như giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo tính khách quan, minh bạch, rút ngắn thời gian đánh giá hồ sơ dự án của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện nay Quỹ đang phối hợp với ngân hàng nhận ủy thác ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai chương trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trực tuyến.
Để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn này, lời khuyên của bà dành cho doanh nghiệp là gì?
Để có thể tiếp cận nguồn vốn của Quỹ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chủ động hơn trong việc tiếp cận thông tin và nâng cao năng lực nội tại của mình như: đầu tư sản xuất sản phẩm chất lượng có giá trị gia tăng cao, nâng cao năng lực quản trị điều hành của người quản lý doanh nghiệp, … Tính minh bạch về tài chính của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng để Quỹ và Ngân hàng đánh giá doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, để lập dự án, phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao, doanh nghiệp cần nắm bắt, đánh giá được thị trường, thị phần sản phẩm của doanh nghiệp, đưa ra chiến lược quản trị tài chính phù hợp nhằm xây dựng phương án tài chính hợp lý để thực hiện dự án.
Doanh nghiệp cũng cần lưu ý sử dụng, đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, tránh việc sử dụng công nghệ lạc hậu dẫn đến việc đạt điểm ưu tiên thấp. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu, Quỹ sẽ mời một số chuyên gia tham gia đánh giá, tư vấn miễn phí dự án, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tìm hiểu thông tin về các chương trình hỗ trợ tài chính của Quỹ qua website của Quỹ www.smedf.gov.vn hoặc liên hệ trực tiếp với bộ phận tư vấn Call Center của Quỹ để được tư vấn, hướng dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ vay vốn.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nộp hồ sơ vay vốn trực tiếp tại Quỹ hoặc gửi email, chuyển phát về Quỹ hoặc nộp hồ sơ tại chi nhánh, văn phòng đại diện của 3 ngân hàng nhận ủy thác của Quỹ tại 63 tỉnh, thành phố và đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa không nộp hồ sơ cho bất kỳ tổ chức, cá nhân trung gian.