Công hữu tư liệu sản xuất có hạn chế thu hút đầu tư?
Chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất là vấn đề được tiếp tục trao đổi tại phiên họp sáng nay của Đại hội Đảng XI
Được đặt ra từ phiên thảo luận chiều qua, đặc trưng kinh tế của xã hội chủ nghĩa với chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất là vấn đề được tiếp tục trao đổi tại phiên họp sáng nay (14/1) của Đại hội Đảng XI.
Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ, xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Tuy nhiên, phát biểu tại phiên thảo luận chiều qua (13/1), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nêu quan điểm khác, và ông đã đề nghị Đại hội “cùng thảo luận thật ra nhẽ và biểu quyết để tạo sự đồng thuận trong Đảng”.
Theo ông Phúc, quan điểm tại Đại hội X trước đây là “dựa trên một quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất”. Và phải tổng kết 20 năm đổi mới mới có được câu đó.
Băn khoăn của Bộ trưởng Phúc là, quá trình phát triển sau Cương lĩnh 1991, Đảng đã rút ra là phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở đa sở hữu. Giờ bỏ đi, tư nhân ai dám đầu tư nữa? Nhà máy điện, đường sá, hạ tầng cơ sở là những nút thắt cổ chai của nền kinh tế, ta đang thiếu, có phải là tư liệu sản xuất chủ yếu không? Nếu công hữu tư liệu sản xuất thì còn ai dám đầu tư nữa?
Chủ trì điều hành phiên thảo luận, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, đề nghị đại hội phát huy dân chủ, có thêm những tranh luận qua lại với những vấn đề có ý kiến khác nhau, như vấn đề ông Phúc nêu trên.
Tuy nhiên, chưa có ý kiến nào tranh luận tại phiên họp chiều qua,
Nhấn mạnh chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất là vấn đề từng có nhiều ý kiến tranh luận, đầu phiên thảo luận sáng nay, đại biểu Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, “tôi tán thành với dự thảo Cương lĩnh”.
Bởi, theo ông Nghĩa, thứ nhất, nói về chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất là nói về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội khi đã xây dựng xong, còn trong thời kỳ quá độ thì khác.
Hơn nữa Cương lĩnh nói rõ là công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu thôi chứ không phải tất cả các tư liệu sản xuất đều công hữu.
“Nói đặc trưng này thì mới nói được đặc trưng cơ bản của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là gì chủ để phân biệt với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Liên quan đến sự lo ngại của Bộ trưởng Phúc về thu hút đầu tư, ông Nghĩa khẳng định, “vấn đề đó tôi không lo ngại, vì nếu chúng ta có chính sách thông thoáng, rộng mở thì vẫn thu hút được đầu tư nước ngoài và khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển”.
“Cương lĩnh 1991 đã nói về công hữu tư liệu sản xuất rồi, nhưng từ đó đến nay 20 năm, chúng ta vẫn thu hút được rất nhiều đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân vẫn có bước phát triển rất mới”, ông Nghĩa nói.
Cũng theo ông Nghĩa, trước kia chúng ta coi nhẹ, muốn bóp nghẹt kinh tế tư nhân nhưng bây giờ chúng ta xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực phát triển của nền kinh tế. “Vì thế nói công hữu nhưng không ngại, 20 năm qua có phải vì công hữu mà các nhà đầu tư nước ngoài ngại đầu tư, trong nước ngại phát triển kinh tế tư nhân đâu”.
Cho rằng công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu vấn đề lớn cần phải tiếp tục nghiên cứu, song ông Nghĩa cũng tỏ rõ quan điểm, nếu nói quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất “thì sẽ vướng về mặt lý luận, nó rất trừu tượng, không rõ là quan hệ sản xuất gì và mang đặc trưng gì”.
“Chế độ nào cũng có quan hệ sản xuất phù hợp với chế độ đó cả, nên theo tôi nếu nói như vậy thì coi như không nói gì, coi như bằng không”, ông Nghĩa tranh luận.
“Về các đặc trưng của xã hội chủ nghĩa mà dân ta đang xây dựng theo tôi còn là vấn đề mở, cần tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, tìm tòi trong thực tiễn và đẩy mạnh nghiên cứu lý luận để bổ sung cho những đặc trưng đó”, ông Nghĩa kết thúc phần thảo luận của mình.
Ngay sau đó, mở đầu phần phát biểu của mình, đại biểu Vũ Đức Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cũng bày tỏ sự nhất trí với những phân tích của đại biểu Nghĩa về chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu được nêu tại cương lĩnh.
Chiều 14/1, Đại hội vẫn tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự thảo các văn kiện.
Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ, xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Tuy nhiên, phát biểu tại phiên thảo luận chiều qua (13/1), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nêu quan điểm khác, và ông đã đề nghị Đại hội “cùng thảo luận thật ra nhẽ và biểu quyết để tạo sự đồng thuận trong Đảng”.
Theo ông Phúc, quan điểm tại Đại hội X trước đây là “dựa trên một quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất”. Và phải tổng kết 20 năm đổi mới mới có được câu đó.
Băn khoăn của Bộ trưởng Phúc là, quá trình phát triển sau Cương lĩnh 1991, Đảng đã rút ra là phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở đa sở hữu. Giờ bỏ đi, tư nhân ai dám đầu tư nữa? Nhà máy điện, đường sá, hạ tầng cơ sở là những nút thắt cổ chai của nền kinh tế, ta đang thiếu, có phải là tư liệu sản xuất chủ yếu không? Nếu công hữu tư liệu sản xuất thì còn ai dám đầu tư nữa?
Chủ trì điều hành phiên thảo luận, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, đề nghị đại hội phát huy dân chủ, có thêm những tranh luận qua lại với những vấn đề có ý kiến khác nhau, như vấn đề ông Phúc nêu trên.
Tuy nhiên, chưa có ý kiến nào tranh luận tại phiên họp chiều qua,
Nhấn mạnh chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất là vấn đề từng có nhiều ý kiến tranh luận, đầu phiên thảo luận sáng nay, đại biểu Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, “tôi tán thành với dự thảo Cương lĩnh”.
Bởi, theo ông Nghĩa, thứ nhất, nói về chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất là nói về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội khi đã xây dựng xong, còn trong thời kỳ quá độ thì khác.
Hơn nữa Cương lĩnh nói rõ là công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu thôi chứ không phải tất cả các tư liệu sản xuất đều công hữu.
“Nói đặc trưng này thì mới nói được đặc trưng cơ bản của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là gì chủ để phân biệt với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Liên quan đến sự lo ngại của Bộ trưởng Phúc về thu hút đầu tư, ông Nghĩa khẳng định, “vấn đề đó tôi không lo ngại, vì nếu chúng ta có chính sách thông thoáng, rộng mở thì vẫn thu hút được đầu tư nước ngoài và khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển”.
“Cương lĩnh 1991 đã nói về công hữu tư liệu sản xuất rồi, nhưng từ đó đến nay 20 năm, chúng ta vẫn thu hút được rất nhiều đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân vẫn có bước phát triển rất mới”, ông Nghĩa nói.
Cũng theo ông Nghĩa, trước kia chúng ta coi nhẹ, muốn bóp nghẹt kinh tế tư nhân nhưng bây giờ chúng ta xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực phát triển của nền kinh tế. “Vì thế nói công hữu nhưng không ngại, 20 năm qua có phải vì công hữu mà các nhà đầu tư nước ngoài ngại đầu tư, trong nước ngại phát triển kinh tế tư nhân đâu”.
Cho rằng công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu vấn đề lớn cần phải tiếp tục nghiên cứu, song ông Nghĩa cũng tỏ rõ quan điểm, nếu nói quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất “thì sẽ vướng về mặt lý luận, nó rất trừu tượng, không rõ là quan hệ sản xuất gì và mang đặc trưng gì”.
“Chế độ nào cũng có quan hệ sản xuất phù hợp với chế độ đó cả, nên theo tôi nếu nói như vậy thì coi như không nói gì, coi như bằng không”, ông Nghĩa tranh luận.
“Về các đặc trưng của xã hội chủ nghĩa mà dân ta đang xây dựng theo tôi còn là vấn đề mở, cần tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, tìm tòi trong thực tiễn và đẩy mạnh nghiên cứu lý luận để bổ sung cho những đặc trưng đó”, ông Nghĩa kết thúc phần thảo luận của mình.
Ngay sau đó, mở đầu phần phát biểu của mình, đại biểu Vũ Đức Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cũng bày tỏ sự nhất trí với những phân tích của đại biểu Nghĩa về chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu được nêu tại cương lĩnh.
Chiều 14/1, Đại hội vẫn tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự thảo các văn kiện.