Có thể “ép” doanh nghiệp địa ốc cho quỹ tiết kiệm nhà ở vay tiền
Quỹ Tiết kiệm nhà ở dự kiến sẽ được Bộ Xây dựng trình Chính phủ trong tháng 11/2011
Quỹ tiết kiệm nhà ở dự kiến sẽ được Bộ Xây dựng trình Chính phủ trong tháng 11/2011, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam xác nhận thông tin với báo giới chiều 10/3.
Nếu được Chính phủ chấp thuận, quỹ này sẽ chính thức hoạt động vào đầu năm 2020. Theo Thứ trưởng Nam, quỹ tiết kiệm nhà ở sẽ được xây dựng giống như hình thức bảo hiểm xã hội và mức đóng góp dự kiến từ 1 - 2% tổng tiền lương hàng tháng của người lao động.
Sau khi hình thành với giá trị nhất định, quỹ sẽ được mở cho người dân vay tiền mua nhà ở với lãi suất thấp kèm những quy định về đối tượng và điều kiện vay. Quỹ cũng sẽ dành một phần nhất định ưu tiên cho các doanh nghiệp xây dựng tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội.
Cũng theo ông Nam, từ nay đến thời điểm trình Chính phủ, khả năng sẽ có nhiều thay đổi, điều chỉnh trong các điều khoản, quy định của quỹ, trong đó nhiều khả năng sẽ có điều khoản “ép” các doanh nghiệp bất động sản cho quỹ vay một khoản tiền nhất định.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng, với hơn 9 triệu người lao động đang hưởng lương hiện nay, chỉ cần góp 1% số lương mỗi tháng, hàng năm quỹ sẽ có không dưới 10.000 tỷ đồng, góp phần đáng kể để cải thiện chỗ ở cho người dân.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tại khu vực đô thị trên cả nước hiện vẫn còn khoảng 7 triệu người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội với tổng diện tích nhà ở lên tới 150 triệu m2, tương đương nguồn vốn đầu tư tới 300 - 400 nghìn tỷ đồng. Dự kiến từ nay đến năm 2020, cả nước cần khoảng 1 tỷ m2 nhà ở để đáp ứng cho khoảng 100 triệu người với diện tích tối thiểu là 25m2/người.
Nếu được Chính phủ chấp thuận, quỹ này sẽ chính thức hoạt động vào đầu năm 2020. Theo Thứ trưởng Nam, quỹ tiết kiệm nhà ở sẽ được xây dựng giống như hình thức bảo hiểm xã hội và mức đóng góp dự kiến từ 1 - 2% tổng tiền lương hàng tháng của người lao động.
Sau khi hình thành với giá trị nhất định, quỹ sẽ được mở cho người dân vay tiền mua nhà ở với lãi suất thấp kèm những quy định về đối tượng và điều kiện vay. Quỹ cũng sẽ dành một phần nhất định ưu tiên cho các doanh nghiệp xây dựng tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội.
Cũng theo ông Nam, từ nay đến thời điểm trình Chính phủ, khả năng sẽ có nhiều thay đổi, điều chỉnh trong các điều khoản, quy định của quỹ, trong đó nhiều khả năng sẽ có điều khoản “ép” các doanh nghiệp bất động sản cho quỹ vay một khoản tiền nhất định.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng, với hơn 9 triệu người lao động đang hưởng lương hiện nay, chỉ cần góp 1% số lương mỗi tháng, hàng năm quỹ sẽ có không dưới 10.000 tỷ đồng, góp phần đáng kể để cải thiện chỗ ở cho người dân.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tại khu vực đô thị trên cả nước hiện vẫn còn khoảng 7 triệu người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội với tổng diện tích nhà ở lên tới 150 triệu m2, tương đương nguồn vốn đầu tư tới 300 - 400 nghìn tỷ đồng. Dự kiến từ nay đến năm 2020, cả nước cần khoảng 1 tỷ m2 nhà ở để đáp ứng cho khoảng 100 triệu người với diện tích tối thiểu là 25m2/người.