Cổ phiếu “nóng”, thị trường “lạnh”
Những cái tên như BMC, TCT, LBM đang trở nên nóng sốt như chuỗi leo thang từ cuối tháng 4
Chỉ số VN-Index đã tăng trở lại với 20/50 mã tăng đạt kịch trần. Những cổ phiếu nóng sốt như BMC, TCT, LBM tiếp tục leo thang, lấy lại những mức giá đã mất trong tuần qua.
Trên sàn Tp.HCM, kết thúc phiên 19/6, chỉ số VN-Index đã tăng trở lại với +5,59 điểm, lên 1.049,58 điểm với 50 mã tăng giá (trong đó có 20 mã đạt kịch trần), 32 mã đứng ở giá tham chiếu, 27 mã giảm (chỉ có 2 mã giảm sàn). Giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 656,6 tỷ đồng.
Qua phiên này, BMC tiếp tục dẫn đầu thị trường về mức tăng theo giá trị tuyệt đối, tăng 24.000 đồng/cổ phiếu, mốc 500.000 đồng/cổ phiếu được tái lập và chốt phiên ở mức 517.000 đồng/cổ phiếu. Đứng thứ hai về mức tăng giá vẫn là TCT với +18.000 đồng/cổ phiếu, lên mức 384.000 đồng/cổ phiếu.
Đáng chú ý là DHG của Dược Hậu Giang tiếp tục thể hiện một đà tăng khá vững trong những phiên gần đây khi tăng thêm 18.000 đồng/cổ phiếu và mốc 400.000 đồng/cổ phiếu đang gần kề.
Ngoài ra, trong nhóm tăng giá mạnh còn có sự trở lại của SJS và BMP, lần lượt tăng 12.000 đồng và 9.000 đồng/cổ phiếu.
Qua phiên này, màu xanh đã phổ biến hơn trên sàn, chỉ số VN-Index đã tăng điểm nhưng giao dịch vẫn khá ảm đạm. Mức tăng của VN-Index, khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch vẫn chưa thực sự có đột biến lớn để tìm lại những phiên sôi động.
Ngược lại, sức nóng lại tiếp tục tăng cục bộ ở những cổ phiếu được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Ngoài DHG đang trình diễn một đà tăng khá ấn tượng, những cái tên như BMC, TCT, LBM đang trở nên nóng sốt như chuỗi leo thang từ cuối tháng 4.
Trong phiên này, cả 3 cổ phiếu trên đều đạt kịch trần, được săn mua với lượng giao dịch lớn; riêng LBM tăng giá 3.000 đồng và lọt vào tốp 5 mã có khối lượng giao dịch lớn nhất trên sàn và dư bán không còn.
Với những diễn biến trên, thị trường tiếp tục ngóng thông tin từ Uỷ ban Chứng khoán, tuy nhiên đến cuối chiều 19/6, kết luận về nguyên nhân tăng nóng của những cổ phiếu trên vẫn chưa được công bố.
Trong nhóm giảm giá, điểm thu hút sự chú ý của nhà đầu tư phiên này là sự tách nhóm của SGH, không còn tạo bất ngờ như trong phiên đầu tuần mà giảm -5.000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mức giảm mạnh nhất trên sàn Tp.HCM phiên 19/6; các mức giảm mạnh tiếp theo lần lượt là -4.500, -3.000 và -2.000 đồng/cổ phiếu.
Ngoài SGH, STB phiên này tiếp tục giảm 1.000 đồng/cổ phiếu trong khi PPC đã lấy lại được +500 đồng/cổ phiếu. Hai mã duy nhất giảm sàn phiên này là BBT (giảm 1.100 đồng/cổ phiếu) và FPC (giảm 4.500 đồng/cổ phiếu).
Ngược với diễn biến trên sàn Tp.HCM, phiên 19/6, sàn Hà Nội chứng kiến sự sụt giảm khá phổ biến với 53 mã giảm; chỉ số HASTC-Index sau phiên tăng nhẹ đầu tuần đã trở lại với hướng quen thuộc gần đây với -2,06 điểm, còn 313,14 điểm; giá trị giao dịch cũng chỉ đạt 137,4 tỷ đồng.
Điểm nóng nhất tiếp tục thể hiện ở cổ phiếu RCL của Địa ốc Chợ Lớn, tiếp tục tăng mạnh với +20.100 đồng/cổ phiếu, chính thức vượt mốc 200.000 đồng/cổ phiếu và đạt giá 203.900 đồng. Một cổ phiếu khác là SDT cũng tăng khá mạnh với +7.800 đồng, trong khi đó BVS hay ACB, S99, NTP đều đứng giá hoặc chỉ tăng nhẹ.
Trong hướng giảm, có DAE giảm 5.000 đồng/cổ phiếu, HPC giảm 3.700 đồng, PSC giảm 6.200 đồng; các mã còn lại hầu hết giảm nhẹ dưới mức 2.000 đồng.
Về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, trên sàn Tp.HCM, giá trị mua của khối này tiếp tục duy trì mức 30% thị trường trong khi giá trị bán đã giảm còn 18% thị trường. Họ bỏ ra 197 tỷ đồng mua vào 1.439.700 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ và bán ra 788.680 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thuộc 54 mã trị giá 121 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, khối này cũng tăng mua vào với 43 vạn đơn vị trong khi giảm lượng bán ra với 0,6 vạn đơn vị.
Trên sàn Tp.HCM, kết thúc phiên 19/6, chỉ số VN-Index đã tăng trở lại với +5,59 điểm, lên 1.049,58 điểm với 50 mã tăng giá (trong đó có 20 mã đạt kịch trần), 32 mã đứng ở giá tham chiếu, 27 mã giảm (chỉ có 2 mã giảm sàn). Giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 656,6 tỷ đồng.
Qua phiên này, BMC tiếp tục dẫn đầu thị trường về mức tăng theo giá trị tuyệt đối, tăng 24.000 đồng/cổ phiếu, mốc 500.000 đồng/cổ phiếu được tái lập và chốt phiên ở mức 517.000 đồng/cổ phiếu. Đứng thứ hai về mức tăng giá vẫn là TCT với +18.000 đồng/cổ phiếu, lên mức 384.000 đồng/cổ phiếu.
Đáng chú ý là DHG của Dược Hậu Giang tiếp tục thể hiện một đà tăng khá vững trong những phiên gần đây khi tăng thêm 18.000 đồng/cổ phiếu và mốc 400.000 đồng/cổ phiếu đang gần kề.
Ngoài ra, trong nhóm tăng giá mạnh còn có sự trở lại của SJS và BMP, lần lượt tăng 12.000 đồng và 9.000 đồng/cổ phiếu.
Qua phiên này, màu xanh đã phổ biến hơn trên sàn, chỉ số VN-Index đã tăng điểm nhưng giao dịch vẫn khá ảm đạm. Mức tăng của VN-Index, khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch vẫn chưa thực sự có đột biến lớn để tìm lại những phiên sôi động.
Ngược lại, sức nóng lại tiếp tục tăng cục bộ ở những cổ phiếu được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Ngoài DHG đang trình diễn một đà tăng khá ấn tượng, những cái tên như BMC, TCT, LBM đang trở nên nóng sốt như chuỗi leo thang từ cuối tháng 4.
Trong phiên này, cả 3 cổ phiếu trên đều đạt kịch trần, được săn mua với lượng giao dịch lớn; riêng LBM tăng giá 3.000 đồng và lọt vào tốp 5 mã có khối lượng giao dịch lớn nhất trên sàn và dư bán không còn.
Với những diễn biến trên, thị trường tiếp tục ngóng thông tin từ Uỷ ban Chứng khoán, tuy nhiên đến cuối chiều 19/6, kết luận về nguyên nhân tăng nóng của những cổ phiếu trên vẫn chưa được công bố.
Trong nhóm giảm giá, điểm thu hút sự chú ý của nhà đầu tư phiên này là sự tách nhóm của SGH, không còn tạo bất ngờ như trong phiên đầu tuần mà giảm -5.000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mức giảm mạnh nhất trên sàn Tp.HCM phiên 19/6; các mức giảm mạnh tiếp theo lần lượt là -4.500, -3.000 và -2.000 đồng/cổ phiếu.
Ngoài SGH, STB phiên này tiếp tục giảm 1.000 đồng/cổ phiếu trong khi PPC đã lấy lại được +500 đồng/cổ phiếu. Hai mã duy nhất giảm sàn phiên này là BBT (giảm 1.100 đồng/cổ phiếu) và FPC (giảm 4.500 đồng/cổ phiếu).
Ngược với diễn biến trên sàn Tp.HCM, phiên 19/6, sàn Hà Nội chứng kiến sự sụt giảm khá phổ biến với 53 mã giảm; chỉ số HASTC-Index sau phiên tăng nhẹ đầu tuần đã trở lại với hướng quen thuộc gần đây với -2,06 điểm, còn 313,14 điểm; giá trị giao dịch cũng chỉ đạt 137,4 tỷ đồng.
Điểm nóng nhất tiếp tục thể hiện ở cổ phiếu RCL của Địa ốc Chợ Lớn, tiếp tục tăng mạnh với +20.100 đồng/cổ phiếu, chính thức vượt mốc 200.000 đồng/cổ phiếu và đạt giá 203.900 đồng. Một cổ phiếu khác là SDT cũng tăng khá mạnh với +7.800 đồng, trong khi đó BVS hay ACB, S99, NTP đều đứng giá hoặc chỉ tăng nhẹ.
Trong hướng giảm, có DAE giảm 5.000 đồng/cổ phiếu, HPC giảm 3.700 đồng, PSC giảm 6.200 đồng; các mã còn lại hầu hết giảm nhẹ dưới mức 2.000 đồng.
Về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, trên sàn Tp.HCM, giá trị mua của khối này tiếp tục duy trì mức 30% thị trường trong khi giá trị bán đã giảm còn 18% thị trường. Họ bỏ ra 197 tỷ đồng mua vào 1.439.700 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ và bán ra 788.680 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thuộc 54 mã trị giá 121 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, khối này cũng tăng mua vào với 43 vạn đơn vị trong khi giảm lượng bán ra với 0,6 vạn đơn vị.