Có nên tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ 2013?
Áp lực lạm phát đã gia tăng trở lại, thu hẹp đáng kể dư địa cho chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước
Chính sách tiền tệ đã bước vào quý 4 và để lại một số điểm đáng chú ý đằng sau nó như tổng phương tiện thanh toán (cung tiền của Ngân hàng Nhà nước, M2) đã tăng tới 10,4% trong tháng 8 so với cuối năm 2011.
Tương ứng, tổng số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng cũng tăng 11,2% trong cùng kỳ.
Trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng (tính đến 20/9) chỉ tăng 2,4% so với cuối năm 2011. Lạm phát đã quay trở lại một cách rõ nét với mức tăng trong tháng 9 vọt lên 2,2% so với tháng 8 và 6,2% so với tháng 12/2011, chấm dứt thời kỳ của cái gọi là “suy thoái kép”, mà một số ý kiến lo lắng đã gán cho nó khi lạm phát theo tháng giảm liên tục trong một số tháng, thậm chí xuống mức âm như vừa qua và tăng trưởng GDP theo quý cũng chững lại.
Trong bối cảnh trên, chính sách tiền tệ theo hướng nào trong thời gian tới là một vấn đề đáng quan tâm. Liệu M2 có nên tiếp tục tăng với tốc độ tương tự năm nay, tức tới trên 15% (10,4% trong 8 tháng đầu năm, cộng thêm tối thiểu 5% cho 4 tháng còn lại của năm khi nhu cầu phương tiện thanh toán thường tăng mạnh), cũng như nhu cầu tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hơn nữa từ mức tăng “lẹt đẹt” trong suốt cả 9 tháng qua?
Câu trả lời, từ góc nhìn của người viết, là không nên. Bức tranh kinh tế vĩ mô của 9 tháng qua khác nhiều so với những tháng còn lại của năm nay và sang năm tới.
Khác biệt đầu tiên là áp lực lạm phát đã gia tăng trở lại, thu hẹp đáng kể dư địa cho chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước. Từ đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã dốc sức bơm tiền để “cứu” thanh khoản, để “cứu” tăng trưởng tín dụng nhằm “cứu” doanh nghiệp. Sự bơm tiền mạnh đó chưa làm tăng đáng kể áp lực lạm phát, khi chính sách tiền tệ cần một độ trễ nhất định (vài tháng, thậm chí là 2-3 quý) để phát huy tác dụng. Thêm nữa, việc bơm tiền của Ngân hàng Nhà nước thời gian vừa qua “may mắn” diễn ra trong bối cảnh tổng cầu suy giảm mạnh, nên áp lực lạm phát nếu có cũng vì thế mà dịu bớt. Nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã quay đầu tăng vọt.
Khác biệt thứ hai, môi trường kinh tế thế giới đã có một số diễn biến đáng chú ý khi đồng hành với các gói kích thích kinh tế và nỗ lực bơm tiền của ngân hàng trung ương các nước, giá cả thế giới đã tăng mạnh ở nhiều loại hàng hóa nhập xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Vì thế, yếu tố lạm phát đẩy sẽ phối hợp với yếu tố lạm phát từ cầu kéo do cung tiền trong nước tăng, củng cố thêm xu hướng tăng của lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới.
Khác biệt thứ ba, bất chấp những khó khăn hiện tại, có một thực tế là kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng và đang mạnh dần lên qua từng quý: 4% quý 1, 4,7% quý 2 và 5,4% trong quý 3, đặc biệt trong bối cảnh toàn thế giới đang suy giảm tăng trưởng. Điều này chứng tỏ tổng cầu đã phục hồi và tăng trưởng khá mạnh ở Việt Nam, làm triệt tiêu hoặc ít ra là bớt đi nhu cầu cấp thiết phải nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng như ở nhiều nước trên thế giới.
Với những yếu tố trên, sự tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ ở mức độ lớn như năm nay, nếu tiếp diễn trong năm tới, theo người viết, có thể lại đẩy nền kinh tế vào vòng lạm phát mới.
Dù sao, cũng có một số lý do khiến Ngân hàng Nhà nước có thể vẫn buộc phải duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm sau, đồng nghĩa với điều này là lãi suất tiếp tục được duy trì thấp.
Lý do thứ nhất, áp lực từ việc tăng cung tiền để “cứu” tăng trưởng tín dụng nhằm “cứu” doanh nghiệp không phải là dễ bỏ qua.
Cho dù rõ ràng tăng trưởng tín dụng “lẹt đẹt” như thời gian vừa qua không phải có nguyên nhân từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ, nhưng vẫn có nhiều tiếng nói kể cả của giới chuyên gia, quan chức, và đại biểu Quốc hội đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “hỗ trợ” ở phương diện này.
Lý do thứ hai, với cục nợ xấu vốn đã tỷ lệ nghịch với sự đi xuống của thị trường bất động sản trong khi việc tái cơ cấu ngân hàng chưa có nhiều tiến triển và việc giải quyết nợ xấu vẫn còn đang ở giai đoạn tranh luận xem nên làm thế nào, thì áp lực giảm áp lực thanh khoản cho hệ thống cũng ngày càng lớn.
Hãng xếp hạng tín dụng Moody’s vừa rồi hạ hạng tín dụng của Việt Nam cũng có phần vì lo ngại rằng nhu cầu lớn về vốn cho việc tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng để dọn dẹp nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Tương ứng, tổng số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng cũng tăng 11,2% trong cùng kỳ.
Trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng (tính đến 20/9) chỉ tăng 2,4% so với cuối năm 2011. Lạm phát đã quay trở lại một cách rõ nét với mức tăng trong tháng 9 vọt lên 2,2% so với tháng 8 và 6,2% so với tháng 12/2011, chấm dứt thời kỳ của cái gọi là “suy thoái kép”, mà một số ý kiến lo lắng đã gán cho nó khi lạm phát theo tháng giảm liên tục trong một số tháng, thậm chí xuống mức âm như vừa qua và tăng trưởng GDP theo quý cũng chững lại.
Trong bối cảnh trên, chính sách tiền tệ theo hướng nào trong thời gian tới là một vấn đề đáng quan tâm. Liệu M2 có nên tiếp tục tăng với tốc độ tương tự năm nay, tức tới trên 15% (10,4% trong 8 tháng đầu năm, cộng thêm tối thiểu 5% cho 4 tháng còn lại của năm khi nhu cầu phương tiện thanh toán thường tăng mạnh), cũng như nhu cầu tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hơn nữa từ mức tăng “lẹt đẹt” trong suốt cả 9 tháng qua?
Câu trả lời, từ góc nhìn của người viết, là không nên. Bức tranh kinh tế vĩ mô của 9 tháng qua khác nhiều so với những tháng còn lại của năm nay và sang năm tới.
Bất chấp những khó khăn hiện tại, có một thực tế là kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng và đang mạnh dần lên qua từng quý.
Khác biệt đầu tiên là áp lực lạm phát đã gia tăng trở lại, thu hẹp đáng kể dư địa cho chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước. Từ đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã dốc sức bơm tiền để “cứu” thanh khoản, để “cứu” tăng trưởng tín dụng nhằm “cứu” doanh nghiệp. Sự bơm tiền mạnh đó chưa làm tăng đáng kể áp lực lạm phát, khi chính sách tiền tệ cần một độ trễ nhất định (vài tháng, thậm chí là 2-3 quý) để phát huy tác dụng. Thêm nữa, việc bơm tiền của Ngân hàng Nhà nước thời gian vừa qua “may mắn” diễn ra trong bối cảnh tổng cầu suy giảm mạnh, nên áp lực lạm phát nếu có cũng vì thế mà dịu bớt. Nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã quay đầu tăng vọt.
Khác biệt thứ hai, môi trường kinh tế thế giới đã có một số diễn biến đáng chú ý khi đồng hành với các gói kích thích kinh tế và nỗ lực bơm tiền của ngân hàng trung ương các nước, giá cả thế giới đã tăng mạnh ở nhiều loại hàng hóa nhập xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Vì thế, yếu tố lạm phát đẩy sẽ phối hợp với yếu tố lạm phát từ cầu kéo do cung tiền trong nước tăng, củng cố thêm xu hướng tăng của lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới.
Khác biệt thứ ba, bất chấp những khó khăn hiện tại, có một thực tế là kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng và đang mạnh dần lên qua từng quý: 4% quý 1, 4,7% quý 2 và 5,4% trong quý 3, đặc biệt trong bối cảnh toàn thế giới đang suy giảm tăng trưởng. Điều này chứng tỏ tổng cầu đã phục hồi và tăng trưởng khá mạnh ở Việt Nam, làm triệt tiêu hoặc ít ra là bớt đi nhu cầu cấp thiết phải nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng như ở nhiều nước trên thế giới.
Với những yếu tố trên, sự tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ ở mức độ lớn như năm nay, nếu tiếp diễn trong năm tới, theo người viết, có thể lại đẩy nền kinh tế vào vòng lạm phát mới.
Áp lực từ việc tăng cung tiền để “cứu” tăng trưởng tín dụng nhằm “cứu” doanh nghiệp không phải là dễ bỏ qua.
Dù sao, cũng có một số lý do khiến Ngân hàng Nhà nước có thể vẫn buộc phải duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm sau, đồng nghĩa với điều này là lãi suất tiếp tục được duy trì thấp.
Lý do thứ nhất, áp lực từ việc tăng cung tiền để “cứu” tăng trưởng tín dụng nhằm “cứu” doanh nghiệp không phải là dễ bỏ qua.
Cho dù rõ ràng tăng trưởng tín dụng “lẹt đẹt” như thời gian vừa qua không phải có nguyên nhân từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ, nhưng vẫn có nhiều tiếng nói kể cả của giới chuyên gia, quan chức, và đại biểu Quốc hội đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “hỗ trợ” ở phương diện này.
Lý do thứ hai, với cục nợ xấu vốn đã tỷ lệ nghịch với sự đi xuống của thị trường bất động sản trong khi việc tái cơ cấu ngân hàng chưa có nhiều tiến triển và việc giải quyết nợ xấu vẫn còn đang ở giai đoạn tranh luận xem nên làm thế nào, thì áp lực giảm áp lực thanh khoản cho hệ thống cũng ngày càng lớn.
Hãng xếp hạng tín dụng Moody’s vừa rồi hạ hạng tín dụng của Việt Nam cũng có phần vì lo ngại rằng nhu cầu lớn về vốn cho việc tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng để dọn dẹp nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.