Công bố kết quả rà soát các trung tâm WTO tại Việt Nam
Đối với các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ của trung tâm WTO thì chỉ có 34,6% doanh nghiệp nói rằng “hài lòng”
Sáng 29/3, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO tổ chức hội thảo “Báo cáo kết quả rà soát các trung tâm WTO tại Việt Nam”.
Theo TS. Nguyễn Mạnh Hùng, trưởng nhóm chuyên gia, mục đích của nghiên cứu là nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc kiện toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các trung tâm WTO ở Việt Nam trong hệ thống điều phối, cung cấp thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế trên phạm vi toàn quốc, từ đó giúp nâng cao năng lực quản lý và điều phối của các cơ quan chính phủ cấp Trung ương và địa phương cũng như tăng cường hỗ trợ doanh nghệp trong quá trình hội nhập.
Kết quả điều tra cho thấy, hiện cả nước có 4 trung tâm WTO, bao gồm Trung tâm tham vấn WTO Việt Nam, trung tâm WTO Đà Nẵng, trung tâm WTO của VCCI và trung tâm WTO Tp.HCM.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu, khảo sát cho thấy, ở cả 4 vùng kinh tế trọng điểm, tỷ lệ số doanh nghiệp hiện đang sử dụng dịch vụ của các trung tâm WTO còn khá thấp. Chỉ có 10,9% số doanh nghiệp trả lời rằng họ đã từng nhận được thông tin hội nhập từ các trung tâm WTO. Đối với các dịch vụ tư vấn pháp lý, tỷ lệ này chỉ chiếm 3,3% số doanh nghiệp; tập huấn và đào tạo 4,7%.
Theo nhóm nghiên cứu, tỷ lệ trên cho thấy có quá ít số doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng ba loại hình dịch vụ cơ bản này của các trung tâm WTO và các trung tâm chưa hoạt động hiệu quả trong mối liên hệ với doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ của trung tâm WTO thì chỉ có 34,6% doanh nghiệp nói rằng “hài lòng”, trong khi “tạm hài lòng” với các dịch vụ của trung tâm WTO lên tới 60,2%. Số “không hài lòng” cũng lên tới 12,6%.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm chuyên gia đã kiến nghị Chính phủ trước mắt không thành lập thêm các trung tâm WTO, kiện toàn các trung tâm hiện có, trong đó tập trung hướng tới việc phục vụ doanh nghiệp nhiều hơn.
(Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)
Theo TS. Nguyễn Mạnh Hùng, trưởng nhóm chuyên gia, mục đích của nghiên cứu là nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc kiện toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các trung tâm WTO ở Việt Nam trong hệ thống điều phối, cung cấp thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế trên phạm vi toàn quốc, từ đó giúp nâng cao năng lực quản lý và điều phối của các cơ quan chính phủ cấp Trung ương và địa phương cũng như tăng cường hỗ trợ doanh nghệp trong quá trình hội nhập.
Kết quả điều tra cho thấy, hiện cả nước có 4 trung tâm WTO, bao gồm Trung tâm tham vấn WTO Việt Nam, trung tâm WTO Đà Nẵng, trung tâm WTO của VCCI và trung tâm WTO Tp.HCM.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu, khảo sát cho thấy, ở cả 4 vùng kinh tế trọng điểm, tỷ lệ số doanh nghiệp hiện đang sử dụng dịch vụ của các trung tâm WTO còn khá thấp. Chỉ có 10,9% số doanh nghiệp trả lời rằng họ đã từng nhận được thông tin hội nhập từ các trung tâm WTO. Đối với các dịch vụ tư vấn pháp lý, tỷ lệ này chỉ chiếm 3,3% số doanh nghiệp; tập huấn và đào tạo 4,7%.
Theo nhóm nghiên cứu, tỷ lệ trên cho thấy có quá ít số doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng ba loại hình dịch vụ cơ bản này của các trung tâm WTO và các trung tâm chưa hoạt động hiệu quả trong mối liên hệ với doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ của trung tâm WTO thì chỉ có 34,6% doanh nghiệp nói rằng “hài lòng”, trong khi “tạm hài lòng” với các dịch vụ của trung tâm WTO lên tới 60,2%. Số “không hài lòng” cũng lên tới 12,6%.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm chuyên gia đã kiến nghị Chính phủ trước mắt không thành lập thêm các trung tâm WTO, kiện toàn các trung tâm hiện có, trong đó tập trung hướng tới việc phục vụ doanh nghiệp nhiều hơn.
(Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)