Có ngân hàng đã tăng gần hết chỉ tiêu tín dụng
Tăng trưởng tín dụng một số ngân hàng thương mại đã dương, thậm chí có trường hợp đã gần hết chỉ tiêu cả năm
Ngân hàng Nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng một số ngân hàng thương mại đã dương, thậm chí có trường hợp đã gần hết chỉ tiêu cả năm.
Trong văn bản chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (tỉnh Quảng Trị) đặt câu hỏi liên quan đến thực tế tín dụng tăng trưởng âm suốt thời gian qua và liệu có thể đạt được chỉ tiêu chung 15% - 17% năm nay hay không.
Trả lời câu hỏi trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, trong hai tháng đầu năm, dư nợ của hệ thống tăng trưởng âm, nhưng từ tháng 3 đã có xu hướng tăng nhẹ, một số tổ chức tín dụng đã tăng trưởng dương, trong đó có trường hợp đã tăng trưởng gần hết chỉ tiêu của cả năm 2012 mà Ngân hàng Nhà nước giao và vẫn có nhu cầu tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.
“Tính chung 5 tháng đầu năm 2012, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng không tăng so với 31/12/2011, nhưng trong thời gian tới, với các giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước và việc triển khai tích cực, có hiệu quả các giải pháp tại Nghị quyết số 13/NQ-CP, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ dần phục hồi, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đến cuối năm 2012 sẽ đảm bảo ở mức hợp lý, phù hợp với diễn biến của kinh tế vĩ mô”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng đặt vấn đề rằng, có 4 nhóm đối tượng được ưu tiên tiếp cận trần lãi suất cho vay, tuy nhiên phần lớn dư nợ đã có lãi suất cao trước khi chính sách ban hành. Về vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thừa nhận là số tiền giải ngân từ chính sách trên vẫn còn hạn chế do một số nguyên nhân.
Thứ nhất, một bộ phận doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện cho vay theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ hai, một bộ phận đủ điều kiện vay vốn nhưng đang gặp khó khăn về tiêu thụ hàng hóa, hàng tồn kho cao nên chưa có nhu cầu vay vốn hoặc tạm thời sử dụng các nguồn vốn khác để chờ lãi suất tiếp tục giảm.
Thứ ba, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và hộ dân suy giảm, nguy cơ rủi ro tín dụng tăng, nên các tổ chức tín dụng thận trọng hơn trong việc xem xét cho vay để hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn tín dụng…
Về thực tế tăng trưởng tín dụng, bên cạnh thông tin từ Thống đốc Nguyễn Văn Bình, gần đây lãnh đạo một số ngân hàng lớn cũng cho biết thực tế tại ngân hàng mình cũng đã bắt đầu tăng trưởng trở lại.
Như tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), sau khi giảm nhẹ trong quý 1/2012, đến cuối tháng 5 tín dụng đã tăng trưởng khoảng 2,4%; tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), 5 tháng đầu năm cũng đã tăng được gần 1%; đặc biệt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), 5 tháng đầu năm tăng trưởng rất cao với 8,39%...
Trong văn bản chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (tỉnh Quảng Trị) đặt câu hỏi liên quan đến thực tế tín dụng tăng trưởng âm suốt thời gian qua và liệu có thể đạt được chỉ tiêu chung 15% - 17% năm nay hay không.
Trả lời câu hỏi trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, trong hai tháng đầu năm, dư nợ của hệ thống tăng trưởng âm, nhưng từ tháng 3 đã có xu hướng tăng nhẹ, một số tổ chức tín dụng đã tăng trưởng dương, trong đó có trường hợp đã tăng trưởng gần hết chỉ tiêu của cả năm 2012 mà Ngân hàng Nhà nước giao và vẫn có nhu cầu tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.
“Tính chung 5 tháng đầu năm 2012, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng không tăng so với 31/12/2011, nhưng trong thời gian tới, với các giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước và việc triển khai tích cực, có hiệu quả các giải pháp tại Nghị quyết số 13/NQ-CP, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ dần phục hồi, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đến cuối năm 2012 sẽ đảm bảo ở mức hợp lý, phù hợp với diễn biến của kinh tế vĩ mô”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng đặt vấn đề rằng, có 4 nhóm đối tượng được ưu tiên tiếp cận trần lãi suất cho vay, tuy nhiên phần lớn dư nợ đã có lãi suất cao trước khi chính sách ban hành. Về vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thừa nhận là số tiền giải ngân từ chính sách trên vẫn còn hạn chế do một số nguyên nhân.
Thứ nhất, một bộ phận doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện cho vay theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ hai, một bộ phận đủ điều kiện vay vốn nhưng đang gặp khó khăn về tiêu thụ hàng hóa, hàng tồn kho cao nên chưa có nhu cầu vay vốn hoặc tạm thời sử dụng các nguồn vốn khác để chờ lãi suất tiếp tục giảm.
Thứ ba, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và hộ dân suy giảm, nguy cơ rủi ro tín dụng tăng, nên các tổ chức tín dụng thận trọng hơn trong việc xem xét cho vay để hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn tín dụng…
Về thực tế tăng trưởng tín dụng, bên cạnh thông tin từ Thống đốc Nguyễn Văn Bình, gần đây lãnh đạo một số ngân hàng lớn cũng cho biết thực tế tại ngân hàng mình cũng đã bắt đầu tăng trưởng trở lại.
Như tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), sau khi giảm nhẹ trong quý 1/2012, đến cuối tháng 5 tín dụng đã tăng trưởng khoảng 2,4%; tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), 5 tháng đầu năm cũng đã tăng được gần 1%; đặc biệt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), 5 tháng đầu năm tăng trưởng rất cao với 8,39%...