Còn bộ trưởng gửi thông tin cũ đến Quốc hội
Văn phòng Quốc hội đã chỉ ra khá nhiều bất cập tại các báo cáo của các vị bộ trưởng
Báo cáo tổng hợp việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, Văn phòng Quốc hội đã chỉ ra khá nhiều bất cập tại các báo cáo của các vị bộ trưởng.
Như, nội dung các báo cáo còn chưa được thống nhất, số liệu một số báo cáo còn thiếu, không rõ hoặc không kế thừa liên tục. Có báo cáo sử dụng nội dung cũ, không được cập nhật số liệu.
Một số báo cáo còn chưa bám sát nội dung yêu cầu tại các nghị quyết, kết luận nên khó cho việc đánh giá kết quả thực hiện.
Mặt khác, việc tiếp tục báo cáo những việc còn chưa được triển khai hoặc các chỉ tiêu chưa đạt theo các nghị quyết của Quốc hội, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau hoạt động chất vấn còn chưa được quan tâm, thể hiện rõ trong một số báo cáo.
Giá than chưa công khai
Những đánh giá tại báo cáo tổng hợp này, theo Văn phòng Quốc hội là có tham khảo các kênh thông tin khách quan.
Với lĩnh vực tài chính, theo báo cáo của Bộ trưởng thì hiện nay, giá than bán cho các hộ tiêu thụ trong nước bằng 90% - 99% so với giá than xuất khẩu tương ứng, giá than bán cho sản xuất điện bằng 86%-91% giá than xuất khẩu cùng chủng loại.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) chịu trách nhiệm lập báo cáo giám sát tài chính hàng năm báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương. Qua theo dõi, TKV đã thực hiện nghiêm túc quy định này.
“Lời bình” từ cơ quan tổng hợp là phần báo cáo về giá than chưa thể hiện rõ sự công khai, mới chỉ gửi báo cáo tới Bộ Tài chính và Bộ Công Thương mà chưa thấy quy định về việc công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Số liệu cụ thể về việc các doanh nghiệp ngành điện, xăng, dầu, than... thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành mà nghị quyết của Quốc hội yêu cầu thực hiện xong trong năm 2015 cũng chưa được nêu tại báo cáo của Bộ Tài chính, theo Văn phòng Quốc hội.
Cơ quan tổng hợp cũng phản ánh một số ý kiến đại biểu cho rằng, công tác quản lý giá đối với các mặt hàng sữa, xăng dầu còn yếu, chưa minh bạch, đi ngược xu thế của quy luật thị trường, khi giá thế giới giảm thì giá trong nước lại tăng.
Đặc biệt, trong năm 2014 khi giá xăng dầu đã giảm sâu, người dân và doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục chịu chi phí vận tải tăng cao (hơn 30%). Có ý kiến cho rằng, việc chuyển học phí và viện phí thành giá dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục là đi ngược lại với định hướng xã hội chủ nghĩa, đề nghị Chính phủ báo cáo cụ thể chủ trương, lộ trình thực hiện khi trình dự án Luật Phí, lệ phí.
Thiếu và chậm
Với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, phần báo cáo về triển khai thi hành Luật Đất đai Văn phòng Quốc hội nhận xét: số liệu về số lượng thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai không có nội dung mới so với các kỳ báo cáo trước (báo cáo số 29/BC-BTNMT ngày 16/5/2014 và báo cáo số 86/BC-BTNMT ngày 22/10/2014).
Báo cáo chưa nêu cụ thể tình hình triển khai việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia.
Thông báo kết luận chất vấn phiên 31 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nêu hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận lần đầu vào năm 2015, nhưng số liệu về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng không xuất hiện trong báo cáo của ngàng tài nguyên.
Việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường cũng còn khá nhiều bất cập, được chỉ ra tại phần tổng hợp của Văn phòng Quốc hội.
Cụ thể, nhiều văn bản được ban hành có hiệu lực chậm hơn so với luật (thời điểm có hiệu lực của Luật Bảo vệ môi trường là 1/1/2015). Ngoài ra, Bộ còn chưa tham mưu Chính phủ ban hành nghị định về lộ trình và phương thức để Việt Nam tham gia hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính toàn cầu và còn “nợ đọng” nhiều thông tư để hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
Việc ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn thu gom, xử lý bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng cũng được Văn phòng Quốc hội chỉ rõ là chậm 6 tháng so với quy định.
Như, nội dung các báo cáo còn chưa được thống nhất, số liệu một số báo cáo còn thiếu, không rõ hoặc không kế thừa liên tục. Có báo cáo sử dụng nội dung cũ, không được cập nhật số liệu.
Một số báo cáo còn chưa bám sát nội dung yêu cầu tại các nghị quyết, kết luận nên khó cho việc đánh giá kết quả thực hiện.
Mặt khác, việc tiếp tục báo cáo những việc còn chưa được triển khai hoặc các chỉ tiêu chưa đạt theo các nghị quyết của Quốc hội, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau hoạt động chất vấn còn chưa được quan tâm, thể hiện rõ trong một số báo cáo.
Giá than chưa công khai
Những đánh giá tại báo cáo tổng hợp này, theo Văn phòng Quốc hội là có tham khảo các kênh thông tin khách quan.
Với lĩnh vực tài chính, theo báo cáo của Bộ trưởng thì hiện nay, giá than bán cho các hộ tiêu thụ trong nước bằng 90% - 99% so với giá than xuất khẩu tương ứng, giá than bán cho sản xuất điện bằng 86%-91% giá than xuất khẩu cùng chủng loại.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) chịu trách nhiệm lập báo cáo giám sát tài chính hàng năm báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương. Qua theo dõi, TKV đã thực hiện nghiêm túc quy định này.
“Lời bình” từ cơ quan tổng hợp là phần báo cáo về giá than chưa thể hiện rõ sự công khai, mới chỉ gửi báo cáo tới Bộ Tài chính và Bộ Công Thương mà chưa thấy quy định về việc công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Số liệu cụ thể về việc các doanh nghiệp ngành điện, xăng, dầu, than... thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành mà nghị quyết của Quốc hội yêu cầu thực hiện xong trong năm 2015 cũng chưa được nêu tại báo cáo của Bộ Tài chính, theo Văn phòng Quốc hội.
Cơ quan tổng hợp cũng phản ánh một số ý kiến đại biểu cho rằng, công tác quản lý giá đối với các mặt hàng sữa, xăng dầu còn yếu, chưa minh bạch, đi ngược xu thế của quy luật thị trường, khi giá thế giới giảm thì giá trong nước lại tăng.
Đặc biệt, trong năm 2014 khi giá xăng dầu đã giảm sâu, người dân và doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục chịu chi phí vận tải tăng cao (hơn 30%). Có ý kiến cho rằng, việc chuyển học phí và viện phí thành giá dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục là đi ngược lại với định hướng xã hội chủ nghĩa, đề nghị Chính phủ báo cáo cụ thể chủ trương, lộ trình thực hiện khi trình dự án Luật Phí, lệ phí.
Thiếu và chậm
Với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, phần báo cáo về triển khai thi hành Luật Đất đai Văn phòng Quốc hội nhận xét: số liệu về số lượng thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai không có nội dung mới so với các kỳ báo cáo trước (báo cáo số 29/BC-BTNMT ngày 16/5/2014 và báo cáo số 86/BC-BTNMT ngày 22/10/2014).
Báo cáo chưa nêu cụ thể tình hình triển khai việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia.
Thông báo kết luận chất vấn phiên 31 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nêu hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận lần đầu vào năm 2015, nhưng số liệu về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng không xuất hiện trong báo cáo của ngàng tài nguyên.
Việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường cũng còn khá nhiều bất cập, được chỉ ra tại phần tổng hợp của Văn phòng Quốc hội.
Cụ thể, nhiều văn bản được ban hành có hiệu lực chậm hơn so với luật (thời điểm có hiệu lực của Luật Bảo vệ môi trường là 1/1/2015). Ngoài ra, Bộ còn chưa tham mưu Chính phủ ban hành nghị định về lộ trình và phương thức để Việt Nam tham gia hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính toàn cầu và còn “nợ đọng” nhiều thông tư để hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
Việc ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn thu gom, xử lý bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng cũng được Văn phòng Quốc hội chỉ rõ là chậm 6 tháng so với quy định.