“Cơn khát” biệt thự Canada của nhà giàu Trung Quốc
Người Trung Quốc có thể đang tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài trong bối cảnh bất ổn kinh tế và thị trường chứng khoán trong nước
Giới nhà giàu Trung Quốc đang ngày càng chuộng bất động sản ở Canada, nơi nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến giá nhà lên mức cao kỷ lục và những ngôi nhà giá hàng triệu USD đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” tại các thành phố như Vancouver.
Theo hãng tin Bloomberg, số lượt khách hỏi mua nhà ở Canada trên Juwai.com, một công cụ tìm kiếm bất động sản khắp thế giới dành cho người Trung Quốc, đã tăng 134% trong quý 1 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
Con số này cho thấy người Trung Quốc có thể đang tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài trong bối cảnh bất ổn kinh tế và thị trường chứng khoán trong nước, bất chấp các nỗ lực ngăn sự tháo chạy dòng vốn của Chính phủ nước này. Tại Canada, mục tiêu hàng đầu được các nhà đầu tư “dày ví” của Trung Quốc nhắm tới là bất động sản cao cấp ở những thành phố lớn như Vancouver và Toronto.
“Trừ phi có sự thay đổi lớn về môi trường đầu tư, chúng tôi cho rằng đầu tư của Trung Quốc vào thị trường bất động sản Canada sẽ tăng trong năm 2016”, ông Charles Pittar, Giám đốc điều hành của Juwai, nhận định. Theo ông Pittar, nếu Chính phủ Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát vốn, vốn đầu tư Trung Quốc ra thị trường bất động sản quốc tế sẽ tăng mạnh.
Theo quy định hiện nay, công dân Trung Quốc chỉ được chuyển tối đa 50.000 USD ra nước ngoài mỗi năm. Tuy nhiên, quy định này được cho là thường xuyên bị “lách”.
Tại Vancouver, giá nhà trung bình đã tăng 40% trong vòng 5 năm trở lại đây. Từ đầu năm đến nay, khách Trung Quốc đã mua 3/4 số nhà được ra bán ở khu vực phía Tây thành phố, nơi giá trung bình của một căn nhà rơi vào khoảng 3,1 triệu Đôla Canada, tương đương 2,4 triệu USD.
Ông Malcolm Hasman, một nhà môi giới bất động sản cao cấp ở Vancouver, cho biết đã bán được 15 căn nhà giá ít nhất 8 triệu Đôla Canada trong năm nay, bao gồm một căn penthouse rộng 600 m2 hướng biển, giá 19,8 triệu Đôla Canada.
“Năm nay sôi động hơn năm ngoái”, Hasman cho biết. “Tôi không hề thấy dòng tiền của người Trung Quốc chảy vào thị trường bất động sản Vancouver chậm lại”.
Không chỉ đổ tiền vào bất động sản Canada, người Trung Quốc còn đua nhau mua nhà ở nhiều quốc gia khác như Australia và Mỹ.
Trong vòng 12 tháng tính đến tháng 6/2015, các nhà đầu tư Trung Quốc đã chi 18,4 tỷ USD để thâu tóm bất động sản nhà ở và thương mại ở Australia.
Còn tại Mỹ, trong vòng 1 năm tính đến tháng 3/2015, người Trung Quốc đã mua 28,6 tỷ USD bất động sản.
Chính phủ Canada hiện đang nỗ lực để xác định xem các nhà đầu tư nước ngoài hiện chiếm tỷ trọng bao nhiêu trên thị trường bất động sản nước này.
Theo cơ quan nhà đất quốc gia Canada Mortgage & Housing Corp. khoảng 10% số căn hộ mới được bán ở khu trung tâm Toronto thuộc về người nước ngoài. Tại Vancouver, theo ước tính của Ngân hàng Trung ương Canada, khách Trung Quốc chiếm khoảng 33% giao dịch bất động sản.
Nhà chức trách Canada đã áp dụng nhiều biện pháp mới nhằm tăng cường tính minh bạch cho thị trường. Tỉnh British Columbia đã yêu cầu người mua nhà phải công bố quốc tịch, trong khi Chính phủ liên bang Canada đã tăng cường ngân sách cho cơ quan thống kê nước này nhằm lên số liệu về khách mua nhà là người nước ngoài.
Theo hãng tin Bloomberg, số lượt khách hỏi mua nhà ở Canada trên Juwai.com, một công cụ tìm kiếm bất động sản khắp thế giới dành cho người Trung Quốc, đã tăng 134% trong quý 1 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
Con số này cho thấy người Trung Quốc có thể đang tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài trong bối cảnh bất ổn kinh tế và thị trường chứng khoán trong nước, bất chấp các nỗ lực ngăn sự tháo chạy dòng vốn của Chính phủ nước này. Tại Canada, mục tiêu hàng đầu được các nhà đầu tư “dày ví” của Trung Quốc nhắm tới là bất động sản cao cấp ở những thành phố lớn như Vancouver và Toronto.
“Trừ phi có sự thay đổi lớn về môi trường đầu tư, chúng tôi cho rằng đầu tư của Trung Quốc vào thị trường bất động sản Canada sẽ tăng trong năm 2016”, ông Charles Pittar, Giám đốc điều hành của Juwai, nhận định. Theo ông Pittar, nếu Chính phủ Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát vốn, vốn đầu tư Trung Quốc ra thị trường bất động sản quốc tế sẽ tăng mạnh.
Theo quy định hiện nay, công dân Trung Quốc chỉ được chuyển tối đa 50.000 USD ra nước ngoài mỗi năm. Tuy nhiên, quy định này được cho là thường xuyên bị “lách”.
Tại Vancouver, giá nhà trung bình đã tăng 40% trong vòng 5 năm trở lại đây. Từ đầu năm đến nay, khách Trung Quốc đã mua 3/4 số nhà được ra bán ở khu vực phía Tây thành phố, nơi giá trung bình của một căn nhà rơi vào khoảng 3,1 triệu Đôla Canada, tương đương 2,4 triệu USD.
Ông Malcolm Hasman, một nhà môi giới bất động sản cao cấp ở Vancouver, cho biết đã bán được 15 căn nhà giá ít nhất 8 triệu Đôla Canada trong năm nay, bao gồm một căn penthouse rộng 600 m2 hướng biển, giá 19,8 triệu Đôla Canada.
“Năm nay sôi động hơn năm ngoái”, Hasman cho biết. “Tôi không hề thấy dòng tiền của người Trung Quốc chảy vào thị trường bất động sản Vancouver chậm lại”.
Không chỉ đổ tiền vào bất động sản Canada, người Trung Quốc còn đua nhau mua nhà ở nhiều quốc gia khác như Australia và Mỹ.
Trong vòng 12 tháng tính đến tháng 6/2015, các nhà đầu tư Trung Quốc đã chi 18,4 tỷ USD để thâu tóm bất động sản nhà ở và thương mại ở Australia.
Còn tại Mỹ, trong vòng 1 năm tính đến tháng 3/2015, người Trung Quốc đã mua 28,6 tỷ USD bất động sản.
Chính phủ Canada hiện đang nỗ lực để xác định xem các nhà đầu tư nước ngoài hiện chiếm tỷ trọng bao nhiêu trên thị trường bất động sản nước này.
Theo cơ quan nhà đất quốc gia Canada Mortgage & Housing Corp. khoảng 10% số căn hộ mới được bán ở khu trung tâm Toronto thuộc về người nước ngoài. Tại Vancouver, theo ước tính của Ngân hàng Trung ương Canada, khách Trung Quốc chiếm khoảng 33% giao dịch bất động sản.
Nhà chức trách Canada đã áp dụng nhiều biện pháp mới nhằm tăng cường tính minh bạch cho thị trường. Tỉnh British Columbia đã yêu cầu người mua nhà phải công bố quốc tịch, trong khi Chính phủ liên bang Canada đã tăng cường ngân sách cho cơ quan thống kê nước này nhằm lên số liệu về khách mua nhà là người nước ngoài.