Con đường hội nhập của mía đường đang rộng mở
Cây mía là một trong những cây cho ra nhiều sản phẩm chứ không chỉ là nguồn nguyên liệu để sản xuất đường
Cây mía là một trong những cây cho ra nhiều sản phẩm chứ không chỉ là nguồn nguyên liệu để sản xuất đường. Chưng cất nước đường từ mía có thể tạo ra xăng ethanol cung cấp nguyên liệu cho phương tiện giao thông. Không những thế, bã mía còn có thể được đem đốt để sản xuất điện sinh học. Tiềm năng lớn như vậy nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được hết và đầu tư chế biến cho nhiều sản phẩm từ mía.
Trong khi sản phẩm chính từ mía là đường lại đang chịu cạnh tranh gay gắt cả ở thị trường trong nước và thế giới. Đặc biệt, thuế nhập khẩu của nhiều sản phẩm từ ASEAN trong đó có mía sẽ về 0% sau năm 2018 sẽ khiến ngành mía đường càng khó khăn hơn khi hội nhập.
Chủ đề trong chương trình Hội nhập số phát sóng ngày 4/10 chính là thảo luận về điểm yếu của ngành mía đường và hướng phát triển cho ngành trong tương lai. “Hội nhập” phát sóng vào khung giờ 22h45 - 23h15 trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương trình có sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam PVGas – Công ty Cổ phần (www.pvgas.com.vn), Công ty TNHH MTV My Health (www.myhealth.com.vn), Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam (www.globalpeacelife.com.vn) và Trung tâm thông tin VIBIZ.VN (www.vibiz.vn).
Cây mía đã trở thành một cây công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cây trồng, tăng giá trị và thu nhập cho nông dân. Ngành mía đường cũng đã tập trung phát triển các vùng nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, trong đó có nhiều diện tích vốn hoang hóa ở các vùng sâu vùng xa, tăng nhanh sản lượng mía và đáp ứng về cơ bản năng lực chế biến của các nhà máy đường.
Ngành mía đường cũng đã đưa giống mới và kỹ thuật canh tác mới để tăng năng suất và sản lượng. Trong vòng 10 năm qua, năng suất mía tại ruộng tăng trưởng khá, đạt 1.57% mỗi năm. Năm 2015, bình quân cả nước đạt gần 60 tấn/ha. Trong 5 năm gần đây, doanh thu từ cây mía đã đạt từ 15 - 18 nghìn tỉ đồng/năm.
“Tổng kết 22 năm chương trình mía đường, cây mía đã đem lại những lợi ích không chỉ đối với ngành nông nghiệp mà còn góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn. Đồng thời chúng ta cũng đã tạo ra một vùng nguyên liệu tập trung hàng hóa đối với cây mía trên 300.000 ha và giải quyết căn bản được 1 triệu tấn đường cho nhu cầu sử dụng trong nước”, đó chính là những nhận định của Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, ông Phạm Quốc Doanh.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, mặc dù đã đạt được những thành tựu cơ bản, vẫn còn rất nhiều những bất cập trong ngành mía đường ở cả 3 công đoạn tổ chức, phát triển vùng nguyên liệu; tổ chức chế biến và lưu thông phân phối.
Ông cũng đưa ra nhận xét rằng ngành mía đường cần cơ cấu lại để phát triển chiều sâu, tăng cường đổi mới quản trị, tăng cường liên kết để đảm bảo giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, về khâu chế biến, chúng ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu sâu để chuỗi giá trị của đường dài hơn.
Tới từ Hiệp hội trồng mía đường Australia, ông Colin Creighton cho rằng cần có một đạo luật cho cả một nền nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên, khi đi sâu vào từng ngành nhỏ như mía đường, vẫn cần cân nhắc đến việc đảm bảo quyền tự do và lợi ích cho nhà đầu tư, cho doanh nghiệp cũng như cho người nông dân.
Cạnh tranh đã đến rất gần và ngày một trở nên gay gắt hơn trong ngành mía đường. Cùng với sự mở ra của cộng đồng kinh tế ASEAN, của nhiều hiệp định thương mại tự do sẽ chính là động lực cho việc chúng ta nhìn nhận lại, thay đổi cách sản xuất để làm giàu từ cây mía.
Trong khi sản phẩm chính từ mía là đường lại đang chịu cạnh tranh gay gắt cả ở thị trường trong nước và thế giới. Đặc biệt, thuế nhập khẩu của nhiều sản phẩm từ ASEAN trong đó có mía sẽ về 0% sau năm 2018 sẽ khiến ngành mía đường càng khó khăn hơn khi hội nhập.
Chủ đề trong chương trình Hội nhập số phát sóng ngày 4/10 chính là thảo luận về điểm yếu của ngành mía đường và hướng phát triển cho ngành trong tương lai. “Hội nhập” phát sóng vào khung giờ 22h45 - 23h15 trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương trình có sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam PVGas – Công ty Cổ phần (www.pvgas.com.vn), Công ty TNHH MTV My Health (www.myhealth.com.vn), Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam (www.globalpeacelife.com.vn) và Trung tâm thông tin VIBIZ.VN (www.vibiz.vn).
Cây mía đã trở thành một cây công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cây trồng, tăng giá trị và thu nhập cho nông dân. Ngành mía đường cũng đã tập trung phát triển các vùng nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, trong đó có nhiều diện tích vốn hoang hóa ở các vùng sâu vùng xa, tăng nhanh sản lượng mía và đáp ứng về cơ bản năng lực chế biến của các nhà máy đường.
Ngành mía đường cũng đã đưa giống mới và kỹ thuật canh tác mới để tăng năng suất và sản lượng. Trong vòng 10 năm qua, năng suất mía tại ruộng tăng trưởng khá, đạt 1.57% mỗi năm. Năm 2015, bình quân cả nước đạt gần 60 tấn/ha. Trong 5 năm gần đây, doanh thu từ cây mía đã đạt từ 15 - 18 nghìn tỉ đồng/năm.
“Tổng kết 22 năm chương trình mía đường, cây mía đã đem lại những lợi ích không chỉ đối với ngành nông nghiệp mà còn góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn. Đồng thời chúng ta cũng đã tạo ra một vùng nguyên liệu tập trung hàng hóa đối với cây mía trên 300.000 ha và giải quyết căn bản được 1 triệu tấn đường cho nhu cầu sử dụng trong nước”, đó chính là những nhận định của Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, ông Phạm Quốc Doanh.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, mặc dù đã đạt được những thành tựu cơ bản, vẫn còn rất nhiều những bất cập trong ngành mía đường ở cả 3 công đoạn tổ chức, phát triển vùng nguyên liệu; tổ chức chế biến và lưu thông phân phối.
Ông cũng đưa ra nhận xét rằng ngành mía đường cần cơ cấu lại để phát triển chiều sâu, tăng cường đổi mới quản trị, tăng cường liên kết để đảm bảo giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, về khâu chế biến, chúng ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu sâu để chuỗi giá trị của đường dài hơn.
Tới từ Hiệp hội trồng mía đường Australia, ông Colin Creighton cho rằng cần có một đạo luật cho cả một nền nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên, khi đi sâu vào từng ngành nhỏ như mía đường, vẫn cần cân nhắc đến việc đảm bảo quyền tự do và lợi ích cho nhà đầu tư, cho doanh nghiệp cũng như cho người nông dân.
Cạnh tranh đã đến rất gần và ngày một trở nên gay gắt hơn trong ngành mía đường. Cùng với sự mở ra của cộng đồng kinh tế ASEAN, của nhiều hiệp định thương mại tự do sẽ chính là động lực cho việc chúng ta nhìn nhận lại, thay đổi cách sản xuất để làm giàu từ cây mía.