Cơ sở kinh doanh “ngoài lề” làm khó thuế thu nhập cá nhân
Khu vực kinh tế phi chính thức có thể là rào cản lớn nhất với việc thực thi Luật Thuế thu nhập cá nhân
Không đăng ký kinh doanh, không thực hiện thống kê kế toán, không hợp đồng lao động… khu vực kinh tế phi chính thức có thể là rào cản lớn nhất đối với việc thực thi Luật Thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.
Khu vực kinh tế phi chính thức được hiểu một cách đơn giản nhất là các đơn vị sản xuất, kinh doanh cá thể không có giấy phép kinh doanh, hoặc có đăng ký kinh doanh nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp.
Mặc dù chưa có con số công bố chính thức, nhưng theo một nghiên cứu của IDS Paris - tức Viện Nghiên cứu Phát triển tại Paris (Pháp) - tiến hành năm 2008, khối kinh tế phi chính thức hàng năm đóng góp khoảng 20% GDP của Việt Nam.
170.000 cơ sở nằm “ngoài lề” nền kinh tế
Cũng theo kết quả nghiên của IDS Paris, số lượng đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khối kinh tế phi chính thức không phải nhỏ, ước tính có tới 170.000 đơn vị, từ người làm việc tại nhà, cho đến đối tượng tự làm việc cho mình…
Nếu tính theo số lao động, trong tổng số 46.211.200 lao động trên cả nước, có tới 10.865.800 lao động thuộc khối này, bằng khoảng 23%.
Nếu không tính 23.118.100 lao động khu vực sản xuất nông nghiệp, lao động khu vực phi chính thức chiếm đến một nửa tổng số lao động của cả nước.
Tại các trung tâm kinh tế lớn như Tp.HCM, Hà Nội, số lao động làm việc trong khu vực phi chính thức chiếm khoảng 1/3 tổng số lao động hoạt động kinh tế.
Tuy thu nhập của lao động tại khu vực này được đánh giá là thấp, trung bình 1,5 triệu đồng/người/tháng, nhưng nếu xem xét trong 5 khu vực lao động, gồm khu vực Nhà nước, khu vực doanh nghiệp nước ngoài, khu vực sản xuất nông nghiệp… thì thu nhập của lao động từ khu vực phi chính thức nằm ở giữa.
Nhận định về khối này, chuyên gia từ IDS Paris, ông Jean Pierre Cling (IDS Paris) cho rằng tuy chiếm tỷ lệ lớn về lao động và có đóng góp đáng kể cho GDP của Việt Nam, nhưng khối kinh tế phi chính thức đang nằm “ngoài lề” nền kinh tế.
Khó áp dụng Luật Thuế thu nhập cá nhân
Quy mô nhỏ, không có địa điểm cố định là rào cản đầu tiến đối với việc xác định đối tượng nộp thuế từ khối kinh tế phi chính thức.
Theo kết quả tổng hợp của IDS Paris, khối kinh tế phi chính thức chủ yếu là các đơn vị kinh tế quy mô nhỏ, số lao động bình quân chỉ có 1,4 người.
Đa số các đơn vị hoạt động dịch vụ, số đơn vị có hoạt động sản xuất, chế biến chỉ chiếm khoảng 20% nhưng phần lớn hoạt động bấp bênh. Trong số đó, chỉ có 20% có cơ sở sản xuất cố định.
Đối với lao động làm thuê trong khu vực này, nghiên cứu của IDS Paris cũng cho biết có tới 2/3 số lao động không có hợp đồng, vì vậy cũng không có bảo hiểm và các phúc lợi xã hội (ví dụ nghỉ Tết được trả lương).
“Có rất nhiều lao động thuộc diện hợp đồng miệng”, ông Jean Pierre Cling nói.
Khoảng 70% đơn vị thuộc khối kinh tế phi chính thức chỉ có một người, cũng đồng nghĩa với việc tối thiểu có 70% đơn vị không có hệ thống sổ sách kế toán, không có chứng từ, hóa đơn, không xác định được doanh thu, lợi nhuận…
Một khó khăn nữa là thông tin liên quan đến các hoạt động kinh tế của khu vực này rất hạn chế. Rất ít cơ sở thuộc khu vực kinh tế phi chính thức được tiếp cận với các nguồn tài chính từ phía ngân hàng, các định chế tài chính, cũng như tiếp cận các hỗ trợ từ cả khu vực công và tư.
Theo báo cáo của IDS Paris, trước câu hỏi điều tra về mong muốn của doanh nghiệp đối với việc chính thức hóa, đa số đơn vị kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức cho rằng quy mô hoạt động của đơn vị mình quá nhỏ, không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.
Đồng quan điểm này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, việc thiếu hỗ đối với khu vực kinh tế này như hiện nay không tạo được động lực cho các doanh nghiệp phi chính thức phấn đấu để chính thức hóa.
* Khái niệm khu vực phi chính thức được thông qua tại Hội nghị Quốc tế các nhà Thống kê Lao động (ICLS) lần thứ 15 như sau:
“Khu vực phi chính thức mang những nét đặc trưng chủ yếu của những đơn vị tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ với mục tiêu ban đầu là tạo ra việc làm và thu nhập cho những người có liên quan. Những đơn vị này thường được tổ chức hoạt động ở mức thấp, sản xuất kinh doanh ở quy mô nhỏ, với không hoặc rất ít sự phân chia giữa lao động và vốn là các yếu tố đầu vào của sản xuất. Các mối liên hệ việc làm - nếu có - chủ yếu dựa trên sự tình cờ, quan hệ họ hàng hoặc quan hệ cá nhân, sự quen biết hơn là dựa trên các thoả thuận hợp đồng với sự bảo đảm chính thức”.
Khu vực phi chính thức không bao gồm hoạt động nông, lâm nghiệp thuỷ sản.
Khu vực kinh tế phi chính thức được hiểu một cách đơn giản nhất là các đơn vị sản xuất, kinh doanh cá thể không có giấy phép kinh doanh, hoặc có đăng ký kinh doanh nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp.
Mặc dù chưa có con số công bố chính thức, nhưng theo một nghiên cứu của IDS Paris - tức Viện Nghiên cứu Phát triển tại Paris (Pháp) - tiến hành năm 2008, khối kinh tế phi chính thức hàng năm đóng góp khoảng 20% GDP của Việt Nam.
170.000 cơ sở nằm “ngoài lề” nền kinh tế
Cũng theo kết quả nghiên của IDS Paris, số lượng đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khối kinh tế phi chính thức không phải nhỏ, ước tính có tới 170.000 đơn vị, từ người làm việc tại nhà, cho đến đối tượng tự làm việc cho mình…
Nếu tính theo số lao động, trong tổng số 46.211.200 lao động trên cả nước, có tới 10.865.800 lao động thuộc khối này, bằng khoảng 23%.
Nếu không tính 23.118.100 lao động khu vực sản xuất nông nghiệp, lao động khu vực phi chính thức chiếm đến một nửa tổng số lao động của cả nước.
Tại các trung tâm kinh tế lớn như Tp.HCM, Hà Nội, số lao động làm việc trong khu vực phi chính thức chiếm khoảng 1/3 tổng số lao động hoạt động kinh tế.
Tuy thu nhập của lao động tại khu vực này được đánh giá là thấp, trung bình 1,5 triệu đồng/người/tháng, nhưng nếu xem xét trong 5 khu vực lao động, gồm khu vực Nhà nước, khu vực doanh nghiệp nước ngoài, khu vực sản xuất nông nghiệp… thì thu nhập của lao động từ khu vực phi chính thức nằm ở giữa.
Nhận định về khối này, chuyên gia từ IDS Paris, ông Jean Pierre Cling (IDS Paris) cho rằng tuy chiếm tỷ lệ lớn về lao động và có đóng góp đáng kể cho GDP của Việt Nam, nhưng khối kinh tế phi chính thức đang nằm “ngoài lề” nền kinh tế.
Khó áp dụng Luật Thuế thu nhập cá nhân
Quy mô nhỏ, không có địa điểm cố định là rào cản đầu tiến đối với việc xác định đối tượng nộp thuế từ khối kinh tế phi chính thức.
Theo kết quả tổng hợp của IDS Paris, khối kinh tế phi chính thức chủ yếu là các đơn vị kinh tế quy mô nhỏ, số lao động bình quân chỉ có 1,4 người.
Đa số các đơn vị hoạt động dịch vụ, số đơn vị có hoạt động sản xuất, chế biến chỉ chiếm khoảng 20% nhưng phần lớn hoạt động bấp bênh. Trong số đó, chỉ có 20% có cơ sở sản xuất cố định.
Đối với lao động làm thuê trong khu vực này, nghiên cứu của IDS Paris cũng cho biết có tới 2/3 số lao động không có hợp đồng, vì vậy cũng không có bảo hiểm và các phúc lợi xã hội (ví dụ nghỉ Tết được trả lương).
“Có rất nhiều lao động thuộc diện hợp đồng miệng”, ông Jean Pierre Cling nói.
Khoảng 70% đơn vị thuộc khối kinh tế phi chính thức chỉ có một người, cũng đồng nghĩa với việc tối thiểu có 70% đơn vị không có hệ thống sổ sách kế toán, không có chứng từ, hóa đơn, không xác định được doanh thu, lợi nhuận…
Một khó khăn nữa là thông tin liên quan đến các hoạt động kinh tế của khu vực này rất hạn chế. Rất ít cơ sở thuộc khu vực kinh tế phi chính thức được tiếp cận với các nguồn tài chính từ phía ngân hàng, các định chế tài chính, cũng như tiếp cận các hỗ trợ từ cả khu vực công và tư.
Theo báo cáo của IDS Paris, trước câu hỏi điều tra về mong muốn của doanh nghiệp đối với việc chính thức hóa, đa số đơn vị kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức cho rằng quy mô hoạt động của đơn vị mình quá nhỏ, không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.
Đồng quan điểm này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, việc thiếu hỗ đối với khu vực kinh tế này như hiện nay không tạo được động lực cho các doanh nghiệp phi chính thức phấn đấu để chính thức hóa.
* Khái niệm khu vực phi chính thức được thông qua tại Hội nghị Quốc tế các nhà Thống kê Lao động (ICLS) lần thứ 15 như sau:
“Khu vực phi chính thức mang những nét đặc trưng chủ yếu của những đơn vị tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ với mục tiêu ban đầu là tạo ra việc làm và thu nhập cho những người có liên quan. Những đơn vị này thường được tổ chức hoạt động ở mức thấp, sản xuất kinh doanh ở quy mô nhỏ, với không hoặc rất ít sự phân chia giữa lao động và vốn là các yếu tố đầu vào của sản xuất. Các mối liên hệ việc làm - nếu có - chủ yếu dựa trên sự tình cờ, quan hệ họ hàng hoặc quan hệ cá nhân, sự quen biết hơn là dựa trên các thoả thuận hợp đồng với sự bảo đảm chính thức”.
Khu vực phi chính thức không bao gồm hoạt động nông, lâm nghiệp thuỷ sản.